Zalo

Mùa đông bị hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thân nhiệt bình thường là 37 độ C và nó được cơ thể duy trì bởi nhiều cơ chế khác nhau. Khi thân nhiệt giảm xuống sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy hạ thân nhiệt là gì và hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

1. Hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Trước khi đi tìm đáp án cho thắc mắc hạ thân nhiệt có nguy hiểm không, chúng ta cần biết định nghĩa hạ thân nhiệt là gì. Theo đó, hạ thân nhiệt là một trong những tình huống cần cấp cứu y tế khi nhiệt độ cơ thể giảm nhanh hơn khả năng tạo nhiệt, từ đó khiến thân nhiệt thấp đến mức gây nguy hiểm sức khỏe. Thân nhiệt ở người bình thường là 37 độ C và hạ thân nhiệt xảy ra khi thân nhiệt giảm xuống dưới 35 độ C. 

Vậy triệu chứng hạ thân nhiệt là gì? Theo bác sĩ, cảm giác rùng mình là dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh sẽ nhận thấy khi thân nhiệt bắt đầu giảm xuống, vì đây là cách cơ thể tự động phản ứng để chống lạnh. Tiếp theo đó là một loạt các dấu hiệu hạ thân nhiệt như sau:

  • Run rẩy;
  • Nói lắp;
  • Thở chậm và nông;
  • Mạch yếu;
  • Tay chân thiếu phối hợp;
  • Buồn ngủ;
  • Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ;
  • Mất ý thức.

Một điểm đáng chú ý là người bị hạ thân nhiệt thường không nhận thức được tình trạng của bản thân vì các triệu chứng thường diễn tiến từ từ. Ngoài ra, tình trạng suy giảm ý thức khi thân nhiệt giảm xuống cũng ngăn cản khả năng tự nhận biết triệu chứng bất thường của người bị hạ thân nhiệt.

Vậy bị hạ thân nhiệt có ảnh hưởng gì không? Theo bác sĩ, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống quá thấp, các cơ quan như tim và hệ thần kinh cũng nhiều bộ phận quan trọng khác sẽ không thể hoạt động một cách bình thường. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng hạ thân nhiệt sẽ đưa đến suy chức năng tuần hoàn và hô hấp, và cuối cùng hoàn toàn có thể gây tử vong.

Kèm theo đó, những trường hợp bị hạ thân nhiệt do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh cũng dễ gặp phải các tổn thương khác liên quan đến nhiệt lạnh, bao gồm:

  • Đóng băng các mô của cơ thể (còn gọi là tình trạng tê cóng);
  • Mô bị phân hủy và chết do gián đoạn lưu lượng tuần hoàn (còn gọi là hiện tượng hoại thư).

2. Đối tượng nào dễ bị hạ thân nhiệt?

Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi bị hạ thân nhiệt có ảnh hưởng gì không và có nguy hiểm không, vấn đề cần quan tâm tiếp theo là những đối tượng/người dễ bị hạ thân nhiệt để có hướng dự phòng phù hợp. Theo bác sĩ, những đối tượng sau đây có nguy cơ hạ thân nhiệt cao hơn người bình thường, bao gồm:

  • Người có sức khỏe suy giảm hay bị kiệt sức: Khả năng chịu lạnh giảm đi do cơ thể mệt mỏi;
  • Người cao tuổi: Khả năng điều chỉnh thân nhiệt và cảm giác lạnh của con người sẽ giảm dần theo tuổi. Do đó một số người lớn tuổi có thể không giao tiếp được khi trời lạnh hoặc không thể di chuyển đến nơi ấm áp khi họ cảm thấy lạnh;
  • Trẻ em: Nhóm đối tượng này có xu hướng mất nhiệt nhanh hơn người lớn, kèm theo đó trẻ em cũng không cảm thấy lạnh vì tính ham chơi và thích vui đùa. Hệ quả là trẻ em dễ bị hạ thân nhiệt hơn do không có khả năng phán đoán để ăn mặc phù hợp trong thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ lạnh không cần thiết;
  • Người có các vấn đề về thần kinh như bệnh nhân tâm thần, mất trí nhớ hoặc các tình trạng khác ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, có thể không ăn mặc phù hợp với thời tiết hoặc biết về những nguy hiểm của thời tiết lạnh. Những bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ có thể đi lang thang hoặc dễ bị lạc, khiến nguy cơ mắc kẹt bên ngoài khi thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt tăng cao và đưa đến hạ thân nhiệt nguy hiểm;
  • Người sử dụng rượu và ma túy: Rượu có thể làm cho cơ thể cảm thấy ấm áp và khiến các mạch máu giãn nở, từ đó dẫn đến mất nhiệt nhanh hơn. Ngoài ra, việc sử dụng rượu hoặc các loại thuốc kích thích có thể ảnh hưởng đến nhận định của người bệnh về việc cần phải vào trong nhà hay mặc quần áo ấm trong điều kiện thời tiết lạnh giá;
hạ thân nhiệt có nguy hiểm không
Rượu có thể làm cho cơ thể cảm thấy ấm áp và khiến các mạch máu giãn nở, từ đó dẫn đến mất nhiệt nhanh hơn 
  • Người mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bao gồm suy giáp, suy dinh dưỡng, chán ăn tâm thần, đái tháo đường, đột quỵ, viêm khớp nặng, Parkinson và chấn thương tủy sống;
  • Người sử dụng một số loại thuốc làm thay đổi khả năng điều chỉnh thân nhiệt, ví dụ như các thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giảm đau có chất gây mê và nhóm thuốc an thần.

3. Cách hạn chế nguy hiểm khi bị hạ thân nhiệt

Để hạn chế những ảnh hưởng của hạ thân nhiệt, chúng ta cần biết cách sơ cứu kịp thời tình trạng hạ thân nhiệt, cụ thể như sau:

  • Nhanh chóng làm ấm cơ thể và loại bỏ hết các tác nhân bên ngoài gây hạ thân nhiệt. Nếu đang mặc quần áo ướt cần thay bằng quần áo khô ráo, sau đó sưởi ấm bằng đèn sưởi hoặc đắp chăn ấm lên người;
  • Cho người bị hạ thân nhiệt uống nước ấm hoặc ăn cháo nóng;
  • Không chà sát hoặc xoa bóp quá mạnh cơ thể người bị hạ thân để tránh ảnh hưởng đến phủ tạng.

Nếu tình trạng hạ thân nhiệt không cải thiện, chúng ta cần đưa nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Một vấn đề quan trọng khác là chúng ta phải biết cách phòng ngừa hạ thân nhiệt. Trước khi ra ngoài khi thời tiết lạnh giá, bạn cần lưu ý những vấn đề sao:

  • Che phủ kín đáo: Đội mũ hoặc các vật dụng che phủ khác để ngăn mất nhiệt thông qua da đầu, mặt và cổ;
  • Tránh các hoạt động quá sức gây đổ nhiều mồ hôi. Sự kết hợp giữa quần áo ướt và thời tiết lạnh có thể khiến bạn mất nhiệt cơ thể nhanh hơn;
  • Mặc quần áo rộng rãi, nhiều lớp và thông thoáng. Quần áo bên ngoài làm bằng chất liệu dệt chặt, không thấm nước là cách tốt nhất để chắn gió. Các lớp bên trong bằng len, lụa hoặc polypropylene giữ nhiệt cơ thể tốt hơn cotton;
  • Giữ cơ thể càng khô ráo càng tốt bằng cách cởi bỏ quần áo ướt càng sớm càng tốt.
hạ thân nhiệt có nguy hiểm không
Giữ cơ thể càng khô ráo càng tốt bằng cách cởi bỏ quần áo ướt càng sớm càng tốt.

Để tránh nguy cơ hạ thân nhiệt liên quan đến rượu, bạn tuyệt đối không uống rượu khi:

  • Có ý định ra ngoài khi thời tiết lạnh;
  • Đang chèo thuyền;
  • Trước khi đi ngủ vào những đêm lạnh giá.

Theo bác sĩ, nước không cần phải quá lạnh mới có thể gây hạ thân nhiệt vì bất kỳ loại nước nào lạnh hơn nhiệt độ cơ thể bình thường đều sẽ gây mất nhiệt. Những lời khuyên sau đây có thể giúp chúng ta tăng khả năng bảo vệ khi phải ở trong nước lạnh:

  • Mặc áo phao: Nếu dự định đi tàu thủy, bạn cần mặc áo phao;
  • Nhanh chóng rời khỏi nước lạnh nếu có thể càng nhiều càng tốt, chẳng hạn như trèo lên một chiếc thuyền bị lật hoặc bám vào một vật thể nổi;
  • Đừng cố bơi trừ khi ở gần nơi an toàn, vì bơi lội sẽ tiêu tốn năng lượng và có thể rút ngắn thời gian sống sót khi ở trong nước lạnh;
  • Đừng cởi bỏ quần: Khi ở dưới nước, bạn đừng cởi bỏ quần áo vì nó giúp bạn cách nhiệt với nước. Bạn chỉ cởi bỏ quần áo sau khi ra khỏi nước một cách an toàn và có thể áp dụng các biện pháp để cơ thể khô ráo và ấm áp hơn.

Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi bị hạ thân nhiệt có ảnh hưởng gì không và có nguy hiểm không, chúng ta cần hết sức lưu ý để hạn chế những ảnh hưởng của hạ thân nhiệt và biết cách sơ cứu kịp thời tình trạng này.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, cdc.gov

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày?

Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày?

Cách nào tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ?

Cách nào tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ?

Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Xét nghiệm RSV là gì? Mục đích và chỉ định

Xét nghiệm RSV là gì? Mục đích và chỉ định

Phải làm gì khi bạn nhận thấy các triệu chứng sớm của bệnh cúm

Phải làm gì khi bạn nhận thấy các triệu chứng sớm của bệnh cúm

13

Bài viết hữu ích?