Zalo

Phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm, xuất hiện các đốm đồi mồi, nếp nhăn, khó điều trị. Vậy ánh nắng có hại cho da như thế nào và cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời là gì?

1. Vì sao ánh nắng mặt trời gây tổn thương da?

Trước khi tìm hiểu về những cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao ánh nắng mặt trời lại gây tổn thương da. Thực tế, da của chúng ta hấp thụ ánh sáng mặt trời để giúp cơ thể sản xuất vitamin D cần thiết cho xương, cùng nhiều các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, chính tia UV này cũng có thể làm tổn thương da, khiến da bị cháy sạm, giảm độ đàn hồi và là một trong những nguyên nhân gây lão hóa sớm nếu bạn không biết cách chăm sóc.

Michele Green , MD - một bác sĩ da liễu thẩm mỹ tại Mỹ giải thích về tác hại của ánh nắng đối với làn da như sau: “Tổn thương do ánh nắng mặt trời xảy ra khi da tiếp xúc quá nhiều với tia UV của mặt trời. Cụ thể: “Tia UV có thể xuyên qua da của chúng ta ngay cả ở những lớp da sâu nhất, từ đó phá vỡ các sợi collagen và elastin, đồng thời gây ra những thay đổi đối với DNA ở cấp độ tế bào.” 

Bằng cách đó, bác sĩ cho biết, tia UV có thể tác động tiêu cực đến quá trình lão hóa của da và trong một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư.

Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở bên ngoài thiên nhiên mà bạn không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Theo đó, nếu bạn không bôi kem chống nắng đầy đủ thì những tác hại của ánh nắng đối với làn da sẽ tăng lên, đẩy nhanh quá trình lão hóa da sớm.

Tuy nhiên, một điều khó khăn về tác hại của ánh nắng đối với làn da là rất khó có thể nhận biết. Thậm chí, trong một số trường hợp bạn có làn da bên ngoài khá hoàn hảo nhưng khi thăm khám với các bác sĩ da liễu với các bước chụp tia cực tím bạn mới biết được ánh nắng có hại cho da như thế nào? Bởi có rất nhiều dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời phải mất một thời gian mới mới chạm tới hoàn toàn trên bề mặt da.

2. Cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời

Ánh nắng có hại cho da như thế nào hẳn chúng ta đã rõ, vậy phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời bằng cách nào? Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất:

2.1. Bổ sung vitamin C hàng ngày

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại sự hình thành tăng sắc tố, đường nhăn và nếp nhăn do tiếp xúc với tia UV góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất collagen và Elastin trong da, giữ cho làn da thêm khỏe mạnh, trẻ trung.

ánh nắng có hại cho da như thế nào
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại sự hình thành tăng sắc tố 

Chính vì thế, hãy cố gắng bổ sung vitamin C bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây,...

2.2. Đừng sợ Retinol

Một cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời đó là sử dụng Retinol

Adeline Kikam, MD - một bác sĩ da liễu cho biết: “Retinoids bôi tại chỗ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chăm sóc da chống lão hóa, chỉ đứng sau kem chống nắng”. “Retinoids bôi tại chỗ có thể được bác sĩ đề xuất sử dụng thường xuyên để giúp tái tạo lại làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào da cũng như giải quyết các vết thâm và tông màu da không đồng đều.” 

Bên cạnh đó, chúng cũng giúp kích thích sản xuất collagen và đàn hồi ở vùng da bị mất do tổn thương do bức xạ tia cực tím. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được kê đơn loại Retinoids phù hợp để mang lại kết quả tốt và tránh gây ra tình trạng kích ứng.

2.3. Peel da

Peel da - lột da hóa học được đề xuất như một giải pháp phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hiệu quả. Đây là phương pháp chăm sóc da sử dụng hóa chất với nồng độ thích hợp để tác động lên da. Tác dụng của phương pháp này là làm sạch sâu làn da, loại bỏ tế bào chết trên bề mặt, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da mới, kích thích sản xuất elastin và collagen. Sau khi lớp da tế bào da cũ bị bong, lớp da mới sẽ hình thành và trở nên căng mịn tươi trẻ hơn. 

2.4. Cân nhắc sử dụng phương pháp Dermaplaning

Một phương pháp điều trị khi bạn thấy được tác hại của ánh nắng đối với làn da có thể được áp dụng tại nhà và phòng khám là lột da. Nếu tẩy da chết tại nhà rất nhẹ nhàng và hướng đến cải thiện kết cấu da bằng cách loại bỏ lông tơ thì việc tẩy da chết tại phòng khám sẽ nhận được nhiều hơn thế. Theo chuyên gia thẩm mỹ Edyta Jarosz - tẩy da chết tại phòng khám thường được kết hợp với phương pháp điều trị lột da bằng hóa chất - peel da. 

Chuyên gia cũng giải thích thêm: “Dermaplaning giúp thay thế làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, theo đó chúng kích thích sự phát triển của tế bào da mới, giúp hấp thu các dưỡng chất sâu hơn, giúp da thêm khỏe mạnh và tràn đầy sức sống”.

2.5. Lên lịch bảo vệ da với mùa hè

Mùa hè là thời điểm nắng gay gắt nên những tác hại của ánh nắng đối với làn da càng trở nên mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm hầu hết mọi người đều ra ngoài. Một vấn đề là thực hiện peel da ở phòng khám hay áp dụng các phương pháp điều trị tái tạo bề mặt da khác lại có thể khiến da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, từ đó khiến da dễ bị tổn thương hơn nhiều. Do đó, hãy lên lịch bảo vệ da cho mùa hè và giữ các phương pháp điều trị đó cho đến mùa thu. 

2.6. Lăn kim

Thực hiện lăn kim cũng là một cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hiệu quả. Quy trình này bao gồm việc châm chích vào da bằng những chiếc kim nhỏ đã được khử trùng. Những vết thương nhỏ giúp cơ thể bạn sản sinh ra nhiều collagen và đàn hồi hơn, giúp chữa lành làn da và giúp bạn trông trẻ hơn.

ánh nắng có hại cho da như thế nào
Thực hiện lăn kim cũng là một cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hiệu quả 

2.7. Liệu pháp laser

Liệu pháp laser cũng là một liệu pháp được đề xuất nếu bạn thấy được tác hại của ánh nắng đối với làn da. Theo đó, các xung ánh sáng tập trung ngắn sẽ loại bỏ các lớp hoặc vùng cụ thể của da để lộ làn da tươi mới bên dưới. Có một số loại trị liệu bằng laser khác nhau, bao gồm tái tạo bề mặt bằng laser CO2 và erbium.

3. Những điểm cần lưu ý 

Ngoài việc thực hiện những cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời đã được đề xuất ở trên thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để bảo vệ da luôn khỏe mạnh: 

  • Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 mỗi ngày, tốt nhất nên tìm loại kem chống nắng phổ rộng bảo vệ da tránh khỏi cả 2 loại là tia UVA và UVB.
  • Bôi kem chống nắng ở các vùng thường xuyên bị bỏ qua như tai, 2 bên và sau cổ,...
  • Sử dụng áo chống nắng, bảo hộ, đội mũ rộng vành, nếu có thể nên cố gắng trang bị quần áo có khả năng bảo vệ tia cực tím
  • Bạn đã thấy được ánh nắng có hại cho da như thế nào? Vì vậy, hãy hạn chế thời gian ra ngoài trời vào các thời điểm như từ 10 giờ sáng - 2 giờ chiều, bởi đây là lúc tia nắng mặt trời mạnh nhất. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, có bổ sung đầy đủ vitamin C, cùng nhiều các loại khoáng chất có tác dụng bảo vệ và kích thích tái tạo da.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ánh nắng có hại cho da như thế nào và cách phục hồi da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời để từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ da hiệu quả, tránh lão hóa da và duy trì được vẻ ngoài trẻ trung, rạng ngời.

Nguồn tham khảo: byrdie.com, healthline.com, webmd.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Lương Thị Bích Trâm xem thêm bài viết cùng tác giả

10

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Peel da trị rạn da có hiệu quả không?

Peel da trị rạn da có hiệu quả không?

Có nên peel da tại nhà không? Vì sao?

Có nên peel da tại nhà không? Vì sao?

Làm sao để peel da nhanh bong? Peel da bao lâu thì bong hết?

Làm sao để peel da nhanh bong? Peel da bao lâu thì bong hết?

Bao lâu thì nên peel da 1 lần để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Bao lâu thì nên peel da 1 lần để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Cách nào phục hồi da nhiễm corticoid nặng? Mất bao lâu sẽ xong?

Cách nào phục hồi da nhiễm corticoid nặng? Mất bao lâu sẽ xong?

10

Bài viết hữu ích?