Zalo

Botox trong mỹ phẩm và y tế có vai trò gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Botox là một loại thuốc làm tê liệt cơ bắp tạm thời. Với liều lượng nhỏ, nó có thể làm giảm nếp nhăn trên da và giúp điều trị nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm co thắt mí mắt, bệnh Raynaud và một số loại chứng đau nửa đầu. Vậy vai trò của tiêm botox trong y tế và lĩnh vực thẩm mỹ là gì?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Botox là gì?

Botox có nguồn gốc từ vi khuẩn C. botulinum, xuất hiện nhiều trong môi trường tự nhiên như đất, hồ, rừng và cả trong đường ruột của động vật có vú và cá.

Vi khuẩn và bào tử C.Botulinum khi xuất hiện trong tự nhiên thường vô hại, các vấn đề chỉ phát sinh khi các bào tử nảy biến đổi dẫn đến số lượng tế bào tăng lên. Tại một thời điểm nhất định, vi khuẩn sẽ bắt đầu sản xuất ra độc tố Botulinum - đây là chất độc thần kinh có thể gây chết người.

Độc tố botulinum cực kỳ nguy hiểm. Một số nhà khoa học đã ước tính rằng 1g chất độc Botulinum dạng tinh thể có thể giết chết 1 triệu người và chỉ cần một vài kí Botulinum là có thể giết chết tất cả mọi người trên hành tinh.

Tuy nhiên, khi Botox được sử dụng một cách thích hợp trong bối cảnh trị liệu, nó sẽ an toàn và có ít tác dụng phụ, theo báo cáo của Đại học Da liễu Hoa Kỳ.

Các nhà sản xuất tiêm Botox với liều lượng rất nhỏ độc tố Botulinum. Thuốc có thể làm tê liệt cơ tạm thời, có thể mang lại lợi óc cho những người mắc chứng rối loạn cơ hoặc thần kinh khác nhau.

Các chế phẩm thương mại hiện có của độc tố Botulinum gồm:

  • Onabotulinum Toxin A (Botox);
  • Abobotulinum Toxin A (Dysport);
  • Inco Botulinum Toxin A (Xeomin);
  • Rima Botulinum Toxin B (Myobloc);
  • Pra Botulinum Toxin A (Jeuveau).

Mọi người vô tình sử dụng thuật ngữ “Botox” để mô tả tất cả các sản phẩm kể trên, mặc dù Botox chỉ là một nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền bởi một công ty sở hữu.

botox trong mỹ phẩm
Vai trò của botox trong thẩm mỹ là làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn trên khuôn mặt

Botox là một chất độc thần kinh, những chất này nhắm vào hệ thống thần kinh, làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu thần kinh kích thích sự co cơ, đây là cách thuốc Botulinum gây tê liệt cơ tạm thời. Để bất kỳ cơ nào co lại, các dây thần kinh của chúng ta cần giải phóng một chất truyền tin hóa học gọi là acetylcholine tại điểm nối - nơi các đầu dây thần kinh gặp các tế bào cơ. Acetylcholine gắn vào các thụ thể trên tế bào cơ và phát huy tác dụng làm cho tế bào co lại hoặc ngắn lại. Tiêm Botox sẽ giúp ngăn chặn việc giải phóng acetylcholine, ngăn chặn các tế bào cơ co lại. Bằng cách này, chất độc giúp cơ bớt cứng.

2. Botox trong mỹ phẩm có vai trò gì?

Với vai trò của botox trong thẩm mỹ và mỹ phẩm, công dụng chính của nó là làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn trên khuôn mặt.

Theo Hội đồng Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ, tiêm Botox là thủ thuật thẩm mỹ phổ biến nhất trên toàn quốc. Năm 2016, có hơn 7 triệu người đã thực hiện điều trị bằng Botox. Các tác dụng của Botulinum là tạm thời, chỉ kéo dài 3–12 tháng và thay đổi tùy thuộc vào loại điều trị.

Mọi người thường có nhu cầu tiêm Botox ở những vị trí sau trên khuôn mặt:

  • Nếp nhăn giữa lông mày;
  • Nếp nhăn quanh mắt hay còn gọi là vết chân chim;
  • Nếp nhăn ngang ở trán;
  • Nếp nhăn ở khóe miệng;
  • Nếp nhăn dưới cằm.

Tuy nhiên, FDA chỉ phê duyệt các mũi tiêm botox để sử dụng quanh mắt và trên trán. Kèm theo đó các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra liệu việc tiêm Botox có thể cải thiện quầng thâm dưới mắt hay không.

Một số người khác cũng thử dùng Botox để cải thiện vẻ ngoài của mái tóc. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy điều này có tác dụng.

3. Tiêm botox trong y tế

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng sử dụng Botox để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý, và hầu hết đều ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh cơ.

FDA đã phê duyệt sử dụng Botox cho các mục đích sau:

  • Co cứng chi trên, ở bất kỳ đối tượng nào 2 tuổi trở lên;
  • Chứng mắt lác ở những người lớn hơn 12 tuổi;
  • Đổ mồ hôi vùng nách nghiêm trọng hoặc Hyperhidrosis;
  • Ngăn ngừa cơn đau nửa đầu ở những người mắc phải chứng đau nửa đầu kéo dài ít nhất 4 giờ trong ít nhất 15 ngày mỗi tháng;
  • Giảm các triệu chứng của tình trạng bàng quang hoạt động quá mức do nguyên nhân thần kinh sau khi sử dụng các thuốc kháng cholinergic không giúp ích;
  • Co thắt mí mắt do loạn trương lực cơ;
  • Loạn trương lực cơ cổ ảnh hưởng đến đầu và gây đau cổ.

Một số người cũng áp dụng kỹ thuật tiêm Botox cho các mục đích sau:

  • Điều trị rụng tóc;
  • Sản xuất quá nhiều nước bọt;
  • Bệnh vẩy nến;
  • Chàm da ảnh hưởng đến lòng bàn tay và lòng bàn chân;
  • Anismus - rối loạn chức năng cơ hậu môn;
  • Đau dây thần kinh sau herpes;
  • Đau âm hộ và âm đạo mà không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Bệnh Raynaud;
  • Achalasia - vấn đề cổ họng gây khó nuốt.
botox trong mỹ phẩm
Khô mắt sau khi sử dụng các loại botox trong mỹ phẩm

4. Rủi ro và tác dụng phụ khi tiêm Botox

Đa số trường hợp sẽ dung nạp tốt với các mũi tiêm Botox và do đó tác dụng phụ là không phổ biến. Tuy nhiên, Botox có tác dụng phụ hay không còn tùy thuộc vào lý do tiêm và phản ứng của mỗi người, độc tố Botulinum có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Khô mắt sau khi sử dụng các loại botox trong mỹ phẩm;
  • Đau bụng;
  • Tê bì;
  • Đau nhẹ, sưng hoặc có tình trạng bầm tím xung quanh chỗ tiêm;
  • Đau đầu;
  • Sụp mí mắt tạm thời;
  • Yếu hoặc tê tạm thời ở các cơ lân cận vị trí tiêm Botox;
  • Vấn đề tiết niệu sau khi điều trị tình trạng tiểu không tự chủ;
  • Xấu đi các rối loạn thần kinh cơ;
  • Mất phương hướng không gian hoặc nhìn đôi sau khi điều trị lác mắt;
  • Loét giác mạc sau khi điều trị viêm bờ mi;
  • Biến cố tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

Bạn không nên tiêm Botox nếu có những vấn đề sau:

  • Tiền căn nhạy cảm hoặc dị ứng với Botox;
  • Nhiễm trùng tại chỗ tiêm botox.

Tùy thuộc vào loại điều trị, nhiều chuyên gia sức khỏe lo ngại rằng tác dụng của Botox nếu không sử dụng đúng có thể vượt ra ngoài vị trí tiêm, dẫn đến các triệu chứng như khó thở. Hiện tượng này có nhiều khả năng xảy ra ở một số đối tượng và các yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò nào đó.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo Xem thêm bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo
xem thêm
8 tác động lâu dài của Botox bạn cần biết

8 tác động lâu dài của Botox bạn cần biết

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Botox so với chất làm đầy (Filler): Cái nào tốt hơn cho bạn?

Tiêm Botox cho khuôn mặt thon gọn hơn: Có tác dụng phụ không?

Tiêm Botox cho khuôn mặt thon gọn hơn: Có tác dụng phụ không?

Thông thường tiêm botox gọn hàm bao lâu có tác dụng?

Thông thường tiêm botox gọn hàm bao lâu có tác dụng?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

Có bầu/ cho con bú có tiêm filler được không?

182

Bài viết hữu ích?