Zalo

Mục đích của xét nghiệm AFP

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Alpha – Fetoprotein (AFP) tồn tại trong cơ thể con người với 1 lượng rất nhỏ. Tuy nhiên khi mang thai hoặc mắc các bệnh lý về gan thì nồng độ AFP tăng cao trong máu. Vì vậy, mục đích của xét nghiệm AFP là để tầm soát ung thư gan và chẩn đoán một số bệnh lý khác.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm AFP là gì?

Alpha-fetoprotein (AFP) là 1 protein được hình thành bởi túi noãn, tế bào gan chưa biệt hóa và đường tiêu hóa của bào thai. Trong thai kỳ, nồng độ AFP trong máu mẹ sẽ tăng lên, sau đó còn lại không đáng kể trong máu mẹ sau khi sinh con. 

Vào những năm đầu đời sau sinh, trẻ có nồng độ AFP trong máu cao và giảm dần xuống mức thấp thông thường. Người trưởng thành khỏe mạnh, không mang thai thường có nồng độ AFP rất thấp trong máu, không vượt quá 10ng/ml. Ngoài ra, AFP còn là một chất chỉ điểm khối u với một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư gan nguyên phát. Khi nồng độ AFP càng cao thì khả năng ung thư cũng tăng theo.

Xét nghiệm AFP là để kiểm tra nồng độ AFP trong máu, người ta cần thực hiện xét nghiệm định lượng AFP huyết thanh. Nguyên lý của xét nghiệm AFP là định lượng nồng độ AFP bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang/hóa phát quang. AFP trong mẫu thử đóng vai trò kháng nguyên, được kẹp giữa 2 kháng thể là: Kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng AFP đánh dấu biotin và kháng thể đơn dòng đặc hiệu kháng AFP đánh dấu ruthenium (có khả năng phát quang) tạo thành phức hợp miễn dịch kiểu « bánh mì kẹp thịt ». Cường độ phát quang sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ AFP có trong mẫu thử.

2. Mục đích của xét nghiệm AFP

Xét nghiệm AFP được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư được chỉ định ở những người bị xơ gan hoặc viêm gan để theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm bệnh.
  • Hỗ trợ chẩn đoán, chẩn đoán loại trừ ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng.
  • Đánh giá mức độ, tiến triển của khối u để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.
  • Xét nghiệm AFP còn dùng để phát hiện ung thư tái phát sau điều trị.

Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư thường được thực hiện cùng chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm huyết học khác để chẩn đoán xác định ung thư.

Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư
Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư

3. Ý nghĩa của xét nghiệm AFP

3.1. Xét nghiệm AFP ở phụ nữ mang thai để xác định dị tật thai nhi

Xét nghiệm AFP ở phụ nữ mang thai (thường là vào tháng thứ 4 của thai kỳ) được chỉ định để kiểm tra sự phát triển bình thường của thai nhi, cụ thể:

  • Nếu kết quả xét nghiệm AFP là âm tính hoặc bình thường (nhỏ hơn 30,25 ng/ml) tức là thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
  • Nếu kết quả xét nghiệm AFP là dương tính (nồng độ AFP cao trên 2,5 lần giới hạn bình thường), đứa bé có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống. Nếu nồng độ AFP thấp, có thể nghi ngờ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc Edwards.

Tuy nhiên, bà mẹ không nên lo lắng khi nhận kết quả xét nghiệm AFP bất thường. Nồng độ AFP có thể tăng trong thai kỳ do bào thai tạo ra nhiều AFP hơn bình thường, hoặc song thai tạo ra nhiều AFP hơn là 1. Ngoài ra, cân nặng, đái tháo đường thai kỳ,… cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm AFP.

Khi nồng độ AFP bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra như siêu âm, chọc ối,…

Xét nghiệm AFP ở phụ nữ mang thai giúp phát hiện nhiều bệnh lý trong quá trình mang thai
Xét nghiệm AFP ở phụ nữ mang thai giúp phát hiện nhiều bệnh lý trong quá trình mang thai

3.2. Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư

Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư để định hướng chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị, đặc biệt với những trường hợp có nồng độ AFP cao trước khi điều trị. Nồng độ AFP cao không có nghĩa là bị ung thư gan vì một số bệnh lý khác cũng làm tăng AFP như viêm gan cấp và mạn, xơ gan, mang thai,… Ngược lại, kết quả xét nghiệm AFP bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư gan, có khoảng 20 – 30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có nồng độ AFP bình thường.

  • Nồng độ AFP bình thường trong máu của người trưởng thành khỏe mạnh là 0 - 8 ng/mL.
  • Nồng độ AFP rất cao: 500 - 1000 ng/ml trở lên thường là chỉ điểm của ung thư.
  • Khi có bệnh lý ở gan và giá trị xét nghiệm AFP trên trên 200 ng/ml thì có khả năng bị ung thư gan.
  • Khi nồng độ AFP tăng nhưng dưới 200 ng/ml, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm L3AFP để giúp chẩn đoán chính xác, đặc biệt khi có bệnh gan mãn tính hoặc xơ gan. Kết quả xét nghiệm L3AFP từ 10% trở lên chứng tỏ có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn và người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của ung thư gan.

4. Giá trị của xét nghiệm AFP với người thừa cân béo phì

Theo nghiên cứu, người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp đôi so với người có cân nặng bình thường. Điều này có thể là thừa cân béo phì có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Kết quả nghiên cứu trên hồ sơ sức khỏe của 14.265.822 người trên 18 tuổi ở Hàn Quốc giai đoạn 2003 – 2006 cho thấy khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng từ 25 trở lên thì nguy cơ bị ung thư gan tăng 1,6 lần. Những người béo phì với BMI trên 31 thì tỉ lệ mắc ung thư gan cao gấp đôi người có BMI trong ngưỡng bình thường. 

Do đó, những người thừa cân béo phì nên làm xét nghiệm AFP để kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như phát hiện sớm các vấn đề ở gan.

Tóm lại, xét nghiệm máu là 1 phần quan trọng của kiểm tra sức khỏe tổng quát, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi một tình trạng bệnh lý cụ thể của người bệnh, giúp người bệnh chủ động theo dõi và quản lý sức khỏe, đặc biệt là với những người có vấn đề về cân nặng, …Để tầm soát bệnh tật 1 cách hiệu quả, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì. Từ đó sẽ có những lời khuyên phù hợp về hướng xử lý.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Rối loạn chuyển hóa và béo phì có liên hệ mật thiết như thế nào?

Rối loạn chuyển hóa và béo phì có liên hệ mật thiết như thế nào?

Đau lưng ở người béo phì: Tại sao lại xảy ra?

Đau lưng ở người béo phì: Tại sao lại xảy ra?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tại sao stress gây tăng cân?

Tại sao stress gây tăng cân?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

37

Bài viết hữu ích?