Zalo

Quá trình lão hóa da diễn ra như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Quá trình lão hóa da là một quá trình tự nhiên, không thể tránh khỏi và diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Cùng tìm hiểu về quá trình da lão hóa chảy xệ trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây lão hóa da

1.1 Nguyên nhân bên trong 

Quá trình lão hóa da có nhiều nguyên nhân từ bên trong như: 

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự giảm đi của nồng độ nội tiết tố, như estrogen (ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh) và testosterone (ở nam giới), có thể gây ra sự mất cân bằng trong da. Sự giảm đi của các nội tiết tố này có thể dẫn đến sự mất độ đàn hồi của da và tình trạng da lão hóa chảy xệ.
  • Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ: Trong giai đoạn mãn kinh, sự giảm đi của estrogen có thể gây ra sự mất độ đàn hồi của da và tác động đến các biểu hiện lão hóa da.
  • Di truyền: Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc quá trình lão hóa da diễn ra bao lâu. Kiểu hình và loại da mà chúng ta sinh ra tạo nên sự khác biệt về tốc độ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên bề mặt da. Ví dụ: Người da trắng hoặc người thuộc loại da I – II, da nhạy cảm dễ bị nếp nhăn ở độ tuổi sớm hơn so với loại da sẫm màu V - VI.  Phototype III có thể có làn da không đều màu nhưng nếp nhăn xuất hiện ở độ tuổi muộn hơn so với các phototype khác.

1.2. Nguyên nhân bên ngoài 

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tốc độ da lão hóa chảy xệ đều do một quá trình: stress oxy hóa.

  • Căng thẳng oxy hóa có thể giải phóng các phân tử gọi là gốc tự do bao gồm một electron chưa ghép cặp ở lớp vỏ bên ngoài. Các gốc tự do gây lão hóa sớm bằng cách làm hỏng cấu trúc tế bào da và phá vỡ các thành phần của da như axit hyaluronic, collagen và chức năng đàn hồi. Trong trường hợp bình thường, các gốc tự do bị bắt giữ và vô hiệu hóa bởi các chất chống oxy hóa trong da: các phân tử có khả năng hấp thụ và ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, theo thời gian, khả năng khử hoạt tính của các gốc tự do của da giảm đi.
  • Tia UV là nguyên nhân bên ngoài chính gây da lão hóa chảy xệ do stress oxy hóa.
  • Thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm có thể kích hoạt giải phóng các gốc tự do gây hại cho da.
  • Hút thuốc: Các hóa chất và nicotin có trong thuốc lá là nguyên nhân làm tăng số lượng gốc tự do trên da. 
  • Dinh dưỡng: Chất chống oxy hóa là các phân tử có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại cho da và đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa là một phần quan trọng trong việc chăm sóc làn da của chúng ta khi về già.
  • Chăm sóc da không phù hợp: Da sẽ lão hóa nhanh hơn nếu bạn không chăm sóc da đúng cách hoặc sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da. Làn da cần được làm sạch kỹ lưỡng bằng cách sử dụng các sản phẩm phù hợp với loại da kết hợp với việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm chăm sóc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị lão hóa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị lão hóa

2. Quá trình lão hóa da diễn ra như thế nào?

2.1. Quá trình lão hóa da theo độ tuổi

  • Làn da của trẻ từ 6 tuổi đến thời kỳ dậy thì thường rất mềm mại và mịn màng do tốc độ tái tạo tế bào da nhanh chóng. Tuy nhiên, làn da thời điểm này rất nhạy cảm. Da trẻ có thể dễ bị kích ứng bởi các tác nhân môi trường như nắng mặt trời, hạt bụi hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. Cha mẹ nên đảm bảo bảo vệ da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng, đội nón và áo mặc che kín cơ thể khi ra ngoài dưới ánh nắng.
  • Làn da của trẻ từ 12-14 tuổi: Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì có thể làm cho làm da của trẻ trở nên thô ráp và dầu nhiều hơn và có thể dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá. Có một số thanh thiếu niên nặn mụn hoặc thử các biện pháp làm đẹp ở nhà gây nên tình trạng viêm nhiễm, sẹo và ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Một số bạn trẻ khác có thói quen sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn vặt hoặc thử các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, khiến da dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, những tác nhân xấu này vẫn chưa gây nên ảnh hưởng rõ rệt cho làn da. 
  • Làn da ở độ tuổi 20 - 30: Lối sống không lành mạnh, tác hại của môi trường và việc tiếp xúc với tia cực tím liên tục đã bắt đầu ảnh hưởng đến cấu trúc của làn da. Ở độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu nhận thấy những thay đổi trên làn da của mình như xỉn màu và kém đàn hồi. Quá trình sản xuất collagen và Elastin chậm lại, các nếp nhăn mỏng xuất hiện dưới mắt và các khuyết điểm trên da tích tụ như vết nám, vết rạn da trên cơ thể, sẹo do mụn trứng cá. Hệ thống miễn dịch và cơ chế tự phòng vệ tế bào của da có thể suy yếu khi tiếp xúc với các gốc tự do và tác nhân môi trường. Điều này có thể làm da dễ bị tổn thương hơn và cung cấp bảo vệ kém hơn khỏi các tác động có hại.
  • Khi bước vào độ tuổi 40, lớp lipid tự nhiên trên da có thể suy yếu, làm cho da trở nên mỏng hơn. Lớp lipid này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi mất nước và các tác động môi trường. Mất nước khiến da trở nên khô khan và mất đi độ đàn hồi. Điều này có thể làm tăng sự xuất hiện của nếp nhăn và tình trạng da lão hóa. Ở độ tuổi này, hoạt động bất thường của nội tiết tố có thể gây ra các vấn đề da như: da không đều màu và xuất hiện mụn trứng cá…
  • Sau tuổi 50, các dấu hiệu lão hóa da có thể trở nên rõ rệt hơn. Lớp lipid tự nhiên trên da giảm đi đáng kể, làm cho da gặp khó khăn trong việc giữ ẩm. Điều này khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm và khô ráp. Các tình trạng cả bên trong và bên ngoài cơ thể như căng thẳng mãn tính và viêm cũng gây ra sự tổn thương cho da. Điều này có thể làm chậm quá trình phục hồi của da, dẫn đến việc hình thành các vết thâm và thời gian lành lâu hơn. 
  • Trong độ tuổi từ 50 đến 70, da tiếp tục trải qua các biến đổi và thách thức trong quá trình lão hóa. Thời kỳ mãn kinh và thay đổi nội tiết tố gây ra sự mất cân bằng hormon trong cơ thể phụ nữ làm cho làn da trở nên mỏng hơn và xuất hiện các nếp nhăn mới. Độ tuổi 50-70 lớp hạ bì và biểu bì da sẽ mỏng hơn làm cho da trở nên yếu hơn và mất đi tính đàn hồi. Sau khi vượt qua tuổi 60, da thường trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, mỹ phẩm không thể khiến làn da trẻ trung trở lại. Những người có thói quen chăm sóc da từ khi còn trẻ sẽ có ít nếp nhăn và đốm sắc tố hơn ở độ tuổi này và ngược lại.
  • Sau 70 tuổi, làn da trở nên rất mỏng và yếu làm cho da trở nên khô và dễ tổn thương. Độ đàn hồi của da giảm đi rất nhiều, các nếp nhăn sâu hơn nhất là ở khu vực như vùng mắt, mũi, miệng và cổ.
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây lão hóa da
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây lão hóa da

2.2. Quá trình lão hóa da diễn ra trên bề mặt da

  • Lớp biểu bì: Việc mất hàm lượng axit hyaluronic, tốc độ tái tạo tế bào chậm hơn và giảm sản xuất bã nhờn trên bề mặt da khiến da dễ bị thô ráp và khô hơn. Quá trình tái tạo tế bào da chậm lại khi bạn lớn tuổi, làm cho lớp biểu bì ngoài cùng trở nên mỏng hơn và dễ bị tổn thương. Điều này cũng góp phần vào sự xuất hiện của nếp nhăn và làm mất đi độ mịn màng của da. Sự giảm đi của bã nhờn trên bề mặt da có thể làm da trở nên khô hơn. Bã nhờn giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường có hại và duy trì độ ẩm tự nhiên của da.Khi da trở nên mỏng hơn và mất độ đàn hồi, nó trở nên nhạy cảm hơn với tác động của tia tử ngoại từ mặt trời. Điều này có thể dẫn đến tình trạng da dễ bị cháy nám, tàn nhang và tác động tiêu cực khác từ tia UV. Lão hóa cũng có thể gây giảm đi chức năng miễn dịch của da. Điều này làm cho da dễ bị nhiễm trùng hơn và chữa lành vết thương chậm hơn.
  • Lớp trung bì: Từ khoảng 25 tuổi, một trong những thành phần cấu tạo nên da là collagen sẽ giảm đi 1% mỗi năm. Sự giảm sản xuất collagen khi bạn lớn tuổi dẫn đến làm mất đi tính đàn hồi của da và tạo ra nếp nhăn. Cùng với sự suy giảm chức năng đàn hồi, da trở nên mất tính đàn hồi, không thể trả lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn hoặc co lại. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nếp nhăn và lão hóa da. Quá trình sản xuất axit hyaluronic giảm lại da sẽ khó giữ nước và có xu hướng thô ráp hơn. Lão hóa da cũng làm cho da trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Quá trình lão hóa có thể gây ra giảm lưu thông vi mô, làm cho da ít được cung cấp dinh dưỡng và oxy hơn. Điều này có thể dẫn đến da kháng nước và kém rạng rỡ.
  • Lớp dưới da: Lớp mỡ dưới da giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì độ đàn hồi và đàn hồi của da. Khi bạn lớn tuổi, sự giảm đi của tế bào lưu trữ lipid trong lớp mỡ làm cho da trở nên mỏng hơn và mất tính đàn hồi. Điều này dẫn đến da bị chảy xệ, mất thể tích và có thể dẫn đến các nếp nhăn sâu, vùng thái dương và má hóp lại.

3. Cách làm chậm quá trình lão hóa da

Để có được làn da sáng khỏe ở mọi lứa tuổi, điều quan trọng là phải duy trì một thói quen chăm sóc da phù hợp bằng cách áp dụng các biện pháp sau: 

Theo các nghiên cứu, quá trình lão hóa da thường bắt đầu vào giai đoạn 20 - 25 tuổi. Lúc này cơ thể sẽ sản xuất collagen ít hơn như trước, khiến da mất đi độ đàn hồi. Do vậy, bạn cần sử dụng kết hợp các sản phẩm chống lão hóa trong quy trình chăm sóc da ngay từ độ tuổi 20 và 30. Một số sản phẩm làm sạch và chăm sóc da như: nước tẩy trang, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng… Trong đó, kem chống nắng đặc biệt quan trọng trong quá trình làm chậm lão hóa, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Bạn nên sử dụng kem chống nắng càng sớm càng tốt và một cách thường xuyên. 

Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu sử dụng các sản phẩm như: huyết thanh retinol, axit alpha hydroxy (AHA) và axit beta hydroxy (BHA), axit hyaluronic và huyết thanh vitamin C… để giúp làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện các khuyết điểm của làn da.

Quá trình lão hóa có thể được làm chậm lại nếu như bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bỏ hút thuốc, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và uống đủ nước.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị tái tạo da dưới đây cũng có thể giúp làm chậm hơn hoặc cải thiện quá trình lão hóa da như: 

  • Điều trị bằng laser: Sử dụng ánh sáng laser để loại bỏ vết thâm, nám, vết nhăn và cải thiện kết cấu da. Các loại laser khác nhau được sử dụng cho các mục tiêu khác nhau.
  • Botox: Botox là một loại toxin botulinum được tiêm vào cơ để giảm nếp nhăn và làm căng da.
  • Quy trình làm săn chắc da: Các quy trình như nâng cơ, tiêm filler và các phương pháp làm săn chắc da khác có thể giúp tái tạo da, cải thiện độ đàn hồi và giảm nếp nhăn.
  • Tái tạo bề mặt da: Các quy trình như tẩy da chết hóa học, microdermabrasion và laser resurfacing giúp loại bỏ lớp biểu bì da ngoài cùng để tạo ra da mới, mịn màng và tươi trẻ hơn.

Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ phương pháp nào, bạn cần xin ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ. Họ có thể đánh giá tình trạng da của bạn và đưa ra các liệu pháp phù hợp nhất. 

Hiện nay, một phương pháp giúp phòng ngừa và trẻ hóa cơ thể đang được rất nhiều người quan tâm đó là liệu pháp trẻ hóa tế bào 360. Đây là phương pháp trẻ hóa tác dụng nhằm giúp cho làn da trẻ khỏe không cần phẫu thuật được kết hợp dựa trên các dịch vụ thẩm mỹ da liễu và truyền dịch theo đường tiêm truyền tĩnh mạch trẻ hóa.

Theo đó, cơ chế truyền dịch có tác dụng nhằm tái tạo và trẻ hóa tế bào từ bên trong cơ thể, đồng thời sử dụng cùng liệu trình thẩm mỹ da giúp cho việc trẻ hóa da từ bên ngoài, bao gồm các phương pháp như thẩm mỹ da Chemical Peel cho nền da lão hóa, meso trẻ hóa Exosome / Kỹ thuật tiêm sinh học B.A.P, xóa nhăn, tạo hình thẩm mỹ.

Nhờ có chế độ, các tế bào trong cơ thể như được “tái sinh” thêm một lần giúp trẻ hóa da tay, các vùng da trên cơ thể trở nên mịn màng, căng mọng, đều màu,... giúp bạn có một ngoại hình trẻ trung, tự tin hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

Hướng dẫn cách chống lão hóa da tuổi 30

Hướng dẫn cách chống lão hóa da tuổi 30

Vì sao da cổ bị lão hóa dễ dàng?

Vì sao da cổ bị lão hóa dễ dàng?

Giải đáp: da bắt đầu lão hóa khi nào?

Giải đáp: da bắt đầu lão hóa khi nào?

Có cách nào làm chậm lão hóa da ở nam giới không?

Có cách nào làm chậm lão hóa da ở nam giới không?

34

Bài viết hữu ích?