Zalo

Những điều cần biết về biến chứng tiêm filler má

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm filler vào vùng má là 1 kỹ thuật làm đẹp nhằm mục đích tăng thể tích má và định hình xương gò má. Các chuyên gia thẩm mỹ có thể tiêm chất làm đầy vào và xung quanh vùng má với thời gian từ ​​15 phút - 2 giờ (tùy từng yêu cầu thẩm mỹ). Bạn thường thấy kết quả ngay lập tức và phục hồi nhanh chóng, mặc dù trong một số trường hợp, các biến chứng tiêm filler má vẫn có thể xảy ra.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm filler má là gì? Khi nào cần tiêm filler má?

Tiêm filler má là 1 thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn giúp gò má của bạn trông đầy đặn và rõ nét hơn. Khi thực hiện dịch vụ này, chuyên gia thẩm mỹ sẽ đánh giá cấu trúc gương mặt của bạn và tiêm các chất filler (còn gọi là chất làm đầy) vào vùng da  xung quanh và phía trên gò má của bạn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu Filler khác nhau, chủ yếu là có thành phần từ Hyaluronic Acid (HA), 1 chất tự nhiên cũng có trong da, sụn, khớp của con người. Dựa trên mục tiêu thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tư vấn loại filler phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Bạn có thể sẽ muốn tiêm filler má để:

  • Khiến hai má trông đầy đặn, bầu bĩnh hơn;
  • Định hình và làm sắc nét vùng xương gò má;
  • Khiến da căng bóng, mịn màng;
  • Đẩy lùi nếp nhăn do lão hóa.

2. Quy trình tiêm filler má diễn ra như thế nào?

Trong quá trình tiêm filler má, bác sĩ sẽ làm sạch vùng da của khách hàng. Sau đó, họ sẽ bôi kem dưỡng da, kem, xịt chuyên dụng hoặc chườm lạnh để gây tê vùng được can thiệp. Hoặc một số loại chất làm đầy cũng chứa sẵn chất gây tê để giảm bớt cảm giác không thoải mái.

Sau đó, bác sĩ sử dụng 1 cây kim mỏng để tiêm một lượng nhỏ chất làm đầy vào lớp da dưới má hoặc vào các vùng khác nhau trên gương mặt của bạn. Bạn có thể cảm thấy một số cảm giác như hơi nhức hoặc châm chích, nhưng quy trình tiêm chất làm đầy má thường không gây đau đớn nhiều. Thời gian thực hiện tiêm filler thường kéo dài từ 15 - 30 phút.

Trong một vài ngày sau khi tiêm chất làm đầy má, bạn có thể thấy gương mặt hơi sưng tấy, có thể xuất hiện vết bầm tím đi kèm với cảm giác hơi khó chịu.

Với hầu hết các loại chất làm đầy má, bạn sẽ thấy kết quả ngay sau khi làm thủ thuật. Nhưng thường sẽ mất vài ngày và đôi khi vài tháng để thấy đầy đủ kết quả.

3. Các biến chứng sau khi tiêm filler má là gì?

Nhìn chung, tiêm chất làm đầy má là 1 thủ thuật có rủi ro thấp. Tuy nhiên cũng như bất kỳ hình thức can thiệp nào khác, các biến chứng tiêm filler má vẫn có thể xuất hiện, ví dụ như:

  • Tình trạng chảy máu;
  • Vết bầm tím;
  • Các vết sưng trông giống mụn trứng cá;
  • Nổi nốt sần, mề đay;
  • Cảm giác ngứa ngáy;
  • Đỏ da;
  • Sưng và đau.

Những biến chứng này thường là tạm thời và biến mất trong vòng 1 - 2 tuần. Ngoài ra, chất làm đầy má cũng có khả năng di chuyển đến các vùng khác trên khuôn mặt của bạn. Điều này có thể khiến cho khuôn mặt bạn bị lệch (trở nên không cân đối) hoặc có cảm giác sần sùi. Trong trường hợp này, bác sĩ thường có thể sử dụng 1 loại thuốc tiêm khác để hòa tan chất làm đầy đã được tiêm trước đó.

Biến chứng tiêm filler má
Biến chứng tiêm filler má

Bên cạnh những biến chứng nhẹ thì cũng có thể xảy ra những rủi ro mức cao hơn như:

  • Phản ứng dị ứng với filler;
  • Nhiễm trùng;
  • Rò rỉ chất làm đầy;
  • Bị tê cứng;
  • Sưng nặng (phù nề);
  • Tổn thương da hoặc sẹo;
  • Thay đổi màu da.

Rất hiếm có trường hợp tiêm filler nhầm vào mạch máu. Tuy nhiên nếu có thì thao tác này có thể gây ra các di chứng tiêm filler vĩnh viễn như:

  • Tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch;
  • Chết mô;
  • Mất thị lực.

4. Làm gì để phòng tránh biến chứng tiêm filler má?

Để tránh các biến chứng hay di chứng tiêm filler má, những đối tượng sau không nên tiêm chất làm đầy:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Người dị ứng với các thành phần của các chất làm đầy da (ví dụ: Hyaluronic Acid…);
  • Người mắc các bệnh lý về rối loạn máu như: Bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia), tan máu bẩm sinh (Thalassemia);
  • Người mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì);
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng như: Áp xe răng, nhiễm trùng tai-mũi-họng, viêm dạ dày ruột…;
  • Người gặp một số vấn đề về da.
  • Người mắc bệnh lao.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế các biến chứng tiêm filler má, trước khi thực hiện thủ thuật các bác sĩ sẽ có 1 vài buổi để đánh giá gương mặt bạn, hỏi về tiền sử bệnh lý và trao đổi về mục tiêu thẩm mỹ.

Một số loại thuốc giúp hạn chế biến chứng tiêm filler má
Một số loại thuốc giúp hạn chế biến chứng tiêm filler má

Để hỗ trợ bác sĩ, bạn nên chia sẻ trung thực về tình trạng sức khỏe của bản thân, đặc biệt là các vấn đề như:

  • Dị ứng: Nếu mắc một số loại dị ứng nhất định (đặc biệt là với thành phần của filler), có thể bạn sẽ phải tránh việc tiêm filler vào cơ thể;
  • Bệnh lý tự miễn: Biến chứng tiêm filler má có thể xảy ra nếu bạn mắc một số vấn đề tự miễn như: lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp….
  • Vấn đề tiêu hóa: Trong trường hợp hiếm, tình trạng sưng tấy có thể xảy ra ở những người mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
  • Đã từng thực hiện các hình thức thẩm mỹ khác: Tiền sử tiêm filler hay can thiệp thẩm mỹ trước đây có thể ảnh hưởng đến định lượng và loại chất làm đầy mà bác sĩ dự định thực hiện.
  • Tình trạng sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống đông máu và một số loại thực phẩm chức năng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.
  • Tình trạng tiêm chủng: Bạn có thể bị sưng nghiêm trọng hơn do hệ quả của một số loại vắc xin.
  • Tình trạng da (nếu có): Bạn có thể không được tiêm filler má nếu đang mắc một số bệnh lý da, hoặc nếu da bạn quá nhạy cảm;
  • Cấy ghép: Bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu đã từng thực hiện cấy ghép tủy xương hoặc cấy ghép nội tạng.

Dựa trên những thông tin trên, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các tác dụng phụ, biến chứng sau tiêm filler má có thể xảy ra và thời gian phục hồi. Họ có thể đánh dấu trên khuôn mặt của bạn để xác định vị trí sẽ tiêm. Hoặc cũng có thể yêu cầu chụp ảnh khuôn mặt bạn để ghi lại kết quả trước và sau.

5. Làm gì để nhanh hồi phục sau tiêm filler má?

Mọi vết bầm tím hoặc sưng tấy sau tiêm filler má sẽ mất đi sau vài ngày. Để rút ngắn thời gian và thúc đẩy quá trình phục hồi, bác sĩ có thể gợi ý bạn thực hiện các biện pháp sau khi thực hiện thủ thuật:

  • Tránh trang điểm hoặc bôi kem dưỡng da trong vài giờ sau tiêm.
  • Hạn chế tiếp xúc hoặc sờ, chạm, nắn vào vùng đã tiêm.
  • Ngừng hút thuốc.
  • Nằm ngửa khi ngủ để tránh gây áp lực lên khu vực đã tiêm filler.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trực tiếp.
  • Tránh hoạt động tập thể dục mạnh trong 24 - 48 giờ sau thủ thuật.

Tuân thủ những biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu biến chứng tiêm filler má và đảm bảo quá trình phục hồi tối ưu hơn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ phụ trách nếu thấy có các dấu hiệu: Xuất hiện tình trạng má không cân đối kéo dài hơn 1 tuần; vết sưng đỏ, bầm tím kéo dài; có dấu hiệu nhiễm trùng (chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh…).  Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn góc nhìn cần thiết về các biến chứng sau tiêm filler má. Hãy tìm đến các bệnh viện, phòng khám có uy tín để phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả

48

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Tạo hình môi bằng chất làm đầy có tiềm ẩn rủi ro không?

Tạo hình môi bằng chất làm đầy có tiềm ẩn rủi ro không?

Môi tiêm filler bị sưng phải làm sao? Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Môi tiêm filler bị sưng phải làm sao? Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Chất làm đầy Restylane và Botox: Đâu là sự khác biệt?

Chất làm đầy Restylane và Botox: Đâu là sự khác biệt?

Botox trong mỹ phẩm và y tế có vai trò gì?

Botox trong mỹ phẩm và y tế có vai trò gì?

48

Bài viết hữu ích?