Zalo

Người bị trầm cảm nên làm gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh trầm cảm gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe nói chung và hệ thần kinh nói riêng nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy bị trầm cảm nên làm gì và cách hết trầm cảm như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để biết câu trả lời.

1. Người bị trầm cảm nên làm gì?

Bệnh nhân bị trầm cảm nên làm gì để hết trầm cảm hoặc giảm nhẹ bệnh? Trước hết người bệnh cần xác định bản thân có mắc bệnh thông qua các kiểm tra tại bệnh viện. Khi có đủ kết quả chứng minh người bệnh mắc chứng trầm cảm thì bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng thảo luận để tìm cách hết trầm cảm.

bị trầm cảm nên làm gì
Bị trầm cảm nên làm gì là thắc mắc của nhiều người 

Những gợi ý dưới đây sẽ tiếp tục giúp bạn giải đáp bị trầm cảm nên làm gì để cải thiện và tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

1.1. Cố gắng giao tiếp và kết nối với các mối quan hệ xã hội

Hội chứng trầm cảm làm cho bệnh nhân không muốn giao tiếp hoặc có xu hướng sống thu mình. Khi đó người bệnh nên tìm đến bạn thân hoặc người thân hay bác sĩ tâm lý để được xoa dịu tinh thần và giảm nhẹ bệnh. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các hoạt động:

  • Chăm sóc thú cưng
  • Thiện nguyện và giúp đỡ người gặp khó khăn
  • Tạo cho bản thân lịch hẹn đi cà phê, ăn tối, xem phim…
  • Đi dạo cùng người mà bản thân cảm thấy tin tưởng

1.2. Làm những việc bản thân mong muốn giúp cải thiện tinh thần

Căng thẳng sẽ làm trầm cảm nặng thêm, do đó làm điều bản thân thích là cách giảm căng thẳng. Tùy mỗi người các sở thích sẽ không giống nhau nhưng mục đích chính là làm dịu tinh thần và hạn chế căng thẳng mệt mỏi.

1.3. Vận động giúp cơ thể tiết ra hormone chống lại trầm cảm

Một số bệnh nhân trầm cảm có thể mắc bệnh do lười vận động. Hãy thử các bài tập thể lực theo thể trạng để cảm nhận hiệu quả.

1.4. Phơi nắng mỗi ngày

Khi cơ thể tiếp xúc ánh sáng mặt trời, lượng serotonin tăng lên giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên phơi nắng lúc chỉ số UV thấp và và dùng kem chống nắng bảo vệ da. Đồng thời tránh nhìn vào ánh sáng để tránh chói mắt khiến căng thẳng tăng lên.

1.5. Kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và tích cực

Tiêu cực không hẳn là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng nó cần được hạn chế. Mỗi người nên cân bằng suy nghĩ và tìm ra giải pháp giúp cơ thể luôn thoải mái nhất.

1.6. Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống và ngủ nghỉ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là người bị trầm cảm. Cách hết trầm cảm chính là tránh tâm trạng xấu và sử dụng thực phẩm dinh dưỡng cùng giấc ngủ lành mạnh: 

  • Tránh bỏ bữa khiến cơ thể suy nhược hoặc xuất hiện tâm lý cáu kỉnh
  • Hạn chế chất đường bột và carb để phòng chống béo phì giúp ngăn ngừa trầm cảm 
  • Bổ sung thêm vitamin B đặc biệt là B9 và B12 giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ thần kinh
  • Sử dụng thực phẩm chứa axit béo omega 3 giúp tâm trạng ổn định
  • Đặt lịch ngủ và nghỉ ngơi đảm bảo ngủ từ 7 tiếng mỗi ngày và không bị gián đoạn khi ngủ
  • Tránh xa các chất kích thích gây ảnh hưởng đến thần kinh
  • Sử dụng liệu pháp cung cấp năng lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Mỗi đối tượng có mức độ trầm cảm khác nhau sẽ có cách hết trầm cảm riêng. Bệnh nhân không xác định được bị trầm cảm nên làm gì hãy đến bệnh viện kiểm tra. Các bác chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định sàng lọc và đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân xác định được cách điều trị trầm cảm.

bị trầm cảm nên làm gì
Bệnh nhân không xác định được bị trầm cảm nên làm gì hãy đến bệnh viện kiểm tra 

2. Người chung sống với người đang bị trầm cảm nên làm gì?

Chung sống với người bị trầm cảm phải làm sao? Hầu hết người sống chung với bệnh nhân bị trầm cảm đều gặp khó khăn. Do đó, cần xác định điều nên làm và không nên làm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

2.1. Sống chung với người bị trầm cảm nên làm gì?

  • Lắng nghe là cách tốt nhất giúp xoa dịu tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm. Người chung sống nên học cách lắng nghe để giúp bệnh nhân không có cảm giác cô đơn và cảm thấy an toàn. 
  • Khích lệ bệnh nhân điều trị với chuyên gia để tìm ra nguyên nhân và giúp bệnh mau cải thiện.
  • Động viên khuyến khích bệnh nhân trong quá trình trị liệu giúp họ có tinh thần tốt. Lưu ý khi bệnh nhân có phản ứng với phương pháp hay thuốc điều trị. Người bên cạnh có thể chủ động trao đổi với bác sĩ để tìm phương án thay thế tốt hơn.
  • Người sống chung với bệnh nhân trầm cảm nên tìm hiểu về bệnh này.
  • Chủ động giúp đỡ bệnh nhân bị trầm cảm các công việc, tránh cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá tải.
  • Giữ tinh thần ổn định và thái độ kiên nhẫn với người bệnh trầm cảm. Tinh thần của người bên cạnh sẽ trở thành chỗ dựa giúp bệnh nhân có thêm động lực vượt qua căn bệnh.

2.2. Sống chung với người bị trầm cảm không nên làm gì?

  • Tránh cho cảm xúc tiêu cực của bản thân lan sang bệnh nhân trầm cảm.
  • Cố gắng thấu hiểu chứ không tìm cách thay đổi người bệnh
  • Không đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho người bệnh
  • Không so sánh bệnh nhân với bất kỳ ai
  • Tránh khắt khe khi điều trị như thời gian dùng thuốc, liệu pháp can thiệp tâm lý….

3. Lưu ý khi tìm cách hết trầm cảm và sau khi điều trị đạt hiệu quả

Không có cách hết trầm cảm cụ thể. Để vượt qua trầm cảm vai trò của người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân đều quan trọng. Thực tế, không có nghiên cứu cụ thể nhưng các bệnh nhân khi mắc chứng bệnh tâm lý thường rơi vào vòng luẩn quẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân có khả năng điều chỉnh bản thân và kết hợp điều trị sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tìm ra cách hết trầm cảm.

Trầm cảm có thể di truyền từ người thân trong gia đình. Với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm do di truyền nên được chú ý chăm sóc từ nhỏ để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Một số trường hợp không xác định rõ lý do cần trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ.

Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên học cách sống chung với bệnh. Kể cả sau khi đã điều trị và giảm nhẹ thì vẫn không nên chủ quan. Các chế độ sinh hoạt lành mạnh nên duy trì kể cả ở bệnh nhân trầm cảm lẫn người khỏe mạnh để phòng ngừa trầm cảm.

Cách hết trầm cảm phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh. Người bệnh là yếu tố chính quyết định hiệu quả điều trị. Do đó, bệnh nhân cần có lối sống và suy nghĩ tích cực để giảm căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh nên tìm đến người thân hoặc bác sĩ để được giúp đỡ khi cần.

Nguồn tham khảo: helpguide.org, nhs.uk, 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

38

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Giảm tác dụng phụ sau khi uống thuốc trầm cảm gây mệt mỏi

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Hướng dẫn cách day, cách bấm huyệt chữa mất ngủ

Hay bị chán ăn mệt mỏi sụt cân là bệnh gì?

Hay bị chán ăn mệt mỏi sụt cân là bệnh gì?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

38

Bài viết hữu ích?