Zalo

Peel trẻ hóa da có an toàn và hiệu quả không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Peel da hóa học (hay còn gọi là thay da sinh học) là phương pháp thẩm mỹ được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn nhờ tính tiết kiệm, tương đối hiệu quả trong điều trị một số rối loạn trên da, cũng như kích thích làm mới và trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, do phương pháp có sử dụng hóa chất, một số ý kiến còn lo ngại về tính an toàn và tác dụng phụ của việc peel trẻ hóa da. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

1. Peel da hóa học là gì? 

Về cấu tạo, da gồm 3 lớp: Biểu bì, hạ bì và lớp dưới da.  Biểu bì là lớp mỏng nhất nằm ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ. Tiếp theo là lớp hạ bì dày hơn, chứa các mô liên kết và collagen, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức bền cho da. Dưới cùng là lớp dưới da chứa mô mỡ, cơ và mạch máu. 

Peel da hóa học là phương pháp điều trị thẩm mỹ sử dụng dung dịch hóa học (thường là acid) để loại bỏ các tế bào da cũ, bị tổn thương. Các dung dịch này khi tiếp xúc với da có thể gây bỏng cấp độ 1 hoặc cấp độ 2 có kiểm soát, khiến da bị bong tróc. Khi lớp da cũ bong ra, vùng da mới được tái tạo tự nhiên thường khỏe mạnh, trẻ trung, mịn màng, ít bị đổi màu và ít nếp nhăn hơn. Do đó, phương pháp này được áp dụng để giải quyết một số vấn đề về da, bao gồm nếp nhăn, sẹo mụn và tăng sắc tố.

Độ sâu của quá trình peel da tương quan mạnh mẽ với những thay đổi của da trên lâm sàng. Peel da càng sâu, mức độ thay đổi trên da càng rõ rệt. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc thời gian làm lành vết thương lâu hơn và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng sau quá trình điều trị. 

Tùy vào độ sâu trên da mà phương pháp tác động, có thể chia peel da hóa học thành 3 loại: 

  • Peel da bề mặt: Peel da bằng acid salicylic hoặc glycolic. Đây là phương pháp peel da phổ biến nhất hiện nay. Peel da bề mặt chỉ làm bong lớp biểu bì nên cho hiệu quả ngắn. Tác dụng phụ thường gặp là đỏ da và bong tróc da. 
  • Peel da trung bình: Peel da bằng acid trichloroacetic, thường được áp dụng tại phòng khám của bác sĩ da liễu. Ở phương pháp này, peel da loại bỏ cả lớp biểu bì và hạ bì. Khi lớp hạ bì lành lại, các sợi collagen mới được hình thành sẽ đan xen và siết chặt lớp collagen cũ. Quá trình phục hồi này thường mất vài tuần. Trong thời gian đó, các lớp da cũ bong ra làm lộ vùng da mới ửng đỏ giống như bị cháy nắng nặng. Hiệu quả của peel da trung bình thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, phù hợp để điều trị rối loạn sắc tố, dày sừng do ánh nắng, sẹo bề mặt. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện các vết sẫm màu trở lại trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc điều trị. 
  • Peel da sâu: Phương pháp sử dụng các chất hóa học mạnh như phenol, tác động đến tận lớp dưới da và gây bỏng hóa chất sâu hơn. Peel da sâu phù hợp để điều trị sẹo mụn nặng, nếp nhăn sâu, lão hóa da do ánh nắng mặt trời nghiêm trọng. Phương pháp này không được sử dụng rộng rãi vì thời gian phục hồi lâu, nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như đổi màu da vĩnh viễn, rối loạn nhịp tim,... 
Peel da giúp giải quyết một số vấn đề về da như sẹo mụn, nếp nhăn và tăng sắc tố
Peel da giúp giải quyết một số vấn đề về da như sẹo mụn, nếp nhăn và tăng sắc tố

2. Lợi ích của phương pháp peel trẻ hóa da 

Peel da hóa học được sử dụng để tạo ra vết thương trên da ở độ sâu xác định nhằm kích thích sự phát triển của tế bào da mới, từ đó cải thiện kết cấu và bề mặt da. Một số lợi ích của phương pháp peel trẻ hóa da đã được chứng minh như:

  • Cải thiện hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da
  • Chữa lành các vết sẫm màu và sẹo trên da
  • Tẩy tế bào chết, tăng tốc độ tái tạo tế bào, mang lại làn da khỏe mạnh, sáng mịn và đều màu hơn. 

Nhìn chung, peel da hóa học có tác dụng tốt nhất đối với làn da có nếp nhăn hoặc chảy xệ ở mức độ nhẹ đến trung bình - tình trạng da phổ biến ở độ tuổi 30 - 50 tuổi. Phương pháp này có thể không hiệu quả với người từ 60 tuổi trở lên do làn da ở độ tuổi này có nếp nhăn sâu và chảy xệ nhiều hơn. Bên cạnh các tổn thương trên da, nhiều người còn bị mất một phần mô mềm ở lớp dưới da mà phương pháp peel da này không thể khắc phục được.  

Peel da hóa học có nhiều mức độ khác nhau và cho tác động trên da rất mạnh mẽ. Do đó, trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn, đánh giá, xác định mức độ peel da phù hợp và an toàn nhất đối với trường hợp của bản thân. 

Peel trẻ hóa da mang đến nhiều lợi ích
Peel trẻ hóa da mang đến nhiều lợi ích

3. Peel trẻ hóa da có thực sự an toàn và hiệu quả?  

Trên lâm sàng, peel da hóa học là phương pháp thẩm mỹ khá phổ biến. Theo thống kê của Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ năm 2008, có hơn 1 triệu ca peel da hóa học được thực hiện mỗi năm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của phương pháp peel da thông qua khả năng loại bỏ tế bào da chết, da xỉn màu, kích thích tái tạo và tăng sinh tế bào da mới tươi trẻ, khỏe mạnh. Ngoài ra, peel da còn giúp tăng tốc độ sinh trưởng của tế bào và thúc đẩy da sản sinh collagen. 

Thời gian phục hồi da sau peel có thể khác nhau tùy thuộc vào loại peel da mà bạn áp dụng, dao động chủ yếu từ 3 - 14 ngày. Sau khi peel, da của bạn có thể bị khô. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước và tránh rửa mặt trong ít nhất 24 giờ để cấp ẩm và hạn chế kích ứng cho da. Giữa giai đoạn hồi phục là lúc quá trình bong tróc da diễn ra mạnh mẽ nhất. Bên cạnh bong tróc da, lúc này, một số trường hợp còn ghi nhận hiện tượng đóng vảy, kích ứng và ửng đỏ da. Tuy nhiên, nếu thấy da có hiện tượng chảy máu hoặc rỉ dịch, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời. 

Thời gian phục hồi da sau peel có thể khác nhau
Thời gian phục hồi da sau peel có thể khác nhau

4. Mẹo chăm sóc da sau khi peel hóa chất 

Peel da hóa học là phương pháp hiệu quả để trẻ hóa làn da, loại bỏ sẹo và các dấu hiệu lão hóa. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thực hiện peel da tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề vững vàng. Ngoài ra, để có được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý chăm sóc da sau peel đúng cách như sau:

  • Tránh để da tiếp xúc với nước nóng trong ít nhất 1 tuần: Trong tuần đầu tiên sau khi peel, cần tránh rửa mặt hoặc tắm bằng nước nóng. Bởi lẽ, nước nóng có thể làm tăng sắc tố da và gia tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do hơi nước làm mở rộng lỗ chân lông. 
  • Để làn da bong tróc một cách tự nhiên: Bạn nên hạn chế chạm vào da mặt dưới bất kỳ hình thức nào. Tốt nhất, hãy để da của bạn bong ra một cách tự nhiên. 
  • Hãy thật nhẹ nhàng với làn da của bạn, tuyệt đối không tẩy da chết cho đến khi da hồi phục hoàn toàn: Sau khi peel da hoá học, hàng rào bảo vệ của da sẽ tạm thời bị tổn hại. Do đó, cần tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm làm sạch nào có thành phần chất tẩy rửa lên da mặt cho đến khi da hồi phục hoàn toàn. Đồng thời, khi rửa mặt, bạn nên lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm, tuyệt đối không được chà xát. 
  • Luôn sử dụng kem chống nắng và hạn chế tối đa để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Da mặt của bạn trong thời điểm này cực kỳ nhạy cảm. Do đó, bạn nên tránh ánh nắng mặt trời ít nhất vài ngày sau peel. Khi đi ngoài trời, luôn nhớ sử dụng kem chống nắng và ưu tiên hoạt động trong nơi râm mát. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng kem chống nắng tối thiểu 6 tuần kể từ khi peel da hóa học

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về peel da hóa học, cũng như tính an toàn và hiệu quả của phương pháp thẩm mỹ này. Do peel da để trẻ hóa có sự can thiệp của hóa chất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn đầy đủ và lựa chọn liệu pháp peel da phù hợp với tình trạng da của mình. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Sau khi peel da nên dùng sản phẩm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Sau khi peel da nên dùng sản phẩm gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Giải đáp: Peel da có hại không?

Giải đáp: Peel da có hại không?

Gợi ý bạn 11 cách chăm sóc da mặt ở tuổi 35 đơn giản và hiệu quả

Gợi ý bạn 11 cách chăm sóc da mặt ở tuổi 35 đơn giản và hiệu quả

Cách chăm sóc làn da ở độ tuổi 60 và 70

Cách chăm sóc làn da ở độ tuổi 60 và 70

Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc da lão hóa tại nhà

37

Bài viết hữu ích?