Zalo

Nên uống nước gì để giảm cân, kiểm soát đường huyết?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường đòi hỏi nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó việc lựa chọn thức uống cũng rất quan trọng. Vậy bệnh nhân cần uống nước gì để giảm tiểu đường?

1. Nước ép rau củ

Trong vấn đề uống nước chữa bệnh tiểu đường sẽ không thể thiếu nước ép rau củ. Loại thức uống này được chứng minh là có công dụng kiểm soát tốt các triệu chứng ở bệnh nhân tiểu tháo đường, do cung cấp các chất làm giảm nồng độ đường trong máu. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên uống nước ép rau củ 1-2 lần/ngày để hỗ trợ hạn chế nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Công thức chế biến điển hình cho 1 ly nước ép rau củ như sau:

  • Nguyên liệu: 2 củ cà rốt, 2 cọng cần tây, 3 cọng rau bina và 1 quả táo xanh;
  • Cách chế biến: Mang các nguyên liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch, trong đó táo và cà rốt gọt bỏ vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và xay đều.
Uống nước gì để giảm tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh
Uống nước gì để giảm tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh

2. Nước tỏi tây

Nước tỏi tây là một đáp án cho thắc mắc tiểu đường nên uống nước gì của rất nhiều bệnh nhân. Tỏi tây được biết đến là chứa ít natri và hoàn toàn không có cholesterol cũng như chất béo bão hòa, ngoài ra tiêu thụ tỏi tây còn cung cấp cho cơ thể nguồn chất xơ dồi dào. Cách pha chế nước ép tỏi tây cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

  • Nguyên liệu: 1 nhánh tỏi tây bao gồm cả rễ và nước lọc;
  • Cách chế biến: Tỏi tây đem đi rửa sạch, sau đó ngâm trong một cốc nước, đậy kín nắp và để qua đêm. Sau 24 giờ bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước ngâm tỏi tây và duy trì thói quen này hàng ngày sẽ nhận được kết quả tích cực.

3. Trà lá xoài

Uống nước gì để giảm tiểu đường là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra và trà lá xoài có thể là lựa chọn phù hợp. Lá xoài chứa nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất nên có tác dụng hỗ trợ tăng nhạy cảm insulin của tế bào, đồng thời quản lý tốt quá trình sản xuất insulin để kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Ngoài tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, trà lá xoài còn là thức uống giải độc dễ thực hiện. Bệnh nhân tiểu đường nên uống trà lá xoài trước bữa ăn sáng, kết hợp với thực đơn khoa học và chế độ rèn luyện thể dục thể thao hợp lý thì không chỉ tiểu đường mà bất kỳ bệnh lý nào khác cũng không có cơ hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cách chế biến trà lá xoài như sau:

  • Nguyên liệu: 3-5 lá xoài tươi và nước nóng;
  • Cách thực hiện: Lá xoài đem đi rửa sạch và đun với nước trong thời gian 15 phút. Sau đó tắt bếp và ngâm qua đêm, đến sáng hôm sau lại đun sôi một lần nữa và lấy nước đã đun uống.

4. Nước ép bưởi

Một trong các loại nước ép cho người tiểu đường phổ biến là nước ép bưởi. Quả bưởi có khả năng chống oxy hóa và giảm đường huyết rất tốt, qua đó góp phần kiểm soát triệu chứng và biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân có thể thưởng thức nước ép bưởi bằng cách xẻ đôi quả bưởi và ép lấy nước, sau đó bảo quản trong tủ lạnh và uống dần mỗi ngày 1 lần.

Nước ép bưởi là nước ép cho người tiểu đường hiệu quả
Nước ép bưởi là nước ép cho người tiểu đường hiệu quả

5. Nước táo lên men, quế và mật ong

Tiểu đường nên uống nước gì? Một trong số đó phải là hỗn hợp nước táo lên men, quế và mật ong. Tác dụng của từng thành phần cụ thể như sau:

  • Táo cung cấp một hàm lượng không nhỏ các chất chống oxy hóa, qua đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm lượng đường trong máu;
  • Các enzyme có trong mật ong giúp cân bằng hormone insulin do tuyến tụy tiết ra;
  • Quế giúp điều hòa đường huyết.

Cách chế biến hỗn hợp nước này như sau:

  • Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê bột quế, 4 muỗng giấm táo, 2 muỗng mật ong;
  • Cách thực hiện: khuấy đều hỗn hợp với các thành phần trên và nên uống sau bữa ăn sáng.

6. Nước ép củ cải

Danh sách nước ép cho người tiểu đường sẽ không thể thiếu nước ép củ cải với tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn chuyển hóa và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Củ cải chứa nhiều hợp chất có khả năng ức chế sự gia tăng nhanh chóng của đường huyết. Các bác sĩ cho biết người bệnh tiểu đường có thể uống nước ép củ cải 1 lần mỗi ngày và nhận được kết quả như mong đợi. Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 3 lá bạc hà, 1 cốc nước và 1 củ cải;
  • Cách chế biến: Củ cải gọt sạch vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó đem đi xay nhuyễn cùng lá bạc hà trong vòng 3 phút. Cuối cùng chắt lấy phần nước để uống chữa bệnh tiểu đường.

7. Nước gừng và đậu bắp

Nếu vẫn còn băn khoăn không biết nên uống nước gì để giảm tiểu đường, bạn có thể thử sử dụng nước gừng và đậu bắp. Theo đó, đậu bắp chứa hàm lượng cao các loại vitamin và chất xơ, trong khi gừng là một loại thảo mộc thông dụng với hợp chất polyphenol. Khi kết hợp gừng và đậu bắp sẽ mang đến công dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và theo nhiều nghiên cứu khi sử dụng loại nước ép này trước bữa sáng trong vòng 1 tháng bệnh nhân sẽ nhận được hiệu quả tốt nhất. Cách chế biến:

  • Nguyên liệu: 2 muỗng nước ép gừng tươi và 1 bát đậu bắp đã được rửa sạch và cắt nhỏ;
  • Cách chế biến: Cho hỗn hợp trên vào máy xay cùng 1 chút nước, sau đó chắt lấy nước uống.

8. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là loại trà có chỉ số calo gần như là 0% và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, 2 yếu tố này đã biến loại thức uống này trở thành một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Thói quen thường xuyên uống trà hoa cúc mỗi ngày ngoài việc hỗ trợ quản lý đường huyết còn giúp bệnh nhân hạn chế tổn thương hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra. Bên cạnh việc sử dụng các loại nước uống giúp kiểm soát đường huyết được tốt nhất thì người tiểu đường cũng nên chú ý đến việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình bệnh, đặc biệt là kiểm soát cân nặng để không bị tăng cân gây tăng đường huyết. Đối với vấn đề kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân tiểu đường thì sử dụng liệu pháp tái tạo năng lượng hiện đang là một lựa chọn hợp lý khi phương pháp này giúp cơ thể người bệnh tiêu hao, giảm mỡ thừa bằng cách truyền các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa thành năng lượng. Không chỉ có tác dụng trong việc kiểm soát cân nặng mà phương pháp này còn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe cho người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính do thừa cân, béo phì gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Vì sao người bị tiểu đường tăng cân nhiều?

Mỡ nội tạng và bệnh tiểu đường: Hướng dẫn quản lý mỡ để kiểm soát đường huyết

Mỡ nội tạng và bệnh tiểu đường: Hướng dẫn quản lý mỡ để kiểm soát đường huyết

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Các bệnh ung thư liên quan đến béo phì

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Những bệnh ung thư nào gây ra bởi dư thừa chất béo?

Khi bạn bị tiểu đường và béo phì, điều gì sẽ đến?

Khi bạn bị tiểu đường và béo phì, điều gì sẽ đến?

23

Bài viết hữu ích?