Theo dân gian, tỏi không chỉ được xem như một loại gia vị giúp tăng khẩu vị cho món ăn mà còn được dùng như một dược liệu giúp vết thương mau lành và hạn chế tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, đây là một vị thuốc quý giúp chữa lành các bệnh về gan. Một số người thắc mắc tỏi giúp thải độc gan như thế nào? Thông qua cơ chế làm tăng hoạt động của các men gan, hỗ trợ gan đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Trong thành phần của tỏi còn chứa một lượng lớn allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên giúp tăng cường khả năng thải độc gan. Bên cạnh đó, hàm lượng methionine có nhiều trong tỏi có tác dụng đẩy nhanh quá trình hòa tan mỡ trong gan và ngăn ngừa suy giảm chức năng gan do độc tố và viêm nhiễm gây nên.
Trong thành phần của trà xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Các hoạt chất này giúp kích hoạt và giải độc gan, do đó làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý về gan tiềm ẩn như xơ hóa gan, gan nhiễm mỡ... Ngoài ra, hàm lượng polyphenol, được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, giúp giảm lượng chất béo trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt chất này còn được xem như một thần dược giúp ngăn cản tế bào ung thư phát triển, cho nên có thể hạn chế nguy cơ mắc ung thư gan.
Gan có nhiệm vụ dự trữ sắt thông qua ferritin, một loại protein đảm bảo việc vận chuyển sắt trong hemoglobin khi cơ thể cần. Khi cơ thể bị thiếu sắt, hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm dần và tế bào gan có thể hoạt động không bình thường. Ngoài ra, gan có thể dự trữ một lượng sắt khá lớn mà không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO và Viện Ung thư Quốc gia khuyên rằng nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ (không quá 500g mỗi tuần), thay vào đó sử dụng thịt gia cầm, cùng với cá, trứng, động vật có vỏ và các loại đậu giàu sắt và protein. Bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
Một số loại quả mọng nước như việt quất, bưởi, dâu tây, cam, kiwi... có hàm lượng vitamin C rất cao. Các loại quả này giúp cải thiện chức năng hoạt động của gan và hoạt động chống lại quá trình oxy hóa tế bào xảy ra ở gan. Tăng cường các loại trái cây này mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bảo vệ tế bào gan hiệu quả trước các tác nhân gây hại cho gan. Hoạt chất vitamin C làm tăng quá trình tổng hợp glutathione, đây một chất chống oxy hóa mạnh giúp cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giải độc gan và chống lại các gốc tự do.
Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra bằng chứng cho rằng caffeine có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp kích thích hoạt động của tế bào gan và giúp bảo vệ gan cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến gan. Do đó, nếu uống cà phê với liều lượng phù hợp, khoảng 2-3 tách nhỏ mỗi ngày (không đường), có thể giúp cải thiện sức khỏe của gan hiệu quả.
Ngày nay sữa được sử dụng khá phổ biến trong khẩu phần ăn hằng ngày, tuy nhiên nó bị cho là quá béo và khó tiêu hóa. Sữa giúp hạn chế nguy cơ thiếu hụt canxi, cùng như một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành và vững chắc của xương và răng, quá trình đông máu, dẫn truyền thần kinh, giải phóng hormon. Một số chế phẩm từ sữa như pho mát hay sữa chua đều tốt cho sức khỏe mỗi người khi chúng được sử dụng thích hợp, thậm chí còn có lợi cho chức năng hoạt động của gan.
Thành phần chính của socola là cacao chiếm hơn 70% rất tốt cho gan. Bên cạnh đó, thành phần Magie có trong sôcôla có tác dụng bảo vệ gan. Ngoài ra, sôcôla rất giàu các chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào gan, loại bỏ một số độc tố và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên dùng sô cô la đen thay cho sô cô la sữa hoặc trắng, do hàm lượng ca cao rất ít nhưng lại quá nhiều chất béo và đường...
Có thể thấy đây là hai loại củ phổ biến được dùng để chế biến các món ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Trong thành phần của cả hai loại này có chứa hoạt chất flavonoids và beta-carotene rất tốt để cải thiện chức năng gan. Do đó, hãy thử chế biến nhiều món ăn với 2 loại củ này trong thực đơn hàng ngày của bạn sẽ giúp gan làm việc hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi sử dụng những loại rau này, sẽ giúp cho cơ thể tăng quá trình tổng hợp, từ đó tăng cường sản xuất các men gan và đào thải độc tố có hại ra ngoài cơ thể giúp hạn chế nguy cơ ung thư. Vì vậy, tăng cường các loại rau như cải ngọt, bắp cải... hàng ngày vào khẩu phần ăn mỗi ngày với các cách chế biến đa dạng hơn.
Nghệ là gia vị được sử dụng khá phổ biến giúp món ăn bắt mắt, hấp dẫn và thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, theo dân gian nghệ được xem như một dược liệu tốt cho sức khỏe đặc biệt là lá gan. Các hoạt chất trong củ nghệ sẽ giúp làm sạch lá gan của bạn và đồng thời góp phần phòng chống ung thư bằng cách kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Bài viết trên đã trả lời thắc mắc ăn gì thải độc gan và đã gợi ý cho bạn những thực phẩm thải độc gan cũng như cơ chế thải độc gan như thế nào? Đây là những loại thực phẩm rất dễ tìm kiếm và bổ sung vào thực đơn hằng ngày để giúp bạn bảo vệ sức khỏe gan hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu và những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,… để giúp gan bớt làm việc quá tải. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể chất, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, tránh thức quá khuya, tránh căng thẳng kéo dài và giữ cân nặng hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân béo phì. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý về gan, cần đi khám sớm để được kịp thời chẩn đoán và điều trị tránh gây tổn thương gan nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn lựa thải độc gan bằng cách thực hiện truyền thải độc chuyên sâu bao gồm sự kết hợp của chất lỏng truyền tĩnh mạch, vitamin, chất điện giải và chất chống oxy hóa có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ độc tố, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như làn da. Phương pháp truyền thải độc tĩnh mạch được nghiên cứu đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được đánh giá là giúp người bệnh ngủ ngon hơn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và cải thiện hiệu quả các bệnh về gan và giải độc men gan.
20
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
20
Bài viết hữu ích?