Zalo

Những lưu ý về dinh dưỡng ở người bệnh tiểu đường ngày Tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiểu đường là căn bệnh vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay và trong dịp cuối năm thì chủ đề bệnh nhân tiểu đường ăn Tết thế nào lại nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Vậy những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày tết trong chế độ dinh dưỡng như thế nào?

1.Những nguy cơ người bệnh tiểu đường có thể gặp vào dịp Tết

Bệnh nhân tiểu đường ăn Tết thế nào là chủ đề rất được quan tâm. Trước khi tìm hiểu vấn đề này, chúng ta cần xác định một số nguy cơ mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải trong những ngày đầu năm mới.

Theo bác sĩ, nguy cơ đầu tiên mà người bệnh gặp phải là tình trạng đường huyết tăng cao do chế độ ăn uống “thả ga”. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường dù kiểm soát đường huyết rất tốt trong những ngày bình thường nhưng vào dịp Tết lại “buông lỏng bản thân” và khiến lượng nồng độ đường trong máu tăng cao chót vót. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống thay đổi, đặc biệt là việc ăn nhiều hơn các món ăn chứa nhiều đường, tinh bột và cả chất béo. Ngược lại, một số trường hợp người bệnh lại lo sợ đường huyết tăng cao nên kiêng khem quá mức và cắt giảm hoàn hoàn các món ăn liên quan đến tinh bột và hệ quả là hạ đường huyết và suy nhược cơ thể.

Nguy cơ thứ hai liên quan đến thói quen tập thể dục của người bệnh. Trong những ngày đầu năm mới phải đi lại nhiều và tiếp khách sẽ khiến việc tập thể dục dễ bị lãng quên. Và đây cũng là yếu tố góp phần gây biến động đường huyết.

Nguy cơ cuối cùng liên quan đến việc sử dụng thuốc. Theo bác sĩ, một trong những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày Tết là phải đảm bảo uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn. Tuy nhiên, trong thời điểm này thói quen sinh hoạt của người bệnh rất dễ đảo lộn nên dẫn đến nguy cơ quên uống thuốc do nhiều lý do khác nhau như hết thuốc chưa kịp mua, không có thời gian tiêm insulin… Yếu tố này góp phần không nhỏ làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh nhân tiểu đường ăn Tết thế nào?
Bệnh nhân tiểu đường ăn Tết thế nào?

2.Người bệnh cần chuẩn bị gì cho những nguy cơ này?

Bệnh nhân tiểu đường ăn Tết thế nào? Theo bác sĩ, đối tượng bệnh nhân này luôn được tư vấn cẩn thận về nhiều mặt, bao gồm chế độ ăn uống, chế độ dùng thuốc và cả thói quen vận động cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp không ít rắc rối liên quan đến bệnh trong những ngày đầu năm do nhiều yếu tố khác nhau, và nếu không cẩn thận thì bệnh tình hoàn toàn có thể thay đổi theo chiều hướng xấu, thậm chí gây nguy hiểm cấp tính đến sức khỏe hoặc phải nhập viện cấp cứu. Điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh và cả gia đình. Vì vậy, người tiểu đường cần biết những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày Tết và từ đó chuẩn bị phương án xử lý phù hợp.

Trước khi bước vào những ngày nghỉ Tết, bệnh nhân tiểu đường nên tái khám tại bệnh viện để xét nghiệm lại chỉ số đường huyết, qua đó bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn và điều chỉnh thuốc phù hợp. Một trong những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày Tết là phải chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc theo chỉ định bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc hay liều lượng sử dụng. Việc tái khám và chuẩn bị đầy đủ thuốc sẽ giúp người bệnh duy trì được mức đường huyết ổn định và hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn. Bên cạnh thuốc điều trị tiểu đường trong dịp Tết, người bệnh cũng nên chuẩn bị thêm các loại thuốc khác như thuốc điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành hay thoái hóa khớp…

Chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết của người bệnh tiểu đường cần phải được chú ý đặc biệt bởi vì thói quen ăn uống thả ga, không kiêng khem sẽ khiến đường huyết tăng lên, đặc biệt nhất là rượu bia, bánh kẹo, trái cây ngọt (như cam, quýt, xoài, sầu riêng…) và các món ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ. Thống kê trong những năm gần đây cho thấy, cứ sau dịp Tết cổ truyền thì số người bệnh tiểu đường phải đến bệnh viện điều trị vì tăng đường huyết lại tăng cao, đặc biệt có rất nhiều trường hợp ở trong tình trạng nguy kịch, hôn mê và thậm chí tử vong do đến quá muộn. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh tiểu đường duy trì được chế độ ăn uống và điều trị của bác sĩ hướng dẫn. Rất nhiều trường hợp chủ quan, tự ý bỏ hoặc “tạm ngừng” điều trị hoặc uống thuốc không đều hay ăn uống không kiêng khem đúng mức và hệ quả là sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 Người tiểu đường cần biết những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày Tết và từ đó chuẩn bị phương án xử lý phù hợp
 Người tiểu đường cần biết những lưu ý về bệnh tiểu đường ngày Tết và từ đó chuẩn bị phương án xử lý phù hợp

3.Một số lưu ý về dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường

Theo bác sĩ, nếu không phải nhập viện hoặc đang điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh vẫn có thể tiêu thụ được tất cả các món ăn cổ truyền ngày Tết. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần chú ý ăn với số lượng phù hợp để tránh làm tăng đường huyết quá mức. Vấn đề dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường vì thế cũng được quan tâm rất nhiều.

Cuộc sống người bệnh tiểu đường trong những ngày đầu năm mới thường bị đảo lộn rất nhiều so với ngày thường, cụ thể là thói quen ăn ngủ không đúng giờ, ăn vặt liên tục do phải tiếp khách, quên uống thuốc, thậm chí hết thuốc mà chưa kịp mua, đi kèm với đó là việc tiêu thụ bia rượu, cà phê hay hút thuốc lá.  Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường mà hầu hết các món ăn lại chứa nhiều tinh bột, chất béo.

Theo bác sĩ, củ kiệu, dưa hành, giò thủ, dưa giá đều là những món ăn kích thích vị giác, giúp dễ tiêu hóa và dễ ăn trong ngày Tết nhưng lại chứa khá nhiều đường và muối không có lợi cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Do đó, một trong những lưu ý dinh dưỡng ngày Tết cho người tiểu đường là phải hạn chế các món ăn kể trên. Ngoài ra, một giải pháp tránh tăng đường huyết và phòng ngừa táo bón sau ăn là người bệnh nên bổ sung thêm rau củ hấp/luộc vào chế độ ăn Tết của bản thân.

Người bình thường tiêu thụ khoảng 200-250g trái cây mỗi ngày là đủ, tuy nhiên người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt và nhiều chất xơ như bưởi, ổi, mận, táo… Kèm theo đó, các nghiên cứu đã chứng minh ăn trái cây nguyên miếng sẽ tốt hơn so với xay nhuyễn hay chỉ ép lấy nước uống.

Đối với bánh kẹo mứt, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những loại có chỉ số đường huyết thấp (GI < 50). Các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt bí, hạt dưa… khi ăn thay thế sẽ tốt hơn so với các loại mứt vì ít gây tăng đường huyết.Ngoài ra, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng rượu nhưng là rượu vang với số lượng không quá nhiều. Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khoảng 200ml rượu vang trong bữa ăn. Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống rượu bia liên quan đến nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết quá mức do rượu ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến chức năng gan, từ đó gây ra các rối loạn chuyển hóa. Kèm theo đó, sau khi uống rượu vài giờ thì người bệnh tiểu đường nên thử đường máu lại nhiều lần hơn ngày bình thường, đặc biệt nếu huyết áp tăng cao thì nên ngừng uống rượu. Cùng với chế độ ăn, người bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, tránh quên thuốc hoặc có tâm lý “kiêng” uống thuốc vào ngày Tết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Các bài tập thể dục cho người tiểu đường giúp giảm cân

Ăn nhiều tinh bột gây tiểu đường không?

Ăn nhiều tinh bột gây tiểu đường không?

Loại gạo lứt nào giúp người tiểu đường giảm cân tốt nhất?

Loại gạo lứt nào giúp người tiểu đường giảm cân tốt nhất?

Hướng dẫn liệu trình tập gym giảm cân cho nữ từ lúc mới bắt đầu

Hướng dẫn liệu trình tập gym giảm cân cho nữ từ lúc mới bắt đầu

25

Bài viết hữu ích?