Zalo

Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra tự nhiên với sự phối hợp giữa các cơ quan như gan, thận, da, hệ bạch huyết…Mục đích của quá trình này là giúp loại bỏ các độc tố hoặc chất độc ra khỏi cơ thể. Cơ chế thực hiện quy trình thải độc của cơ thể sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra như thế nào?

Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra thông qua sự hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau. Gan, là cơ quan chủ chốt trong quá trình này, đảm nhận việc nhận và phân hủy nhanh chóng các chất độc hại từ máu. Mặc dù gan chịu trách nhiệm chính, nhưng sự hỗ trợ từ các cơ quan khác như thận và hệ bạch huyết cũng là không thể thiếu. Mục tiêu của quá trình này là xử lý và loại bỏ chất độc hại từ các mô và hệ tiêu hóa, giúp cơ thể nhanh chóng loại bỏ chúng.

Song song với giai đoạn đào thải độc tố của gan, thì phổi và da cũng tích cực tham gia vào quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu lượng độc tố tích tụ trong cơ thể quá nhiều, và không có khả năng bài tiết kịp thời có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Quy trình thải độc cơ thể diễn ra như sau: 

  • Da: Đây là bộ phận tham gia nhiều nhất vào quá trình thải độc của cơ thể. Thải độc qua da được thực hiện bởi các tuyến mồ hôi. Với con đường này thì các chất cặn bẩn, acid, muối … sẽ được đào thải qua da. Thải độc qua da còn phát huy được những ưu điểm khi các cơ quan khác như gan, thận, phổi không thể xử lý được các độc tố trong cơ thể. Những độc tố này sẽ được bài tiết ra ngoài thông qua da. Tuy nhiên, khi xuất hiện sự ứ đọng các chất độc bên dưới da trong quá trình thải độc sẽ gây ra tình trạng viêm da, mụn trứng cá, hoặc mụn viêm…
  • Gan: Cơ quan chính đảm nhận vai trò thải độc lớn nhất bên trong cơ thể. Gan sẽ thực hiện thúc đẩy và sản sinh dịch mật cùng các enzyme giúp hệ tiêu hoá hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Đồng thời, gian sẽ biến đổi các độc tố thành các dạng chất có thể được bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua mật và nước tiểu. 
  • Thận: Chức năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể của thận được thực hiện thông qua đường tiểu. Song song với việc thực hiện quy trình thải độc cơ thể thì thận còn thực hiện nhiệm vụ lọc độc tố ra khỏi máu. Thận có thể lọc với tốc độ 1 lít máu/ 1 phút.
  • Phổi: Chức năng đào thải độc tố của phổi áp dụng cho các chất độc dạng khí, hoặc các chất hữu cơ… Các chất độc này sẽ được phổi đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường hô hấp. Vì vậy, nếu trong trường hợp độc tố dạng khí không được đào thải một cách triệt để qua đường hô hấp thì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 
  • Ruột: Cơ quan ruột cũng tham gia vào quy trình thải độc cơ thể. Những thức ăn dư thừa khi tích tụ trong đại tràng sẽ được lên men và hình thành phần. Quá trình này sẽ sản sinh ra độc tố Indole. Thêm vào đó, các thức ăn dư thừa cũng có thể sản sinh ra độc tố khác. Vì vậy, khi cơ thể không thực hiện được bài tiết hoàn toàn các độc tố này ra ngoài bằng đường tiêu hoá sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chức năng tiêu hoá. 
  • Hệ bạch huyết bao gồm các tế bào bạch huyết như bạch cầu, tụ cầu,... Vai trò của hệ bạch huyết chính là ngăn không cho những chất thải hoặc vi sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể và thậm chí tiêu diệt cả các tế bào ung thư được sản sinh trong quá trình trao đổi chất.
Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra thông qua sự hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau
Quá trình thải độc của cơ thể diễn ra thông qua sự hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau

2. Điều gì tác động tới kết quả thải độc của cơ thể?

Như đã trình bày ở trên, quá trình đào thải độc tố trong cơ thể là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người đang cố gắng áp dụng các phương pháp khác để thải độc nhanh hơn. Chính điều này đã tác động tới kết quả thải độc của cơ thể. 

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả thải độc của cơ thể gồm: 

  • Uống quá nhiều nước: Nước giúp cơ thể đào thải độc tố tốt nhất. Tuy nhiên, uống nước quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái tích nước, gây khó chịu, mệt mỏi và thậm chí có thể gây ra rối loạn chức năng gan, thận,... Đồng thời làm cho các cơ quan này phải làm việc quá tải, khó khăn cho quá trình thải độc cho cơ thể.
  • Ăn quá nhiều rau xanh: Rau xanh giúp cơ thể thải độc tốt. Tuy nhiên, ăn quá nhiều rau xanh có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hoá. Hơn nữa, nếu sử dụng những loại rau xanh không đảm bảo an toàn thực phẩm thì còn gây tích tụ chất độc trong cơ thể nhiều hơn. 
  • Áp dụng chế độ ăn lỏng để đẩy độc tố ra khỏi cơ thể. Thực chất, chế độ ăn này hoàn toàn không có chức năng loại bỏ độc tố trong gan, thận, đại tràng…
  • Nhịn ăn: Với phương pháp này không chỉ không giúp thanh lọc cơ thể mà còn gây nguy hiểm cho người thực hiện. Bởi vì khi thực hiện nhịn ăn thanh lọc cơ thể dài ngày sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu chất và hạ đường huyết,…
  • Uống nước chanh để thanh lọc cơ thể tốt hơn: Trong chanh có chứa hàm lượng acid nitric khá cao. Khi lượng chất acid này có nhiều trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và bào mòn dạ dày. Vì vậy, nếu uống nước chanh quá nhiều hoặc sử dụng chanh nguyên chất để thanh lọc có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hoá.
Ăn quá nhiều rau xanh có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hoá
Ăn quá nhiều rau xanh có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hoá

3. Cách làm tăng khả năng thải độc của cơ thể

3.1. Hạn chế uống rượu

Gan chuyển hóa hơn 90% lượng rượu khi được đưa vào cơ thể. Uống rượu quá mức có thể làm tổn hại nghiêm trọng chức năng gan bằng cách gây tích tụ mỡ, viêm và sẹo. Khi đó chức năng của gan sẽ bị hạn chế thực hiện quá trình thải độc cơ thể.

Vì vậy, hạn chế hoàn toàn rượu là phương pháp tốt nhất giúp hệ thống thải độc cơ thể hoạt động tốt. 

3.2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ chất lượng mỗi đêm là điều bắt buộc để hỗ trợ sức khỏe cơ thể và  thực hiện quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể.

Ngủ giúp loại bỏ các sản phẩm phụ thải độc hại tích tụ suốt cả ngày.  Khi thiếu ngủ, cơ thể không có thời gian để thực hiện các chức năng  độc, vì vậy các chất độc có thể tích tụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vì vậy, để có một giấc ngủ chất lượng cần đảm bảo không gian ngủ và thời gian ngủ từ 7-9 giờ mỗi đêm. 

3.3. Cung cấp nước cho cơ thể với lượng vừa đủ

Chất thải dưới dạng urê và carbon dioxide có thể gây hại và tích tụ lại trong máu. Nước vận chuyển các chất thải tích tụ trong máu ở dạng ure và carbon dioxide. Những chất thải này được loại bỏ thông qua việc đi tiểu, thở hoặc đổ mồ hôi. Vì vậy, cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cơ thể thải độc tốt hơn. 

Lượng nước uống đầy đủ hàng ngày là 3,7 lít đối với nam và 2,7 lít đối với nữ. Hoặc có thể bổ sung nhiều hơn lượng này trong một số trường hợp như: Hoạt động thể lực nhiều, điều kiện môi trường nóng đổ mồ hôi nhiều. 

3.4.  Hạn chế sử dụng đường và các thực phẩm chế biến sẵn

Sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường nhiều hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì và tiểu đường. Những tình trạng này có thể gây hại cho các cơ quan quan trọng khi thực hiện giải độc, chẳng hạn như gan và thận.

3.5. Sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể tránh được những ảnh hưởng do các gốc tự do gây ra và giúp cơ thể thải độc tốt hơn. 

Các thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hoá tốt: Các loại quả mọng, trái cây, các loại hạt, ca cao, rau, gia vị và đồ uống như cà phê và trà xanh có lượng chất chống oxy hóa cao nhất

3.6. Sử dụng thực phẩm giàu prebiotic

Áp dụng một chế độ ăn giàu prebiotic giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, điều này rất quan trọng để giải độc thích hợp và sức khỏe miễn dịch. Nguồn thực phẩm giàu prebiotic bao gồm cà chua, atiso, chuối, măng tây, hành, tỏi và yến mạch.

3.7. Giảm lượng muối ăn vào

Tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ lại chất lỏng dư thừa, gây ảnh hưởng đến thận hoặc gan. Nếu tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể giải độc bằng lượng nước dư thừa.

Tuy nhiên khi tăng lượng nước uống vào, cơ thể sẽ giảm tiết hormon chống bài niệu và tăng cường đi tiểu, loại bỏ nhiều nước và chất thải hơn. Tăng lượng thực phẩm giàu kali sẽ giúp cân bằng natri trong cơ thể. Thực phẩm có hàm lượng kali cao: rau cải bó xôi, chuối, đậu…

3.8. Tập luyện thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm chứng viêm và cho phép hệ thống giải độc của cơ thể bạn hoạt động bình thường.

Tóm lại, quá trình thải độc của cơ thể diễn ra khá tự nhiên. Vì vậy, không nên áp dụng bổ sung thêm bất kỳ phương pháp nào khác để đẩy nhanh quá trình thải độc. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt cần tư vấn bác sĩ để có phương pháp thải độc hiệu quả. 

Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc đến giải pháp truyền thải độc. Giải pháp này là giải pháp thải độc nhanh nhất bằng phương pháp trung hoà các độc tố có trong tế bào. Với sự kết hợp của chất lỏng truyền tĩnh mạch, vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, tổ hợp vi hoạt chất này sẽ giúp thải độc detox cấp độ tế bào. Nhờ đó bạn sẽ thấy ngủ ngơn hơn, cơ thể tươi tắn, tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, tăng miễn dịch, giảm men gan và vui khỏe hơn mỗi ngày.

Tài liệu tham khảo: healthline.com, nourishedbynutrition.com, wellbeingpeople.com, clinic.acumedic.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Có phải diệp lục thải độc ruột được không?

Có phải diệp lục thải độc ruột được không?

Cơ chế thải độc của cơ thể

Cơ chế thải độc của cơ thể

Suy yếu cơ bắp: Các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Suy yếu cơ bắp: Các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài

Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài

5

Bài viết hữu ích?