Zalo

Tại sao trẻ ở độ tuổi dậy thì lại dễ béo phì

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như xương, cơ, sinh sản và gần như tất cả các hệ thống khác của cơ thể. Đặc biệt, sự phát triển vượt bậc về chiều cao, cân nặng có thể khiến trẻ có xu hướng gặp phải vấn đề béo phì tuổi dậy thì. Vậy tại sao trẻ ở độ tuổi dậy thì lại dễ béo phì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Võ Ngọc Nhi - Bác sĩ Nội

1. Tổng quan về béo phì ở tuổi dậy thì

Béo phì là tình trạng mỡ được tích tụ vượt quá mức bình thường, tại các mô mỡ và các cơ quan khác trong cơ thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tuổi dậy thì là một yếu tố thuận lợi giúp tăng cân quá mức, khiến trẻ dễ mắc phải béo phì. Những thay đổi tâm sinh lý xung quanh tuổi dậy thì với ngoại hình kém hoàn hảo khiến nhiều trẻ cảm thấy thiếu tự tin, thậm chí lo lắng về vấn đề này. Khi đó một số trẻ sẽ chú trọng để giảm cân nhằm có thân hình như ý, nhưng nếu không được hướng dẫn chi tiết có thể gây hại cho cơ thể. 

Cách xác định trẻ có bị béo phì hay không là đi khám. Khi đến bệnh viện, trẻ sẽ được đo cân nặng, chiều cao và tính chỉ số khối cơ thể BMI. So sánh trị giá với giá trị tiêu chuẩn theo mô hình tăng trưởng để xác định mức độ cân nặng của trẻ. 

Việc chẩn đoán béo phì thường dựa vào nhiều yếu tố như cân nặng, chiều cao, phân tích thành phần cơ thể, bề dày nếp gấp da, vòng bụng, khẩu phần ăn uống - vận động, tiền sử gia đình cũng như khám các dấu hiệu của biến chứng và các tình trạng bệnh lý khác. 

2. Một số yếu tố nguy cơ gây béo phì ở trẻ dậy thì

Tiền sử gia đình: Nếu bố hoặc mẹ bị béo phì thì khả năng cao trẻ cũng có nguy cơ béo phì. Bên cạnh đó những trẻ có cân nặng lúc sinh trên 4kg cũng có nguy cơ mắc béo phì cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường.

Thực phẩm giàu năng lượng: Thức ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ uống ngọt, bánh kẹo….. cũng là một nguyên nhân gây béo phì ở trẻ.

Thiểu năng trí tuệ: Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có khả năng kiểm soát việc ăn uống khá hạn chế nên dễ dẫn đến việc ăn quá mức nhu cầu cơ thể cần. Ngoài ra, trẻ hạn chế giao tiếp với xã hội nên ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhằm tiêu hao năng lượng thừa.

Vận động thể lực ít: Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo… có thói quen ăn vặt thường tiêu hao năng lượng ít trong khi lượng năng đưa vào vượt quá mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì. 

Tại sao trẻ ở độ tuổi dậy thì lại dễ béo phì
Ít vận động thể lực là nguyên nhân béo phì ở trẻ trong độ tuổi dậy thì  

3.Tại sao tuổi dậy thì dễ béo phì?

Béo phì ở trẻ em hiện là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng động trên toàn thế giới. Dinh dưỡng, cân bằng năng lượng và nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì. Trẻ mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì thường có chiều cao cao hơn so với các trẻ cùng độ tuổi, cùng giới tính và có xu hướng trưởng thành sớm hơn trẻ gầy. Vì vậy, cần phải có những chiến lược cụ thể nhằm giúp trẻ em ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa và tim mạch trong tương lai.

Một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ bị béo phì bao gồm:

3.1. Giảm khả năng trong quá trình chuyển hóa năng lượng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì, các hoạt động thể chất giảm hơn rất nhiều so với giai đoạn trẻ nhỏ tuổi hơn. Nguyên nhân có thể do trẻ phải dành nhiều thời gian cho việc học tập. Không những thế, các bậc cha mẹ dễ hiểu nhầm rằng trẻ ở tuổi dậy thì sẽ cần nạp nhiều năng lượng hơn cho sự phát triển, tăng kích thước của cơ thể. Tuy nhiên, thực thế cho thấy rằng, một phần lớn năng lượng dư thừa do giảm vận động khi trẻ dậy thì lại chuyển hóa thành chất béo và đó là nguyên nhân gây béo phì. 

3.2. Tăng năng lượng tiêu thụ hằng ngày

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cũng là thời điểm khi nồng độ các hormone kích thích tăng trưởng tăng lên rất nhiều. Vì thế trẻ có khuynh hướng tiêu thụ khá nhiều thức ăn so với nhu cầu thực tế của cơ thể. Trẻ thường có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, các thức ăn giàu năng lượng như tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có ga sẽ kích thích vị giác của trẻ ăn rất nhiều. Bên cạnh đó, tâm lý của các bậc cha mẹ thường quan tâm hơn ở giai đoạn tuổi dậy thì trong việc ăn uống hàng ngày đã tác động đến khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Do đó, nếu quá trình tiêu thụ calo trong giai đoạn đầu dậy thì vẫn giữ nguyên thì thường trẻ sẽ dễ tăng cân nhanh chóng. 

3.3. Tác động của lối sống

Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi dậy thì bắt đầu tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt gặp phổ biến ở các nước phát triển và đang phát triển. Đây là một điểm khác biệt so với nhiều năm trước khi các loại thức ăn nhanh chưa phổ biến.

Thêm vào đó, trẻ em ngày nay được cha mẹ chu cấp tiền tiêu vặt hàng ngày nên trẻ tự do trong việc mua thức ăn vặt ở trường khi đi học. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật với các thiết bị công nghệ, mạng internet và các trò chơi điện tử càng khiến trẻ giảm hẳn các hoạt động thể chất, ngồi nhiều trước màn hình máy tính, điện thoại.

Tại sao trẻ ở độ tuổi dậy thì lại dễ béo phì
Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh là một trong những nguyên nhân béo phì ở trẻ trong độ tuổi dậy thì 

4. Nguyên nhân béo phì ở trẻ trong độ tuổi dậy thì

Dưới đây là các nguyên nhân béo phì ở trong độ tuổi dậy thì bao gồm:

4.1. Béo phì nguyên phát

Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu cơ thể hoặc giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai. Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ tuổi dậy thì do trẻ rất ham ăn, ít hoạt động và giảm khả năng chuyển hóa thân nhiệt. Khi bị béo phì, trẻ thường sẽ cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng về lâu dài trẻ ngừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành. 

4.2. Béo phì thứ phát

Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc… Một số trường hợp cụ thể như:

  • Béo phì do bệnh suy giáp: Thường gặp là béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
  • Béo phì do cường năng tuyến thượng thận (u nang hóa vỏ thượng thận): Béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều mụn trứng cá, cao huyết áp. 
  • Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong một số hội chứng như: Prader - Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay kết hợp với tình trạng tinh hoàn ẩn. Hội chứng Laurence Moon Biedl béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và hay gặp các tật về mắt. 
  • Béo phì do mắc một số bệnh liên quan đến não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo phì dạng này thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có các triệu chứng thần kinh khu trú. 
  • Béo phì do dùng thuốc: Việc dùng thuốc có chứa Corticosteroid trong thời gian dài để điều trị các bệnh hen suyễn, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống phải thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không thể phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh trừ khi khai thác việc dùng thuốc corticosteroid ở người bệnh. 

Việc chẩn đoán nguyên nhân của béo phì dạng này khá phức tạp, đôi khi phải làm những xét nghiệm liên quan như định lượng hormone và làm nhiễm sắc thể mới đưa ra kết luận chính xác. 

5. Biến chứng béo phì ở tuổi dậy thì

Biến chứng béo phì ở tuổi dậy thì đáng lưu ý nhất là nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý, bao gồm:

Khi trẻ ở tuổi dậy thì bị béo phì mắc phải các các tình trạng bệnh lý như trên là vấn đề nan giải bởi tuổi còn quá nhỏ. Ngoài ra các bệnh lý về xương còn làm giảm khả năng phát triển thể chất của trẻ dẫn đến tình trạng béo phì ngày càng nặng. Do đó, béo phì có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu các bậc cha mẹ không tìm hiểu phương pháp phù hợp nhằm can thiệp sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu mức cân nặng hợp lý theo độ tuổi. Đồng thời cũng nên trang bị các kiến thức liên quan đến béo phì tuổi dậy thì để có thể hướng dẫn, đồng hành cùng với trẻ trong việc giảm cân an toàn. Bởi một số phương pháp giảm cân không lành mạnh có thể bị phản tác dụng và thậm chí gây nguy hiểm cho trẻ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo Xem thêm bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo
Bác sĩ Võ Ngọc Nhi

BS.Võ Ngọc Nhi

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Béo phì trung tâm là gì?

Béo phì trung tâm là gì?

Hàng ngày uống nước dừa có giảm béo không?

Hàng ngày uống nước dừa có giảm béo không?

Cách nào dự phòng béo phì tốt nhất?

Cách nào dự phòng béo phì tốt nhất?

Hé lộ bí quyết trẻ mãi không già của người Nhật Bản

Hé lộ bí quyết trẻ mãi không già của người Nhật Bản

Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?

Tại sao tuổi dậy thì lại dễ béo phì?

150

Bài viết hữu ích?

GIẢI PHÁP TIÊU HAO MỠ - QUẢN TRỊ CÂN NẶNG CẤP ĐỘ TẾ BÀO DÀNH CHO NGƯỜI TỪNG GIẢM CÂN THẤT BẠI. ĐỘC QUYỀN TỪ DRIP HYDRATION (MỸ)

Giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào, triệt tiêu mỡ thừa đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Không xâm lấn - không hút - không tác động sâu, các hoạt chất được bổ sung trực tiếp vào cơ thể người dùng qua đường tĩnh mạch giúp tăng cường chuyển hoá mỡ thành năng lượng. Liệu trình được thiết kế khoa học cho từng người với tổng thời gian trị liệu chỉ khoảng 8H sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng gọn gàng, săn chắc đầy trẻ trung.