Rạn da được định nghĩa là tình trạng liên kết giữa collagen và elastin bị đứt gãy. Trong thời gian ngắn, khi làn da bị kéo căng quá mức kết hợp với sự gia tăng cortisone nhanh chóng sẽ gây ra ảnh hưởng đến nồng độ collagen. Từ đó, hình thành nên những vết rạn trên da gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nhiều trường hợp bị rạn da còn gặp phải tình trạng ngứa ngáy tạo cảm giác khó chịu gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.
Dấu hiệu để nhận biết những vết rạn da thường là có màu đỏ hoặc tím trên da sau đó có xu hướng mờ dần thành màu nhạt hơn theo thời gian. Những vết rạn da xuất hiện ở lớp hạ bì hay được hiểu là lớp giữa của da, có chức năng duy trì hình dạng của da. Vết rạn da xuất hiện khi các mạch máu ở lớp bên trong của da và lớp hạ bì bị vỡ ra. Nếu có sự hỗ trợ bên trong lớp hạ bì, vết rạn sẽ không xảy ra, sự căng của da sẽ xác định vết rạn sẽ chạy từ đâu và theo hướng của các vết rạn da như thế nào.
Hormon Glucocorticoid là loại hormone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các vết rạn da, tác động lên da bằng cách ngăn chặn các nguyên bào sợi hình thành các sợi collagen hoặc đàn hồi. Chính những sợi collagen giúp da không bị bong tróc.
Những vùng da dễ hình thành vết rạn nhất là vùng tích trữ lượng mỡ nhiều nhất. Những vùng da đó phải kể đến như vùng bụng, ngực, cánh tay trên, hông, đùi, mông và nách.
Với chị em phụ nữ, tình trạng rạn da xảy ra sau sinh, rạn da sau quá trình tăng giảm cân đột ngột sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý. Đây chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều người quan tâm và tìm hiểu đến các phương pháp trị rạn da. Phương pháp peel da chữa rạn da là một trong những sự lựa chọn an toàn để cải thiện làn da một cách nhanh chóng.
Peel da trị rạn hay lột da sinh học có tác động thúc đẩy sự phát triển của các tế bào da mới thông qua việc sử dụng các hoạt chất hóa học ở nồng độ thích hợp. Điều này liên quan đến các hóa chất được sử dụng khi peel da chữa rạn da làm tan các lớp tế bào da cũ, do đó kích thích cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành và tạo ra các tế bào da mới. Quá trình peel da sẽ dần dần lột bỏ lớp da cũ và thay vào đó là tái tạo lớp da mới khỏe mạnh hơn.
Công dụng của phương pháp peel da chữa rạn da giúp kích thích tăng sản sinh collagen và elastin tự nhiên, nhờ đó mà làn da đàn hồi tốt hơn, chắc khỏe hơn và xóa mờ nhanh chóng vết rạn da.
Tuy nhiên, vết rạn thường xuất hiện ở lớp hạ bì của da chứ không phải lớp biểu bì (lớp bề mặt) nên phần lớn các phương pháp peel da trị rạn sẽ không thấm sâu đến mức đó. Hơn nữa, ngay cả lột da phenol - loại biến thể sâu nhất của lột da hóa học cũng không thể thay thế các sợi đàn hồi bị mất khi vết rạn da phát triển. Điều này dẫn đến hiệu quả của phương pháp peel da trị rạn cũng có nhiều hạn chế.
Để thực hiện peel da trị rạn vẫn tiến hành theo các bước peel da thông thường, các bước peel da cụ thể bao gồm:
Để quá trình peel da trị rạn đạt hiệu quả cao, bạn cần xác định được một số ưu, nhược điểm của phương pháp này. Việc xác định được ưu, nhược điểm giúp quá trình chăm sóc da trong và sau khi peel da trị rạn đạt kết quả tốt nhất.
Tùy theo tình trạng rạn da mà liệu trình peel da chữa rạn da sẽ kéo dài. Sau mỗi lần peel da sẽ đòi hỏi áp dụng quy trình chăm sóc da cẩn thận và điều này có thể gây khó khăn cho những người chưa biết cách thực hiện chăm sóc da khoa học.
Bên cạnh đó, những người muốn thực hiện peel da chữa rạn da cần thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa Da liễu để đánh giá tình trạng da của mình như thế nào.
Mặt khác, phương pháp peel da rạn chỉ áp dụng đối với những trường hợp bị rạn da nhẹ và các vết rạn còn mới. Với những người có tình trạng rạn nặng và các vết rạn lâu năm thì hiệu quả điều trị sẽ thấp hơn. Khi này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện các phương pháp can thiệp khác như laser hoặc lăn kim vi điểm để điều trị tình trạng rạn da hiệu quả hơn.
Trong một số trường hợp sau các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ hơn về việc nên hay không nên thực hiện peel da chữa rạn da, bao gồm:
Lưu ý cuối cùng là dù cho điều trị rạn da bằng bất kỳ phương pháp nào thì sau khi điều trị trị rạn thì da còn rất yếu, vì thế, bạn cần chủ động bảo vệ làn da trước những tác động của môi trường, ánh sáng mặt trời. Hạn chế sử dụng hay ăn những loại đồ ăn để lại sẹo, dễ gây dị ứng trên da như rau muống, thịt bò, đồ nếp,... cho đến khi vùng da bị rạn sau khi điều trị lành hoàn toàn.
Peel da là phương pháp làm đẹp da đang rất được ưa chuộng, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một phương pháp thẩm mỹ da cần được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên ngành da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề giỏi và trình độ chuyên môn cao. Phương pháp này sử dụng các loại hoạt chất phù hợp tác dụng nhằm phá vỡ tế bào da hư tổn mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của da, đồng thời, kích thích sản xuất collagen từ bên trong để lấp đầy những vùng da có sẹo. Sau khi thực hiện peel da trị rạn thì tình trạng rạn sẽ được cải thiện, da trẻ hóa và mịn màng hơn gấp nhiều lần.
Hiện nay, CHEMICAL PEELS hay còn gọi là kỹ thuật VI Peel Body đã và đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn thực hiện. Kỹ thuật áp dụng đối với vùng da rộng trên cơ thể, là dòng peel trung bình an toàn cho mọi loại da. Mục đích của phương pháp này là cải thiện tình trạng da từng vùng trên cơ thể, dành cho da bị rạn da, dày sừng, viêm nang lông, mụn nhọt trên cơ thể, sẹo do phẫu thuật. Do đó, khi có nhu cầu peel da trị rạn bạn cần tham khảo kỹ phương pháp peel cũng như đơn vị uy tín để quá trình peel đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tài liệu tham khảo: Healthcentre.org.uk
202
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
202
Bài viết hữu ích?