Trước khi tìm hiểu xem uống nước dừa có tăng sức đề kháng không hay ngày nào cũng uống nước dừa có tốt không, chúng ta cũng tìm hiểu xem thành phần có trong nước dừa là gì.
Dừa là một loại cây phổ biến ở nước ta và được trồng rộng rãi ở các vùng miền trên cả nước. Trong nước dừa rất giàu carbohydrate, các chất điện giải và vitamin có lợi cho sức khoẻ của chúng ta.
Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), một cốc nước dừa nguyên chất (245g) sẽ cung cấp 44 calo, 0,5g protein, 10,4g carbohydrate và 0g chất béo. Bên cạnh đó, một cốc nước dừa sẽ cung cấp thêm 64mg natri, 404mg kali và 24,3mg vitamin C.
Một cốc nước dừa cung cấp khoảng 10 gam carbohydrate, hầu hết trong số đó là đường tự nhiên. Tuy nhiên, một số nhãn hàng nước dừa đã làm ngọt nước dừa bằng đường bổ sung, vì vậy bạn hãy kiểm tra nhãn cẩn thận nếu bạn muốn hạn chế đường trong nước dừa.
Ngoài ra, nước dừa là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, với 24mg có trong một cốc nước dừa. Nước dừa còn chứa vitamin B thiamin. Nước dừa cũng được nhận xét là có chứa nhiều khoáng chất kali, natri hoặc một lượng nhỏ magie, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và đồng.
Từ xa xưa, người dân đã sử dụng nước dừa để cải thiện tình trạng mệt mỏi, kiệt sức cũng như phục hồi sau một cơn ốm đau, bệnh tật. Vậy uống nước dừa có tăng sức đề kháng không? Câu trả lời là có.
Uống nước dừa có tác dụng gì là câu hỏi thường được nhiều người đặt ra. Nước dừa có vai trò giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh tật qua các cơ chế sau:
Trong nước dừa có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Trong quá trình trao đổi chất, tế bào của cơ thể chúng ta có thể tạo ra các gốc tự do - là các phân tử không ổn định. Sản xuất các gốc tự do tăng lên để đáp ứng với căng thẳng hoặc chấn thương. Tuy nhiên, khi có quá nhiều gốc tự do, chúng sẽ gây tổn thương tế bào và làm tăng nguy cơ mắc bệnh và có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy, nước dừa giàu chất chống oxy hoá sẽ làm tăng đề kháng và miễn dịch của cơ thể bạn, giúp bạn phòng ngừa được bệnh tật.
Nước dừa có thể giúp chúng ta giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu trên động vật mắc bệnh tiểu đường đã chỉ ra rằng nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác của chúng. Các nghiên cứu cho rằng, có thể nước dừa giúp làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường
Trong một nghiên cứu năm 2015, khả năng duy trì lượng đường trong máu của những con chuột mắc bệnh tiểu đường được sử dụng nước dừa tốt hơn so với nhóm không dùng nước dừa. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những con chuột được uống nước dừa có hàm lượng HbA1c thấp hơn, cho thấy khả năng kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài tốt hơn so với nhóm không uống.
Tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu chứng minh vai trò cải thiện đường huyết trên cơ thể người.
Một trong những lý do nước dừa có thể giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ tim mạch là hàm lượng kali có trong nước dừa. Kali có vai trò làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao hoặc bình thường.
Trong một nghiên cứu cũ hơn từ năm 2008, các nhà nghiên đã cho chuột ăn một chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol. Họ cũng cho một nhóm uống nước dừa liều cao (4ml/ 100gram trọng lượng cơ thể). Sau 45 ngày, nhóm uống nước dừa đã giảm mức cholesterol và triglycerid (chất béo trung tính) tương tự như tác dụng của thuốc statin dùng để giảm cholesterol
Sỏi thận được tạo ra khi canxi, oxalate và các hợp chất khác kết hợp với nhau tạo thành tinh thể trong nước tiểu của bạn. Những tinh thể này sau đó có thể lắng đọng tạo thành những viên sỏi nhỏ.
Trong một nghiên cứu trên chuột bị sỏi thận năm 2013 được sử dụng nước dừa cho thấy nước dừa đã góp phần ngăn chặn các tinh thể lắng đọng tại thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Nó cũng làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.
Trong một nghiên cứu từ năm 2018, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước dừa làm tăng khả năng bài tiết kali, clorua và citrate ở những người không bị sỏi thận, có nghĩa là nước dừa có thể giúp thải độc cơ thể và giảm nguy cơ mắc sỏi thận.
Nước dừa có thể là thức uống hoàn hảo để phục hồi lượng nước và bổ sung chất điện giải bị mất trong và sau quá trình bị bệnh. Khi cơ thể bị sốt cao hoặc nôn ói, tiêu chảy kéo dài gây mất nước điện giải, chúng ta cần được bổ sung nước và điện giải để bù trừ lượng đã mất, giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Trong nước dừa có chứa hàm lượng điện giải cao, đặc biệt là kali. Vì vậy, khi bạn tiêu lỏng kéo dài, nôn ói nhiều bác sĩ thường khuyên bạn uống nước dừa để bổ sung.
Với những tác dụng đã nêu trên có thể giải thích cho bạn được câu hỏi là uống nước dừa có tác dụng gì và uống nước dừa có tăng sức đề kháng không.
Vai trò có lợi của nước dừa đối với cơ thể là điều khó phủ nhận. Tuy nhiên, việc uống nước dừa không đúng cách cũng như quá nhiều có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều nước dừa sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, thừa cân hoặc rối loạn nhịp tim.
Khi uống nước dừa, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Vậy ngày nào cũng uống nước dừa có tốt không? Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn chỉ nên uống 1 quả dừa mỗi ngày là tốt nhất, không nên uống thường xuyên vì nó có thể dẫn đến thừa cân, rối loạn nhịp tim.
Như vậy, bài viết trên đã đưa ra cho bạn được câu trả lời của câu hỏi “uống nước dừa có tăng sức đề kháng không”. Với thành phần gồm nhiều chất có lợi cho cơ thể, việc uống nước dừa sẽ giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh hơn, phòng ngừa được một số bệnh tật. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều và thường xuyên cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, hãy uống đủ và đúng cách để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt, kết hợp với việc bổ sung nhiều loại trái cây rau củ khác cũng như thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh nên cơ thể ngày càng khỏe mạnh và trường thọ.
Nguồn: medicalnewstoday.com - webmd.com
61
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
61
Bài viết hữu ích?