Zalo

Người có đề kháng yếu phải làm sao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi bị nhiễm trùng. Một người sức đề kháng yếu có thể dễ bị nhiễm trùng thường xuyên và mắc bệnh hơn. Vậy người có người có đề kháng yếu phải làm sao?

1. Người có đề kháng yếu là thế nào?

Hệ thống miễn dịch là lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Một người có hệ thống miễn dịch yếu có thể dễ bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Các tế bào bạch cầu, kháng thể và các thành phần khác, bao gồm các cơ quan và hạch bạch huyết, tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiều rối loạn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến một người có sức đề kháng yếu. Người có đề kháng yếu là khi hệ miễn dịch của cơ thể kém khiến sức đề kháng bị suy giảm, dẫn đến cơ thể dễ mắc bệnh. Một số yếu tố điển hình gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng là:

  • Suy giảm khả năng miễn dịch là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, trong đó bao gồm suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.
  • Lạm dụng sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh khiến cơ thể yếu đi và giảm khả năng chống chọi với những tác nhân gây hại cho cơ thể.
  • Uống ít nước cũng là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng suy yếu miễn dịch và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều cholesterol, đường, muối gây ra tình trạng suy giảm hoạt động của tế bào lympho B và T dẫn đến làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ hormone Testosterone và Estrogen khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Lười vận động sẽ làm quá trình chuyển hóa, trao đổi và hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra chậm hơn dẫn đến làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn. Do đó, để tăng cường sức đề kháng cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao kết hợp chạy bộ với tập luyện yoga ít nhất 15 phút/ ngày tạo điều kiện để cơ bắp được phát triển và tăng cường trao đổi chất.
  • Béo phìthừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp,… Những bệnh lý này làm tăng tiết hormone thiếu kiểm soát và phá vỡ cấu khả năng phòng bệnh của hệ thống miễn dịch.
  • Ô nhiễm môi trường nguyên nhân do môi trường nhiều khói bụi, hóa chất sẽ ngăn chặn sự sản sinh của những tế bào lympho B và T – các tế bào miễn dịch. Chính tác nhân này gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phổi dẫn đến dễ mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi,….
  • Thức quá khuya và không ngủ đủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời, nguyên nhân do cơ thể không sản sinh đủ Melatonin khiến cho hệ thống miễn dịch không sản xuất đủ bạch cầu chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Triệu chứng chính của người có đề kháng yếu là dễ bị nhiễm trùng. Một người có hệ thống miễn dịch suy yếu có khả năng bị nhiễm trùng thường xuyên hơn hầu hết những người khác và những căn bệnh này có thể nghiêm trọng hơn hoặc khó khăn trong điều trị hơn. Những người này cũng có thể thấy mình phải đối mặt với một bệnh nhiễm trùng mà người có hệ thống miễn dịch mạnh hơn sẽ không mắc phải. Các bệnh nhiễm trùng mà những người có hệ miễn dịch yếu thường mắc phải bao gồm viêm phổi, viêm màng não, viêm phế quản, nhiễm trùng da. Những bệnh nhiễm trùng này có thể tái phát với tần suất cao. Những người có hệ thống miễn dịch yếu cũng có nhiều khả năng gặp phải:

  • Rối loạn tự miễn dịch;
  • Tình trạng viêm ở những cơ quan nội tạng;
  • Rối loạn máu hoặc bất thường như thiếu máu;
  • Các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm chán ăn, tiêu chảy và đau bụng;
  • Chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm máu cơ bản để xác định xem một người có đề kháng yếu hay không. Xét nghiệm sẽ cho biết liệu một người có kháng thể trong phạm vi bình thường hay không.

Thừa cân béo phì là yếu tố điển hình gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng
Thừa cân béo phì là yếu tố điển hình gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng

 2. Người có đề kháng kém nên bổ sung gì?

Xoay quanh câu hỏi người có đề kháng kém nên bổ sung gì? thì người có đề kháng kém nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tương tự như hầu hết mọi thứ trong cơ thể bạn, chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đảm bảo ăn bổ sung nhiều rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh.

Khi cơ thể bạn có đủ lượng vi chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này, nó sẽ giúp duy trì cân bằng nội môi trong hệ thống miễn dịch của bạn. Những vi chất dinh dưỡng cần bổ sung bao gồm:

  • Vitamin B6, có trong thịt gà, cá ngừ, cá hồi, chuối, rau xanh và khoai tây để nguyên cả vỏ.
  • Vitamin C là thành phần có mặt trong các trái cây họ cam quýt, bao gồm cam, chanh, bưởi, dâu tây, cà chua, bông cải xanh và rau bina.
  • Vitamin E là thành phần có mặt trong hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu hướng dương, bơ đậu phộng và rau bina.
  • Kẽm có trong hàu, thịt gia cầm, đậu, các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
  • Magie được tìm thấy trong các sản phẩm lúa mì, các loại hạt

Vì các chuyên gia sức khỏe tin rằng, cơ thể bạn hấp thụ vitamin hiệu quả hơn từ các nguồn thực phẩm thay vì thực phẩm bổ sung, cách tốt nhất để hỗ trợ hệ thống miễn dịch là ăn một chế độ ăn uống cân bằng. 

Người đề kháng yếu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C
Người đề kháng yếu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C

3. Người có đề kháng yếu phải làm sao?

Người sức đề kháng yếu thì phải làm sao? Để trả lời câu hỏi đề kháng yếu phải làm sao thì những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể thực hiện một số bước để tối đa hóa cơ hội sống khỏe mạnh và hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng, như sau:

3.1. Luôn cập nhật các loại vắc xin được khuyến nghị

Một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ đồng nghĩa với việc luôn tận dụng lợi thế tốt nhất mà chúng ta có để tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh có hại: vacxin.

Các bác sĩ thường khuyên hầu hết mọi người nên cập nhật vacxin của họ. Tuy nhiên, họ có thể khuyên một người có sức đề kháng yếu hoặc bị tổn thương nên trì hoãn hoặc không tiêm một số mũi tiêm nhất định. Nếu một căn bệnh hoặc một loại thuốc là nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy giảm thì người đó có thể tiêm vacxin sau khi bệnh đã khỏi hoặc sau khi ngừng điều trị với thuốc.

Ví dụ về các loại vắc xin mà bác sĩ có thể khuyên nên trì hoãn hoặc tránh bao gồm vacxin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella, vacxin cúm sống, vacxin thủy đậu (trái rạ), vacxin bệnh dại.

Theo các nhà khoa học cũng đề xuất một lịch tiêm chủng mà hầu hết mọi người nên cố gắng tuân theo. Tuy nhiên, những người sức đề kháng yếu phải làm sao? thì điều cần làm là nên hỏi bác sĩ xem loại vacxin nào an toàn cho họ và sau đó làm theo khuyến nghị của bác sĩ. Vacxin có thể ngăn ngừa một người bị bệnh nặng.

3.2. Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất không chỉ để xây dựng cơ bắp và giúp bản thân giảm căng thẳng mà còn là một phần quan trọng để khỏe mạnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài việc tăng cường sức mạnh cho cơ thể, tập thể dục còn giúp cơ thể giải phóng endorphin làm giảm mức độ căng thẳng. Tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ có tác dụng huy động các tế bào miễn dịch bên ngoài xương vào máu và di chuyển các tế bào miễn dịch đã có từ trong máu vào các mô. Tập thể dục giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn trong việc phát hiện và phản ứng với nhiễm trùng. 

Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch yếu nên cẩn thận đừng cố gắng quá sức vì điều này có thể làm hệ thống miễn dịch suy yếu hơn nữa. Do đó, những người có sức đề kháng yếu có thể tránh tập thể dục ở cường độ quá cao, quá thường xuyên hoặc trong thời gian dài mà không dừng lại để nghỉ ngơi

Tập thể dục thường xuyên với cường độ thấp có thể sẽ có lợi với người có đề kháng kém. Điều này có nghĩa là điều quan trọng là phải tập trung vào việc duy trì hoạt động và tập thể dục với cường độ vừa phải thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên có lợi với người có đề kháng kém
Tập thể dục thường xuyên có lợi với người có đề kháng kém

3.3. Cấp đủ nước cho cơ thể

Nước đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, bao gồm cả việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nước rất quan trọng vì máu và bạch huyết vốn chứa các tế bào miễn dịch, cần nước để lưu thông khắp cơ thể.

Ngay cả khi bạn không tập thể dục hoặc đổ mồ hôi thì cơ thể vẫn liên tục mất nước qua hơi thở cũng như qua đường tiểu và đại tiện. Để giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch đảm bảo rằng bạn đang thay thế lượng nước bị mất bằng lượng nước bạn có thể sử dụng - điều này bắt đầu bằng việc biết lượng nước bạn nên uống hàng ngày là bao nhiêu.

3.4. Ngủ đủ giấc

Những người có sức đề kháng yếu phải làm sao? Điều cần làm tiếp theo là ngủ đủ giấc. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch và cân bằng nội môi của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Thiếu ngủ gây ra gián đoạn quá trình sản xuất bình thường của các tế bào bạch cầu- một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, điều quan trọng là phải biết thời gian ngủ mỗi đêm, cũng như các bước cần thực hiện nếu giấc ngủ đang bị ảnh hưởng. Theo trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ thì người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ đồng hồ mỗi ngày, trong khi trẻ sơ sinh và trẻ em cần ngủ từ 8 đến 17 giờ đồng hồ tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.

3.5. Giảm thiểu căng thẳng

Căng thẳng có thể có tác động thứ cấp đến hệ thống miễn dịch hoạt động tốt như thế nào nếu nó dẫn đến rối loạn giấc ngủ, xu hướng ăn ít thực phẩm lành mạnh, giảm lượng nước uống, tập thể dục ít thường xuyên hơn.

Căng thẳng ở mỗi người là khác nhau và cách chúng ta giải quyết nó cũng vậy. Do ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe, điều quan trọng là bạn phải biết cách xác định căng thẳng. Cách để giảm thiểu căng thẳng là hít thở sâu, thiền định, tập yoga, cầu nguyện hay tập thể dục và bạn cũng nên làm quen với những hoạt động giúp giảm căng thẳng.

Một phương pháp đang được nhiều người ưa chuộng sử dụng để tăng cường năng lượng sức đề kháng của cơ thể cũng như tăng độ trẻ hóa sinh học là liệu pháp trẻ hóa 360, trẻ khỏe không cần phẫu thuật. Liệu pháp là sự kết hợp các dịch vụ thẩm mỹ da liễu trẻ hóa da và truyền dịch theo đường tĩnh mạch trẻ hóa. Phương pháp này kết hợp truyền dịch theo đường tĩnh mạch giúp tái tạo và trẻ hóa tế bào từ bên trong, đồng thời, sử dụng cùng liệu trình thẩm mỹ giúp trẻ hóa da từ bên ngoài.

Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ giúp thúc đẩy các tế bào miễn dịch bên trong cơ thể được trẻ hóa, tái sinh, từ đó giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các loại enzyme tăng đề kháng cho cơ thể

Các loại enzyme tăng đề kháng cho cơ thể

Bài tập kháng lực là gì và có tác dụng gì?

Bài tập kháng lực là gì và có tác dụng gì?

Hiệu quả của trẻ hóa da bằng tế bào gốc

Hiệu quả của trẻ hóa da bằng tế bào gốc

Cách làm da mặt căng mịn tại nhà hiệu quả

Cách làm da mặt căng mịn tại nhà hiệu quả

Cách làm da mặt căng bóng cho nam giới

Cách làm da mặt căng bóng cho nam giới

14

Bài viết hữu ích?