Zalo

Xét nghiệm RSV là gì? Mục đích và chỉ định

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
RSV là viết tắt của của virus hợp bào thường xuất hiện ở đường hô hấp. Xét nghiệm RSV sẽ giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm virus hợp bào đường hô hấp và đưa ra phương án điều trị sớm nhất có thể. Sau đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn RSV là xét nghiệm gì và cách đọc xét nghiệm RSV.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Xét nghiệm RSV là gì?

RSV là virus hợp bào đường hô hấp, có thể phát hiện ở phổi, mũi hoặc ổ họng. Xét nghiệm RSV giúp phân tích chất lỏng từ mũi và đánh giá tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp của cơ thể người lấy mẫu. Do là vi rút đường hô hấp nên trẻ nhỏ có nguy cơ bị lây nhiễm khá cao. Thông thường virus hợp bào tấn công sẽ có biểu hiện giống cảm cúm nhưng nếu ở các đối tượng sau diễn biến bệnh thường trở nên nghiêm trọng và khó lường:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi;
  • Người cao tuổi từ 65;
  • Bệnh nhân có bệnh lý nền về phổi;
  • Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch;
  • Đối tượng suy giảm hệ thống miễn dịch.

Có 2 loại test RSV là xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm phân tử. 

  • Xét nghiệm RSV kháng nguyên: Xét nghiệm kháng nguyên thường sử dụng dịch mũi để phân tích. Xét nghiệm này có kết quả sau vài giờ từ khi lấy mẫu.
  • Xét nghiệm RSV phân tử: Xét nghiệm phân tử có tính chính xác cao hơn kháng nguyên do phân tích các vi rút cỡ nhỏ. Do đó, trẻ nhỏ nên sử dụng phương pháp này để đánh giá tình trạng đường hô hấp. Ngoài ra, xét nghiệm phân tử cũng đánh giá tình trạng nhiễm trùng khác cho mẫu bệnh phẩm.
Xét nghiệm RSV giúp phân tích chất lỏng từ mũi và đánh giá tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp
Xét nghiệm RSV giúp phân tích chất lỏng từ mũi và đánh giá tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp 

2. Mục đích xét nghiệm RSV là gì?

Cảm lạnh thông thường cũng khá giống với nhiễm virus hợp bào. Do đó làm xét nghiệm RSV giúp kiểm tra nguyên nhân mắc bệnh cảm lạnh và kịp thời cách ly bệnh nhân để không cho virus lan rộng ra cộng đồng.

3. Chỉ định test RSV là gì?

Xét nghiệm RSV không thực hiện định kỳ nên người khoẻ mạnh không cần làm kiểm tra này. Phần lớn đối tượng cần làm xét nghiệm RSV là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Các triệu chứng ở bệnh nhân có nguy cơ nhiễm RSV thường là:

  • Sốt cao;
  • Ho kéo dài;
  • Thở không đều;
  • Da tái xanh;
  • Thở gấp.

Khi trẻ nhỏ nhiễm vi rút RSV có thể xuất hiện những đặc điểm bất thường. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nên chú ý các biểu hiện như:

  • Bỏ ăn;
  • Hô hấp kém;
  • Ngừng thở tạm thời;
  • Ít hoạt động;
  • Cáu kỉnh.

Test RSV cần dùng dịch mũi để phân tích nên có nhiều cách lấy mẫu khác nhau dựa vào đối tượng bệnh nhân. Với trẻ nhỏ nên rửa mũi rồi hút dịch còn người lớn có thể dùng que dài lấy dịch mũi. Thời điểm tốt nhất là khi mới phát hiện triệu chứng của vi rút. 

Xét nghiệm RSV không cần thực hiện định kỳ
Xét nghiệm RSV không cần thực hiện định kỳ 

4. Cách đọc kết quả xét nghiệm RSV

Kết quả xét nghiệm RSV có thể xảy ra hai trường hợp là âm tính và dương tính. Âm tính là không xuất hiện virus hợp bào còn dương tính là có xuất hiện dấu hiệu virus hợp bào. Tuy nhiên RSV dương tính không hoàn toàn nguy hiểm nhưng nên điều trị sớm khoảng 4 - 6 ngày từ khi phát hiện. Đôi khi âm tính hoặc dương tính giả có thể xảy ra do tương tác thuốc hoặc mẫu bệnh phẩm không đạt chất lượng. 

RSV là xét nghiệm kiểm tra đánh giá virus hợp bào. Phần lớn bệnh nhân nhiễm vi rút này thường là trẻ nhỏ và người cao tuổi do sức đề kháng yếu. Do đó nếu xuất hiện biểu hiện cảm cũng thông thường cũng nên chú ý kiểm tra để phát hiện điều trị sớm. Phần lớn bệnh nhân sẽ khỏi sau khi nhiễm vi rút 1 -2 tuần nhưng vì tốc độ lây lan nhanh và dễ lây nhiễm có thể gây tái nhiễm khiến tình trạng nguy hiểm hơn. Do vậy, cần cách ly bệnh nhân khi phát bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra có thể tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện vi rút khi nghi ngờ nếu xét nghiệm kháng nguyên không cho kết quả dương tính.

Nguồn: testing.com, medlineplus.gov.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Bị sốt siêu vi có cần xét nghiệm máu không?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày?

Bị cảm lạnh có nên đắp chăn bông dày?

Mùa đông bị hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Mùa đông bị hạ thân nhiệt có nguy hiểm không?

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

Các xét nghiệm máu kiểm tra tổng quát quan trọng bạn cần biết

18782

Bài viết hữu ích?