Zalo

Mức Triglyceride bình thường là bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Triglyceride là chất béo trung tính luôn có trong máu do sự chuyển hoá thức ăn tiêu thụ và do gan tạo ra. Triglyceride có vai trò chuyển thành năng lượng đi nuôi các tế bào, tuy nhiên nếu nồng độ triglyceride trong máu quá cao có thể dẫn tới các nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp hay viêm tuỵ cấp. Vậy mức triglyceride bình thường là bao nhiêu?

1. Triglyceride là gì?

Triglyceride hay chất béo trung tính là một trong những dạng chất béo con người tiêu thụ hàng ngày thông qua chế độ ăn, có nhiều trong mỡ động vật và có cả thực vật. Triglyceride được nạp vào cơ thể có chứa 3 nhóm axit béo được di chuyển đến phần ruột non và thực hiện phân tách, chuyển hoá, kết hợp với cholesterol tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nguồn năng lượng được sản sinh tích tụ chủ yếu tại các tế bào gan và mỡ. Khi tiêu thụ quá nhiều thức ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi calo dư thừa thành chất béo trung tính và lưu trữ trong các tế bào mỡ.

Nhiều người thắc mắc triglyceride tăng là gì? 

2. Khi nào cần xét nghiệm triglyceride?

Xét nghiệm triglyceride máu yêu cầu người xét nghiệm cần nhịn ăn và uống trong 8-12 giờ trước khi lấy máu. Các khuyến cáo về thời điểm xét nghiệm triglyceride như sau:

  • Người khoẻ mạnh nên làm xét nghiệm ngày 4-6 năm/ lần
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc tiền sử gia đình có người bị cholesterol cao nên đi xét nghiệm thường xuyên hơn
  • Trẻ em nên làm xét nghiệm này ít nhất một lần trong độ tuổi từ 9-11 tuổi
  • Người trẻ tuổi nên làm xét nghiệm này thêm một lần nữa trong độ tuổi từ 17-21

3. Triglyceride bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ triglyceride bình thường có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và các yếu tố khác. Định lượng chất béo trung tính có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu được gọi là bilan lipid. Kết quả xét nghiệm sẽ cho kết quả tổng hợp chất béo trung tính và các loại cholesterol (HDL- cholesterol và LDL-cholesterol). Nồng độ triglyceride bình thường ở người trưởng thành như sau:

  • Mức tham chiếu: dưới 150 mg/dL
  • Mức giới hạn cao: 150- 199 mg/dL
  • Mức cao: 200- 499 mg/dL
  • Mức rất cao: trên 500 mg/dL

Trẻ em có thể có mức chất béo trung tính thấp hơn một chút so với người lớn. Mức chất béo trung tính lúc đói bình thường đối với trẻ em dưới 10 tuổi như sau:

  • Bình thường: dưới 75 mg/dL
  • Mức giới hạn cao: 75-99 mg/dL
  • Mức cao: trên 100 mg/dL

Nồng độ triglyceride cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 10-19 tuổi như sau:

  • Bình thường: dưới 90 mg/dL
  • Mức giới hạn cao: 90-129 mg/dL
  • Mức cao: trên 130 mg/dL

4. Triglyceride tăng có ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?

Như đã đề cập nồng độ triglyceride tăng có thể trên 200 mg/dl đối với người trưởng thành và trên 75-90 mg/dl đối với thanh thiếu niên. Mức chất béo trung tính cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật như:

  • Bệnh tim mạch: Mức chất béo trung tính cao có liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ do chất béo trung tính cao nguy cơ lắng đọng chất béo thành mảng bám trong động mạch.
  • Hội chứng chuyển hoá: nồng độ triglyceride tăng cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hoá, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đái tháo đường. Có thể chẩn đoán hội chứng chuyển hoá ở người có ít nhất 3 yếu tố nguy cơ gồm vòng eo lớn, huyết áp cao và nồng độ cao chất béo trung tính (triglyceride)
  • Viêm tuỵ: mức chất béo trung tính rất cao cũng làm tăng đáng kể nguy cơ viêm tuỵ cấp, đặc biệt là ở những người mắc bệnh đái tháo đường không được kiểm soát
  • Gan nhiễm mỡ: mức chất béo trung tính cao cũng dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ - đây là sự tích tụ chất béo dư thừa trong gan gây viêm và tổn thương gan, để lại sẹo gan và có thể là ung thư gan.
Triglyceride tăng cao làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ và các bệnh lý tim

5. Làm thế nào để duy trì nồng độ triglyceride bình thường?

Mức chất béo trung tính có thể giảm về giá trị bình thường thông qua chế độ ăn, tập thể dục và cả sử dụng thuốc trong các trường hợp đặc biệt. Để duy trì nồng độ triglyceride ổn định có thể tham khảo các phương pháp sau:

Thay đổi lối sống

  • Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải
  • Hạn chế rượu bia
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần
  • Bỏ thuốc lá

Cân bằng chế độ ăn

  • Tăng cường tiêu thụ thịt nạc, sữa chua, phô mai ít béo
  • Bổ sung trái cây, rau đậu, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu
  • Lựa chọn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đường và chất béo bão hoà như thịt mỡ, dầu cọ

Sử dụng thuốc

Nếu những thay đổi về lối sống và chế độ ăn uống không làm giảm mức chất béo trung tính bạn có thể được bác sĩ chuyên khoa kê đơn sử dụng statin hoặc bổ sung thêm axit béo omega-3. Nếu mức chất béo trung tính đặc biệt cao hoặc duy trì ở mức cao sau khi đã sử dụng statin thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc fibrate, có thể làm giảm chất béo trung tính từ 25-50%. Fenofibrate là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này.

Tóm lại, việc kiểm tra nồng độ triglyceride là một phần quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe tổng quát của bản thân. Mặc dù mức chất béo trung tính tăng cao có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh tật như đột quỵ, đái tháo đường nhưng hoàn toàn có thể giảm rủi ro này thông qua việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Nếu mức triglyceride quá cao không thể kiểm soát thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh.

Theo đó, việc quản trị cân nặng hiệu quả cũng giúp giảm nồng độ triglyceride trong cơ thể. Để tránh nguy cơ mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu với công thức độc quyền từ Mỹ hiện đang được rất nhiều người quan tâm thực hiện.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Người bị mỡ máu cao có uống được nước dừa không?

Người bị mỡ máu cao có uống được nước dừa không?

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Vì sao cần phải giảm béo cho người cao tuổi?

Vì sao cần phải giảm béo cho người cao tuổi?

50

Bài viết hữu ích?