Zalo

Tạo hình môi bằng chất làm đầy có tiềm ẩn rủi ro không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tiêm filler môi (tạo hình môi bằng chất làm đầy) là thủ thuật làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, cũng như nhiều thủ thuật khác, tiêm filler môi tồn tại nhiều rủi ro mà chị em cần hiểu rõ để thực hiện phương pháp này một cách an toàn và đạt được kết quả như mong muốn. Vậy liệu tiêm filler môi có tác dụng gì? Tiềm ẩn những rủi ro ra sao và phòng tránh như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Tiêm filler môi có tác dụng gì?

Như một quy luật của tự nhiên, theo thời gian, lớp Collagen và mô mỡ của da giảm dần khiến đôi môi mất đi độ đàn hồi, kém căng và ngày càng chảy xệ. Điều này ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và khiến nhiều chị em tự ti. Do đó, họ tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để tiêm filler môi với mong muốn khiến đôi môi trở nên căng đầy và tròn trịa hơn.

Tiêm filler môi (tạo hình môi bằng chất làm đầy) thực chất là quá trình đưa filler (chất làm đầy sinh học) vào môi nhằm mục đích điều chỉnh dáng môi sao cho phù hợp với mong muốn của khách hàng. Filler có bản chất là Acid hyaluronic (HA) là một chất tự nhiên có trong cấu trúc của da, sụn, khớp cơ thể. HA sau khi được tiêm vào sẽ thay thế lượng Collagen và mô mỡ đã mất do lão hóa. Nhờ đó, đôi môi trở nên căng mọng, mịn màng đầy quyến rũ. Mặt khác, tiêm filler còn có khả năng sửa đổi hình dạng môi theo mong muốn, biến đôi môi mỏng bẩm sinh trở nên đầy đặn và cuốn hút hơn.

Quy trình tiêm filler môi được các bác sĩ đánh giá là tương đối an toàn nếu thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Vì là chất làm đầy tạm thời, HA sẽ tự đào thải qua đường bài tiết theo thời gian mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Trong trường hợp khách hàng không hài lòng với dáng môi tiêm filler, bác sĩ có thể tiêm enzyme hyaluronidase để hòa tan hyaluronic acid đã tiêm vào môi, trả lại cho bạn đôi môi như hiện trạng ban đầu.

Tiêm filler môi giúp tạo hình dáng môi đầy đặn
Tiêm filler môi giúp tạo hình dáng môi đầy đặn

2. Những rủi ro khi tiêm filler môi

Cũng như nhiều thủ thuật làm đẹp khác, tiêm filler môi tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe như:

  • Nhiễm trùng môi, hoại tử môi
  • Rò rỉ chất làm đầy tại vị trí tiêm filler.
  • Xuất hiện các u hạt, nốt sần quanh vị trí tiêm filler do phản ứng viêm của cơ thể với chất làm đầy.
  • Tắc mạch máu do tiêm filler vào động mạch dẫn đến hoại tử mô do môi bị thiếu máu tưới, nguy cơ mù lòa do ảnh hưởng dây thần kinh thị giác.
  • Tê liệt dây thần kinh, nhất là dây thần kinh ngoại biên.
  • Chất làm đầy dịch chuyển (đùn ra) ngoài.

Những rủi ro trên khi tiêm filler môi, phần lớn bắt nguồn từ việc tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm mỹ. Filler sử dụng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo chất lượng hoặc không tương thích với cơ thể. Quy trình tiêm sai cách, liều lượng tiêm không phù hợp, tiêm sai vị trí hay chăm sóc hậu tiêm filler không đúng cách cũng là những lý do dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại trên.

Do đó, để có một dáng môi tiêm filler đẹp và an toàn, chị em cần lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Trước khi tiêm cần yêu cầu kiểm tra kỹ nguồn gốc của filler để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, bầm tím sau hậu phẫu.

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để tránh xảy ra rủi ro nguy hiểm khi thực hiện tiêm filler môi
Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để tránh xảy ra rủi ro nguy hiểm khi thực hiện tiêm filler môi

3. Tiêm filler môi có bền không?

Thông thường, tiêm filler môi có hiệu quả tối đa 2 năm, trung bình từ 12 - 18 tháng nếu thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng. Độ bền của filler có thể thay đổi tùy thuộc vào tốc độ trao đổi chất, cơ địa và chế độ ăn uống. Nhìn chung, ở những người trẻ, tốc độ trao đổi chất nhanh hơn dẫn đến HA nhanh bị thủy phân. Điều này khiến cho độ bền của môi tiêm filler cũng sẽ giảm đi nhiều.

4. Những điều cần lưu ý khi tiêm filler môi

Để thực hiện tiêm filler môi một cách an toàn và hiệu quả, chị em ngoài việc lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín, chất lượng, còn cần chú ý những điều sau đây:

  • Môi sau khi tiêm filler có thể chườm đá lạnh để giảm sưng, đau, ngứa và bầm tím. Chị em nên bọc đá lạnh trong một miếng vải mỏng để tránh dính đá vào môi, gây đau rát.
  • Hạn chế tác động vào môi như chu môi, chạm vào môi, sử dụng ống hút, hút thuốc, thoa son môi - son dưỡng hoặc bất kỳ sản phẩm nào trong ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Cẩn trọng khi đánh răng, ăn uống. Không để thức ăn cay, nóng dính vào môi hoặc vô tình cắn vào môi khi ăn.
  • Chị em cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để môi mau hồi phục. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ cay, nóng, thức ăn cứng, dai vì dễ tác động mạnh đến môi.
  • Trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm filler, chị em không nên tập thể dục quá sức. Bởi lẽ, huyết áp tăng cao do tập thể dục có thể khiến môi bị sưng tấy hoặc bầm tím trầm trọng hơn. Nếu muốn, có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga.
  • Không được uống rượu, bia trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc thủ thuật. Rượu, bia có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, sưng tấy và thâm tím của môi sau khi tiêm filler.
  • Tái khám 2 tuần sau khi tiêm filler môi để bác sĩ kiểm tra tình trạng hiện tại và thực hiện các điều chỉnh nếu có.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường tại môi sau khi tiêm filler như môi sưng vù quá mức, chảy máu, chảy dịch, mờ mắt, khó cử động môi,...
Tái khám sau 2 tuần tiêm filler môi để kiểm tra tình trạng môi và thực hiện điều chỉnh dáng môi cho phù hợp
Tái khám sau 2 tuần tiêm filler môi để kiểm tra tình trạng môi và thực hiện điều chỉnh dáng môi cho phù hợp

Trên đây là một vài kiến thức mà chị em cần nắm trước khi thực hiện tiêm filler môi để có trải nghiệm làm đẹp an toàn và hiệu quả. Điều quan trọng nhất là phải lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Chúc các chị em làm đẹp an toàn và sớm sở hữu đôi môi tròn đầy, quyến rũ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả

1202

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Môi tiêm filler bị sưng phải làm sao? Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Môi tiêm filler bị sưng phải làm sao? Các cách giảm sưng khi tiêm filler môi

Những điều cần biết về biến chứng tiêm filler má

Những điều cần biết về biến chứng tiêm filler má

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Cách chăm sóc sau khi tiêm Botox

Chất làm đầy Restylane và Botox: Đâu là sự khác biệt?

Chất làm đầy Restylane và Botox: Đâu là sự khác biệt?

Botox trong mỹ phẩm và y tế có vai trò gì?

Botox trong mỹ phẩm và y tế có vai trò gì?

1202

Bài viết hữu ích?