Chất béo chuyển hóa được coi là chất béo có hại cho sức khỏe, chúng rất phổ biến trong các loại thực phẩm. Loại chất béo này có hai loại là: chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo.
Đối với chất béo chuyển hóa tự nhiên chúng thường có trong các loại thịt và sữa của các loại gia súc như: Bò, dê, cừu,… chất béo chuyển hóa tự nhiên được hình thành khi vi khuẩn trong dạ dày các loại động vật này thực hiện tiêu hóa cỏ.
Còn với chất béo chuyển hóa nhân tạo thường được gọi là chất béo công nghiệp. Chúng được tạo ra bởi mỡ và dầu thực vật đã qua tinh chế hoặc hydro hóa. Nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa trong thực phẩm chế biến chủ yếu là dầu hydro hóa một phần. Vì những nguy cơ sức khỏe từ những chất béo này, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm các nhà sản xuất thực phẩm thêm dầu hydro hóa một phần vào thực phẩm.
Mặc dù ngành công nghiệp thực phẩm đã giảm đáng kể việc sử dụng chất béo chuyển hóa trong những năm gần đây nhưng chất béo bão hòa trong thực phẩm vẫn có thể được tìm thấy trong nhiều loại đồ ăn quen thuộc bao gồm:
Việc chúng ta tiêu thụ quá nhiều loại chất béo này lâu dần sẽ gây nên tình trạng thừa cân béo phì cùng các vấn đề về tim mạch và huyết áp.
Chất béo chuyển hóa rất có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là ở những người thừa cân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ LDL (cholesterol xấu) và giảm nồng độ của cholesterol tốt (HDL). Nó là một trong những tác nhân chính gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới đột quỵ.
Bên cạnh đó, chất béo chuyển hóa được đánh giá là có hại hơn cả chất béo bão hòa là vì nó có chứa rất ít cholesterol tốt (HDL), khiến cho chất béo dư thừa khó bài tiết ra ngoài cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa các chất béo có hại trong cơ thể, lâu dài gây ra các vấn đề như dễ gây béo phì, bệnh lý tim mạch, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 và gây dị ứng ở trẻ em...
Trong một nghiên cứu dựa trên 80.000 phụ nữ chỉ ra rằng, nữ giới tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn tới 40%. Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa có thể góp phần vào sự phát triển kháng insulin, làm giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin để chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng. Điều này dẫn đến tăng mức đường trong máu và góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở người thừa cân.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác hại của chất béo chuyển hóa đối với cơ thể, vì vậy việc hạn chế chất béo chuyển hóa trong thực phẩm là vô cùng cần thiết. Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo, nên hạn chế chất béo chuyển hóa ở mỗi người và không nên tiêu thụ quá 1% tổng lượng calo hàng ngày. Nếu mỗi ngày cơ thể nạp vào khoảng 2000 kcal thì chỉ nên sử dụng ít hơn 2 gam chất béo chuyển hóa.
Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để hạn chế chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn:
Kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm, kiểm tra tổng lượng chất béo trong một khẩu phần và xem xét kỹ lượng chất béo chuyển hóa trong một khẩu phần ăn. Các nguồn chất béo chuyển hóa thường được liệt kê dưới dạng "trans fat" hoặc "partially hydrogenated oils" (hydro hóa một phần). Hạn chế sử dụng các các sản phẩm có thành phần này.
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa. Vì thế bạn nên hạn chế ăn các sản phẩm như bánh quy, bánh ngọt, bánh mì ăn liền, pizza, gà rán, snack, dầu thực vật….
Thay vì sử dụng chất béo chuyển hóa, hãy chọn các nguồn chất béo tốt như chất béo không bão hòa, có trong dầu olive, dầu hạt lanh, dầu hạt chia, dầu hạt óc chó. Các nguồn chất béo omega-3 từ các loại cá biển như: cá hồi, cá ngừ, cá tuyết và các loại hạt, quả bơ cũng là những lựa chọn tốt.
Việc tự nấu ăn tại nhà giúp bạn kiểm soát và hạn chế chất béo chuyển hóa trong các bữa ăn hàng ngày. Sử dụng các phương pháp nấu như hấp, luộc để giữ nguyên hương vị tươi ngon của thực phẩm và giảm sử dụng chất béo chuyển hóa hiệu quả.
Các loại rau xanh và hoa quả tươi không chứa chất béo chuyển hóa, vì vậy cần tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm này. Rau xanh và hoa quả chứa nhiều nước và chất xơ, giúp tăng cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cảm giác đói tốt hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa chất béo và hạn chế năng lượng dư thừa. Tốt nhất nên lựa chọn các loại rau lá xanh và hoa quả ít ngọt như: rau cải, súp lơ, rau lang, mồng tơi, táo, cam, ổi, bưởi….
Nguồn protein chất lượng cao vừa chứa rất ít chất béo chuyển hóa lại cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Nên lựa chọn các loại thịt gia cầm, cá biển, trứng, sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ nành. Hạn chế ăn mỡ và nội tạng động vật.
Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày ra thành 5 bữa, gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Việc kiểm soát lượng thức ăn và hạn chế ăn quá mức giúp hạn chế chất béo chuyển hóa hiệu quả.
Tóm lại, trong quá trình quản lý cân nặng và duy trì sức khỏe, việc hạn chế chất béo chuyển hóa đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể đạt được điều này thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn uống cân đối và tăng cường hoạt động vận động hoặc có thể áp dụng liệu pháp giảm cân chuyên sâu như truyền tiêu hao năng lượng.
Phương pháp này đã được cảm nhận và áp dụng rộng rãi bởi nhiều người, bao gồm cả doanh nhân và nghệ sĩ. Đây là một phương pháp giảm cân dựa trên nền tảng khoa học tiên tiến, hoạt động bằng cách truyền vào cơ thể các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhờ vào việc này, phương pháp này có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
16
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
16
Bài viết hữu ích?