Zalo

Mỡ nội tạng và nguy cơ ung thư vú: Mở rộng phòng ngừa và điều trị tiên tiến

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong nhịp sống tất bật của thế kỷ 21, sức khỏe và sắc đẹp đã trở thành mối quan tâm, dành được nhiều sự ưu ái, đặc biệt là với nữ giới. Ngoài thành công trong sự nghiệp thì sở hữu vẻ ngoài ấn tượng và sức khỏe tốt đã và đang là mục tiêu lớn của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua vẫn tồn tại “kẻ thù nguy hiểm” cho nữ giới - ung thư vú.

Ở Việt Nam, mỗi năm ung thư vú chiếm 25% bệnh ung thư ở nữ giới với gần 22.000 ca mắc mới và hơn 9.000 ca tử vong được ghi nhận từ thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan),

Có nhiều nguyên nhân gây nên ung thư vú, trong đó sự gia tăng mỡ nội tạng đã được xác định có ảnh hưởng đến khối u. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về mối liên kết giữa mỡ nội tạng và bệnh ung thư vú. Thông qua đó, ta tìm được phương pháp để ngăn ngừa và nâng cao tỷ lệ điều trị của căn bệnh nguy hiểm này. 

1. Mỡ nội tạng có gây ung thư vú?

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển mất kiểm soát, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia, xâm lấn và di căn xa.

Tạp chí ung thư quốc tế Frontiers in Oncology, 2017 đã xác nhận việc tăng lượng estrogen ngoại sinh và nội sinh làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.

Mỡ nội tạng làm tăng sản xuất estrogen ngoại sinh. Mô mỡ trong cơ thể có khả năng chuyển hóa androgen thành estrogen thông qua enzyme aromatase. Do đó người có mỡ nội tạng cao sản xuất nhiều estrogen hơn. Estrogen kích thích sự phát triển của tế bào vú.

Ngoài ra, hậu quả của mỡ nội tạng cũng làm giảm nồng độ SHBG. SHBG là globulin gắn kết với estrogen, giúp estrogen không hoạt động sinh học. Khi SHBG giảm do mỡ nội tạng cao, estrogen tự do tăng lên, từ đó kích thích tế bào vú.

Đặc biệt, việc tích lũy mỡ nội tạng sẽ làm gia tăng phóng thích các cytokine gây viêm tại chỗ và vào tuần hoàn. Các cytokine thúc đẩy sự hình thành mạch của khối u, kích thích phân chia, tăng trưởng của tế bào gốc ung thư ác tính. Cụ thể, IL-6 (Interleukin 6) thúc đẩy sự phát triển của khối u và TNF-α (Cachexin) là yếu tố cấu tạo nên khối u. Các yếu tố này dẫn đến sự phát triển, xâm lấn và di căn của khối u đến cơ quan khác.

Một số nghiên cứu cho thấy, các adipokines đóng vai trò quan trọng trong cơ chế liên kết béo phì, rối loạn chuyển hóa với ung thư vú:

  • Leptin: Đây là một adipokine được sản xuất chủ yếu bởi các tế bào mỡ. Nồng độ leptin trong máu tăng lên ở người béo phì. Leptin có tác dụng kích thích sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư vú. Mặc dù vai trò của leptin như một yếu tố nguy cơ ung thư vú ở người vẫn chưa chắc chắn, các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tăng leptin máu và nguy cơ ung thư vú.
  • Adiponectin: Đây là một adipokine có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú. Nồng độ adiponectin trong máu giảm ở người béo phì và bệnh nhân tiểu đường type 2. Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa giảm adiponectin máu và tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Như vậy, sự mất cân bằng giữa leptin và adiponectin do béo phì là một cơ chế quan trọng dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú. Leptin thúc đẩy quá trình ung thư hóa trong khi adiponectin có tác dụng ngăn chặn.

Sự mất cân bằng giữa leptin và adiponectin do béo phì là một cơ chế quan trọng dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú 

2. Giảm mỡ nội tạng để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú

Chìa khóa mở đến ánh sáng trong phòng ngừa, điều trị ung thư vú chính là duy trì cân nặng hợp lý và hơn hết chính là giảm mỡ nội tạng. Để giảm mỡ nội tạng thì bạn cần:

2.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cần đầy đủ 4 nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng. Nên giảm chất béo bão hòa và đường đơn, tăng cường chất xơ từ các nguồn thực phẩm đa dạng như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây là trợ thủ đắc lực trong việc phòng ngừa bệnh tật nói chung.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư vú

2.2. Hoạt động thể chất 

Thực hiện các bài tập kháng lực và aerobic cường độ trung bình- cao là “ khắc tinh” của mỡ nội tạng. Ngoài giảm mỡ còn cải thiện tình trạng kháng insulin là lực phản cho sự phát triển của tế bào ung thư vú. 

3. Cảnh cáo nguy cơ ung thư từ thừa cân- béo phì 

Theo tạp chí Ung thư (Cancers), ở những người thừa cân béo phì có tiên lượng xấu hơn so với người có mức cân hợp lý, việc đó dẫn đến hiệu quả điều trị thấp với nhiều biến chứng hơn. Trong một phân tích tổng hợp trong tạp chí đã thực hiện trên 1.413 bệnh nhân lưu ý rằng, phụ nữ béo phì bị ung thư vú giảm tới 11% tỷ lệ sống sót bất kể tình trạng mãn kinh.

Béo phì đặc biệt khi kèm theo các “bộ tứ” trong hội chứng chuyển hóa bao gồm đề kháng insulin, béo phì trung tâm, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp sẽ gây tăng insulin máu, tăng tổng hợp yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1). Đây là một trong những yếu tố làm giảm khả năng điều trị và tiên lượng xấu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư luôn dành sự ưu ái cho IGF-1, nên béo phì được gọi là nguyên nhân tiềm tàng của ung thư vú.

4. Tổng kết

Ung thư vú là đã là mối nguy cho nữ giới trong thập kỷ gần đây, có nhiều cơ chế để hình thành khối u, tuy nhiên việc gia tăng khối mỡ đã được xác nhận là nguyên nhân tiềm tàng cho căn bệnh này. Để chủ động trong phòng ngừa và nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vú, thay đổi lối sống bằng chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực là chìa khóa nắm lấy thành công. Duy trì cân nặng lý tưởng, cụ thể là giảm mỡ nội tạng không chỉ giúp chúng ta tránh được các nguy cơ bệnh tật mà còn là sự tự tin của người phụ nữ khi sở hữu cả sức khỏe lẫn sắc đẹp. 

Tài liệu tham khảo 

1. Myeong Seong Kim, Yoon Jung Choi, Yoon Hyeon Lee. “Visceral fat measured by computed tomography and the risk of breast cancer”. Transl Cancel Resource.2019; 8(5): 1939-1949. doi: 10.21037/tcr.2019.09.16 

2. Beata Smalarz, Anna Zadrozna Nowak, Hanna Romanowicz. Breast Cancer—Epidemiology, Classification, Pathogenesis and Treatment (Review of Literature). Cancers.2022; 14(10): 2569. doi:10.3390/cancers14102569

3. Genevieve Victoria Dall, Kara Louise Britt.Estrogen Effects on the Mammary Gland in Early and Late Life and Breast Cancer Risk. Frontiers in Oncology,2017;7: 110. doi:10.3389/fonc.2017.00110

4. Lee K., Kruper L., Dieli-Conwright C.M., Mortimer J.E. The Impact of Obesity on Breast Cancer Diagnosis and Treatment. Curr. Oncol. Rep. 2019;21:41. doi: 10.1007/s11912-019-0787-1

5. Arcidiacono B., Iiritano S., Nocera A., Possidente K., Nevolo MT, Ventura V., Foti D., Chiefari E.Brunetti A.Insulin resistance and cancer risk: An overview of the pathogenetic mechanisms.Exp.Diabetes Res.2012; 2012 :789174. doi: 10.1155/2012/789174.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Phạm Trần Thiên Nhân xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nguyên nhân mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa và cách cải thiện hiệu quả

Nguyên nhân mỡ nội tạng cao cản trở tiêu hóa và cách cải thiện hiệu quả

Mỡ nội tạng cao do nội tiết rối loạn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mỡ nội tạng cao do nội tiết rối loạn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Mỡ nội tạng quấn gan: Hướng dẫn phòng ngừa và cách chữa trị

Mỡ nội tạng quấn gan: Hướng dẫn phòng ngừa và cách chữa trị

17

Bài viết hữu ích?