Zalo

Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết, đặc biệt vào thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường kèm mưa bụi. Đối với những người có sức đề kháng kém như người lớn tuổi hoặc trẻ em lại càng dễ mắc cảm lạnh. Một số thói quen khi bị cảm lạnh như đắp chăn bông dày gây nhiều tranh cãi về hiệu quả cải thiện triệu chứng cảm lạnh. Vậy thực sự bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày hay không?

1. Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày không? Vì sao?

Đầu tiên chúng ta cần phải biết vì sao bệnh nhân cảm lạnh lại có xu hướng đắp chăn. Nguyên nhân là do người bị cảm lạnh thường có kèm triệu chứng sốt cao khiến cơ thể nhận tín hiệu và khởi động hệ thống làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi, giãn mạch để tăng lưu lượng máu đến da. Cơ chế làm mát này hoạt động liên tục có thể cơ thể hạ nhiệt độ nhiều hơn so với bên ngoài gây ra cảm giác rét run, ớn lạnh. Vì vậy mà người bị cảm lạnh mặc dù nóng trong người nhưng lại lạnh ở ngoài cơ thể, càng đắp chăn càng lạnh. Tuy nhiên, bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông không?

Thực tế việc đắp chăn không giúp hết lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. Hơn nữa việc không hạ thân nhiệt kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây ra các biến chứng như co giật rất nguy hiểm. Như vậy người bị cảm lạnh không nên đắp chăn, nên để không khí lưu thông phù hợp để thoát nhiệt hiệu quả.

cảm lạnh có nên đắp chăn
Thực tế không nên đắp chăn khi bị sốt do cảm lạnh 

2. Cách chăm sóc, hạ nhiệt khi bị sốt do cảm lạnh

Nếu người bệnh cảm lạnh đã một thời gian, kèm sốt cao nên chăm sóc như sau:

  • Uống nước, bù điện giải liên tục
  • Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
  • Không đắp chăn, không đóng quá kín cửa, nên để không khí được lưu thông vừa đủ trong phòng.
  • Không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc để cơ thể quá lạnh. Nên giữ thân nhiệt cơ thể ổn định sao cho người bệnh cảm thấy dễ chịu nhất, điều này sẽ giúp giảm cảm giác rét run.

Đối với trường hợp mới phát hiện ra người bệnh bị cảm lạnh cần thực hiện các phương pháp chăm sóc khác, phù hợp hơn như:

  • Đưa bệnh nhân vào nơi ấm để làm ấm cơ thể, nơi không có gió lùa nhưng vẫn thoáng khí, nếu trời quá lạnh cần đắp chăn chống lạnh, xoa dầu nóng.
  • Có thể dùng gừng tươi cạo vỏ, giã nát vắt lấy nước hoà nước sôi và ít đường, dùng lúc còn ấm để đạt hiệu quả
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp người bệnh thường xuyên cho tới khi da, môi hồng hào, người ấm áp hơn
  • Uống nước ấm thường xuyên, ngụm nhỏ hoặc ăn cháo nóng có thể giúp giải cảm và giảm tắc nghẽn đường thở

Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng như:

  • Người lớn: Đau ngực, đau đầu, khó thở hoặc chóng mặt dữ dội
  • Trẻ em: trẻ thở nhanh, khó thở, da chuyển màu, không uống nước đủ, quấy khóc, khó chịu nhiều hoặc nổi ban đỏ
cảm lạnh có nên đắp chăn
Có nhiều phương pháp nhằm điều hoà thân nhiệt thay vì đắp chăn

3. Các sai lầm cần tránh và lưu ý khi bị cảm lạnh

Ngoài vấn đề cảm lạnh có nên đắp chăn thì còn một số quan niệm sai lầm mà bạn cần tránh khi bị cảm lạnh như sau:

  • Phớt lờ các triệu chứng ban đầu, không nghỉ ngơi đầy đủ: việc bỏ qua các triệu chứng ban đầu như ngạt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi hoặc ho khan có thể khiến bệnh kéo dài hơn và trở nặng. Vì vậy ngay khi có các biểu hiện của cảm lạnh bạn cần để cơ thể nghỉ ngơi đủ, bổ sung thêm dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng
  • Lạm dụng kháng sinh: nguyên nhân chính gây cảm lạnh thường là do virus, vì vậy sử dụng kháng sinh trong các trường hợp này là không có hiệu quả, thậm chí còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh sau này. Bạn chỉ nên uống các thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị cảm lạnh.
  • Uống không đủ nước: cảm lạnh đặc biệt có kèm sốt sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn bình thường qua đường mồ hôi hoặc các chất tiết hầu họng, vì vậy việc bổ sung thêm nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng
  • Thiếu dinh dưỡng: việc bỏ bữa khi cảm thấy mệt mỏi là rất phổ biến khi bị cảm lạnh, nhất là những người trẻ độc thân. Tuy nhiên calo và dinh dưỡng từ thực phẩm chính là một nguồn năng lượng giúp hệ miễn dịch vượt qua được bệnh tật. Vì vậy tuyệt đối không bỏ bữa khi bị cảm lạnh, thậm chí cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn cho cơ thể.
  • Sử dụng caffeine, rượu hoặc chất kích thích: sẽ khiến cơ thể tỉnh táo trong thời gian ngắn nhưng sau khi hết tác dụng sẽ gây mệt mỏi tăng hơn và không phải là một phương pháp nên sử dụng.

Tóm lại, cảm lạnh là bệnh lý thường gặp và ít khi để lại biến chứng nghiêm trọng, vì vậy rất nhiều người thường tự điều trị hoặc kiểm soát các triệu chứng theo cảm giác, một trong số đó là việc đắp chăn khi bị cảm lạnh. Điều này không giúp người bệnh bớt lạnh mà khiến cơ thể khó thoát nhiệt hơn gây sốt kéo dài, vì vậy bạn không nên đắp chăn khi bị cảm lạnh.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả

51

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Mùa đông bị hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Mùa đông bị hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Cách nào tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ?

Cách nào tăng đề kháng đường hô hấp cho trẻ?

Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Xét nghiệm RSV là gì? Mục đích và chỉ định

Xét nghiệm RSV là gì? Mục đích và chỉ định

Phải làm gì khi bạn nhận thấy các triệu chứng sớm của bệnh cúm

Phải làm gì khi bạn nhận thấy các triệu chứng sớm của bệnh cúm

51

Bài viết hữu ích?