Đường đơn là gì là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế, đường đơn còn được gọi là monosaccarit, là những phân tử đường có trọng lượng phân tử nhỏ. Chúng có đơn vị cấu tạo đơn giản nhất trong carbohydrate, do đó nó không bị phân hủy thêm nữa. Khi vào cơ thể, đường đơn sẽ được hấp thụ trực tiếp và nhanh chóng. Có 3 loại đường đơn là: Glucose, fructose và galactose.
Việc sử dụng một cách hợp lý đường đơn trong chế độ ăn hàng ngày ở người thừa cân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do vì sao cần hạn chế đường đơn:
Ngoài thắc mắc đường đơn là gì và ăn đường có béo không cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Câu trả lời là có. Việc tiêu thụ quá nhiều đường đơn gây ức chế khả năng đốt chất béo của cơ thể và tăng lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất. Hơn nữa, đường còn là tác nhân làm tăng hormone Ghrelin (hormone gây cảm giác đói) khiến cơ thể luôn có cảm giác thèm ăn gây tăng cân nhanh chóng. Ở người thừa cân lượng mỡ trong cơ thể đã tích tụ nhiều hơn hẳn ở người có cân nặng lý tưởng, vì vậy việc tăng cân do tiêu thụ quá nhiều đường đơn gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe.
Đường đơn có cấu trúc đơn giản nên chúng được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng nên gây tăng đường huyết nhanh chóng và đột ngột dẫn đến việc tăng cường sản xuất insulin. Sự thay đổi đột ngột này có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Sử dụng quá đường đơn bổ sung - chẳng hạn như trong kẹo ngọt và món tráng miệng có thể gây ra tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch - tình trạng mảng bám tích tụ trên thành trong của các mạch máu dẫn đến tim, khiến chúng bị thu hẹp và cứng lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu, có thể dẫn đến đau tim.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nạp quá nhiều calo từ đường đơn bổ sung có thể dẫn đến tăng chất béo trung tính( triglyceride) - một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Kết quả của một nghiên cứu khác cho thấy những người nhận 10–25% lượng calo từ đường bổ sung có nguy cơ tử vong, vì bệnh tim cao hơn 30% so với những người nhận ít hơn 10% lượng calo từ đường bổ sung. Nguy cơ đó tăng gần gấp đôi đối với những người nhận hơn 25% lượng calo từ đường bổ sung. Chính vì vậy, cần hạn chế đường đơn để bảo vệ sức khỏe tim mach.
Đường đơn hay đồ ngọt chính là nguyên nhân gây sâu răng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các vi khuẩn trong miệng lấy fructose và tạo ra axit lactic làm hỏng men răng và gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng....
Đường đơn được chuyển hóa thành mỡ trong gan thông qua quá trình lipogenesis (quá trình lưu trữ chất béo). Nếu lượng đường đơn tiêu thụ vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, mỡ có thể bị tích tụ trong gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.
Não cần một lượng glucose và insulin nhất định để có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến não bị quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn - đây chính là một trong những là nguyên nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Các món tráng miệng chứa nhiều đường đơn bổ sung như bánh ngọt, nước xi- rô, kem, kẹo… làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, mụn bọc và các loại mụn khác ảnh hưởng đến ngoại hình. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường đơn thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da, gây ra tình trạng da kém đàn hồi, nhiều nếp nhăn, đồi mồi, sạm màu, chảy xệ, da không đều màu…
Lượng đường bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày nên ít hơn 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Với chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày thì năng lượng cung cấp từ đường chỉ nên ít hơn 200 calo tương đương với ít hơn 50 gam đường mỗi ngày (khoảng 12 thìa cà phê đường). Đặc biệt, phụ huynh không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi dùng đồ uống có bổ sung thêm đường.
Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị ở mức thấp hơn để hạn chế các tác động xấu của đường đối với sức khỏe. Ở trẻ 2 – 18 tuổi, lượng đường bổ sung hàng ngày nên dưới 6 muỗng cà phê hoặc 24 gam mỗi ngày. Đối với nữ giới trưởng thành, lượng đường cung cấp không nên vượt quá 100 calo mỗi ngày tương đương 24 gam (khoảng 6 thìa cà phê). Đối với nam giới trưởng thành, lượng đường cung cấp không nên vượt quá 150 calo mỗi ngày tương đương với 36 gam đường (khoảng 9 thìa cà phê).
Khi sử dụng đường đơn trong thực đơn hàng ngày, có một số lưu ý quan trọng để giữ cho chế độ dinh dưỡng của bạn lành mạnh và giảm thiểu các tác động tiêu cực:
Ưu tiên cung cấp cho cơ thể lượng đường đơ ntự nhiên từ các loại trái cây và rau quả tươi. Trong rau quả ngoài cung cấp đường ra còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất xơ, vitamin và khoáng chất… Khi vào cơ thể, chúng làm giúp cải thiện tình trạng tăng lượng đường đột ngột trong máu, tăng cảm giác no nên hạn chế tình trạng ăn quá mức. Các loại thực phẩm chứa đường tự nhiên gồm:
Cố gắng hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn, đồ uống chứa đường đơn bổ sung như đồ uống thể thao, nước xi- rô và các món tráng miệng như bánh quy, bánh kem, bánh bông lan, bánh pudding…
Xem xét nhãn thực phẩm để kiểm tra lượng đường đơn công nghiệp được thêm vào và lựa chọn các sản phẩm có lượng đường thấp để đảm bảo sức khỏe.
Tóm lại, việc hạn chế đường đơn trong chế độ ăn hàng ngày là một bước quan trọng để giảm nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ và đa dạng dinh dưỡng để duy trì sức khỏe tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn nhưng mang đến hiệu quả tối ưu có thể lựa chọn liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa với công thức độc quyền từ Mỹ.
Phương pháp này sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp chuyển hóa và tiêu hao mỡ tự nhiên nên không gây mệt mỏi, giảm cơ bắp hay mất nước.
Đây cũng được đánh giá là phương pháp giảm cân an toàn, không xâm lấn và có tỷ lệ tái béo phì vô cùng thấp.
46
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
46
Bài viết hữu ích?