Zalo

Sự nguy hiểm của việc ngồi nhiều đối với sức khỏe

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Duy trì một lối sống ít vận động có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bởi việc ngồi nhiều trong một thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh lý như béo phì, tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, mức cholesterol không lành mạnh và lượng mỡ thừa quanh eo có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa. Hơn nữa, ngồi quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư cao hơn. Vì thế, sự nguy hiểm của việc ngồi nhiều vốn rất đáng báo động.

1. Lối sống ít vận động có ảnh hưởng gì đến cơ thể?

Trái tim và hệ thống tim mạch hay ruột sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi bạn đứng thẳng. Ngược lại, những người nằm liệt giường trong bệnh viện thường gặp phải những vấn đề về chức năng của ruột. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngồi từ tám tiếng trở lên mỗi ngày mà không hoạt động thể chất có nguy cơ tử vong tương tự như béo phì và hút thuốc. Vậy ngồi nhiều có béo không? Lối sống ít vận động dẫn đến béo phì, vì cơ thể không đốt cháy calo, đó là một trong những lý do khiến bệnh béo phì ngày càng gia tăng. Dưới đây là những ảnh hưởng và tác hại của việc ngồi quá nhiều.  

1.1 Chân và mông

Ngồi lâu có thể gây yếu, teo cơ ở chân và mông. Những cơ bắp lớn này rất quan trọng để đi bộ và giúp bạn ổn định. Nếu các cơ này yếu, khả năng bị thương do ngã sẽ tăng cao khi tập thể dục.  

1.2 Cân nặng

Hoạt động thể chất nhiều có thể giúp cơ thể bạn tiêu hoá chất béo, điều này sẽ dẫn đến giảm cân và tăng năng lượng. Ngoài ra, hoạt động thể chất giúp duy trì sự săn chắc của cơ bắp, tăng khả năng di chuyển và sức khỏe tinh thần khi về già. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để ngồi ngay cả khi tập thể dục, bạn vẫn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như hội chứng chuyển hóa hay ngồi nhiều béo bụng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, hoạt động thể chất vừa phải khoảng 60 - 75 phút mỗi ngày là cần thiết để ngăn chặn những tác động tiêu cực khi ngồi quá nhiều.

 Hình: Vì sao ngồi nhiều gây béo bụng

1.3 Hông và lưng

Cũng giống như chân và mông, hông và lưng cũng sẽ không thể hỗ trợ nếu bạn ngồi nhiều trong thời gian dài. Hơn nữa, ngồi nhiều làm cho cơ gấp hông của bạn ngắn lại, từ đó dẫn đến các vấn đề về khớp hông. Ngoài ra, đau lưng khi ngồi nhiều trong thời gian dài cũng có thể xảy ra nếu bạn ngồi với tư thế xấu hoặc không sử dụng ghế được thiết kế phù hợp. Tư thế xấu gây ra tình trạng cột sống kém như đĩa đệm ở cột sống bị chèn ép, dẫn đến thoái hoá sớm từ đó gây nên những cơn đau. 

1.4 Lo lắng và trầm cảm

Những người ít vận động có nhiều khả năng bị lo lắng và trầm cảm hơn người bình thường. Lý do là ngồi lâu làm hạn chế tiếp xúc với các tác động tích cực bên ngoài, từ đó gây ra chứng trầm cảm ngày càng tăng. Vì thế, cần hoạt động nhiều thay vì ngồi yên một chỗ sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh lý không mong muốn. 

1.5 Bệnh ung thư

Các nghiên cứu cho thấy sự nguy hiểm của việc ngồi nhiều bao gồm tăng khả năng phát triển một số loại ung thư như ung thư phổi, tử cung và ruột kết. 

1.6 Bệnh tim

Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch. Nghiên cứu cho thấy xem tivi hơn 23 giờ mỗi tuần có nguy cơ tử vong do tim mạch cao hơn 64% so với những người chỉ xem 11 giờ mỗi tuần. Một số chuyên gia cho rằng, những người không hoạt động và ngồi trong thời gian dài làm tăng khả năng bị đau tim và đột quỵ cao hơn 147%

1.7 Bệnh tiểu đường

Ít vận động có thể dẫn đến tăng kháng insulin trong cơ thể, điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian ngồi nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 112%.

1.8 Suy tĩnh mạch

Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện (một phần nhỏ của chứng giãn tĩnh mạch). Điều này là do máu dồn xuống chân khi ngồi nhiều. Bệnh giãn tĩnh mạch thường không gây nguy hiểm nhưng trong một số ít trường hợp, chúng có thể dẫn đến cục máu đông và gây ra các vấn đề nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch sâu,...

1.9 Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân, vì thế, ngồi quá lâu gây huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). DVT là một vấn đề nghiêm trọng bởi nếu một phần của cục máu đông trong tĩnh mạch của chân vỡ ra và di chuyển, nó có thể chặn dòng máu tới các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm phổi gây ra thuyên tắc phổi. Đây là một trong những trường hợp cấp cứu y tế khi các biến chứng trở nên nghiêm trọng hoặc thậm chí là tử vong. 

1.10 Cứng cổ và vai

Nếu bạn dành nhiều thời gian để cúi xuống bàn phím máy tính hoặc ngồi lâu không đúng tư thế thì đây sẽ là một trong những nguyên nhân của bệnh đau vai gáy và cứng cổ. 

Ngồi nhiều có thể gây đau cổ vai gáy

2. Sự nguy hiểm của việc ít vận động như thế nào?

Không hoạt động thể chất góp phần gây ra hơn ba triệu ca tử vong. Đây là nguyên nhân thứ tư gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân của 21-25% ung thư vú và ung thư ruột kết, 27% trường hợp mắc bệnh tiểu đường và khoảng 30% bệnh tim thiếu máu cục bộ. Trên thực tế, lười vận động gây ung thư cao thứ hai ở Úc, sau hút thuốc lá. 

Kết quả điều tra y tế quốc gia cho thấy:

  • Gần một phần tư tương đương khoảng 24,5% số người trong độ tuổi từ 18-64 đáp ứng được các hướng dẫn hoạt động thể chất.
  • Chưa đến một phần mười số trẻ em trong độ tuổi 15-17 thực hiện được 60 phút vận động cơ thể được khuyến nghị mỗi ngày.
  • Ít hơn một phần ba trẻ em và thanh thiếu niên có thời gian sử dụng màn hình không quá hai giờ mỗi ngày.
  • Gần một nửa (49%) số người có việc làm trong độ tuổi từ 18-64 mô tả ngày làm việc của họ chủ yếu là ngồi. 

2.1 Trẻ em và thanh niên

Theo khảo sát cho thấy trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo (từ 2 - 4 tuổi) trung bình sáu giờ mỗi ngày để thực hiện hoạt động thể chất và một tiếng rưỡi để xem tivi. Con số này đã thay đổi đáng kể khi cuộc khảo sát xem xét trẻ em và thanh niên (5-17 tuổi), họ chỉ dành một tiếng rưỡi mỗi ngày để thực hiện các hoạt động thể chất và hơn hai tiếng mỗi ngày để ngồi xem tivi. Thời gian dành cho hoạt động thể chất ngày càng ít đi, ngược lại giới trẻ dành nhiều thời gian hơn cho việc ngồi lướt điện thoại hoặc xem tivi. Nhóm tuổi 15-17 ít có khả năng đi bộ được 12000 bước mỗi ngày, chỉ có khoảng 7% trong số đó đạt được mục tiêu. Đối với trẻ nhỏ độ tuổi từ 5-11, có khoảng 23% số trẻ đi bộ nhiều hơn trong ngày. 

2.2 Người lớn

Theo khảo sát cho thấy, những người trẻ tuổi đạt được mức độ hoạt động cao nhất so với những người trưởng thành với khoảng 53% thanh niên từ 18-24 tuổi. Ngày nay, mọi người có xu hướng ít hoạt động hơn khi họ già đi. Mức độ hoạt động thấp nhất là ở những người từ 65 tuổi trở lên, họ chỉ vận động khoảng 20 phút mỗi ngày. 

3. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khỏi những nguy hiểm của việc ngồi?

Nếu bạn chưa hoạt động đủ trong ngày thì vẫn chưa quá muộn để thay đổi và đạt được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời trong quá trình này. 

3.1 Xây dựng nhiều hoạt động trong ngày

Một số hoạt động thể chất hàng ngày mà bạn có thể áp dụng như:

  • Đi bộ hoặc đạp xe
  • Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc thang cuốn
  • Chơi các môn thể thao như đánh cầu, bóng đá, chạy marathon,...

3.2 Hoạt động lành mạnh và an toàn

Nếu bạn chưa quen với hoạt động thể chất hoặc tình trạng sức khoẻ không ổn định, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn thêm trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nào. Hãy bảo vệ cơ thể tránh khỏi ánh nắng khi hoạt động ngoài trời bằng cách thoa kem chống nắng và mặc quần áo chống nắng bao gồm cả mũ. 

Tóm lại, sống một lối sống ít vận động, ngồi nhiều ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: thừa cân, béo phì, phát triển bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, đồng thời gây ra hội chứng trầm cảm, lo lắng. Vì vậy, cần thay đổi lối sống để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý bằng cách hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, chơi những môn thể thao lành mạnh phù hợp với tình trạng sức khoẻ thay vì ngồi yên một chỗ lướt web hoặc xem tivi. Ngoài ra, hoạt động thể chất giúp duy trì sự săn chắc của cơ bắp, đốt cháy lượng calo trong cơ thể giúp bạn giảm cân, giảm béo bụng khi ngồi nhiều.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các bài tập giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 1 tuần

Các bài tập giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 1 tuần

Đi bộ 2km giảm bao nhiêu calo và có giảm cân nhiều không?

Đi bộ 2km giảm bao nhiêu calo và có giảm cân nhiều không?

Các bài tập giảm 7kg trong 1 tuần hiệu quả nhất kết hợp chế độ ăn đúng chuẩn

Các bài tập giảm 7kg trong 1 tuần hiệu quả nhất kết hợp chế độ ăn đúng chuẩn

5

Bài viết hữu ích?