Trước khi tìm hiểu về mục đích xét nghiệm hay test vitamin B12, chúng ta nên có cái nhìn tổng quan về loại vitamin này, đặc biệt là các biểu hiện khi thiếu hụt. Theo bác sĩ, vitamin B12 là một trong các loại vitamin thiết yếu và đóng nhiều vai trò quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, chẳng hạn như sức khỏe não bộ, sản xuất tế bào máu và hoạt động thần kinh. Khi nói đến test vitamin B12, các bác sĩ cho biết bệnh nhân có thể thực hiện bằng mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu tại nhà. Ngoài định lượng nồng độ vitamin B12, xét nghiệm này còn xác định mức độ của một số hoạt chất khác như sau:
Các nghiên cứu cho thấy rằng, chỉ số MMA và holoTC có thể giúp chẩn đoán thiếu B12 chính xác hơn, vì chúng đại diện cho mức B12 đang hoạt động.
Theo bác sĩ, thiếu hụt vitamin B12 là một tình trạng tương đối phổ biến với tần suất khoảng 1.5 đến 15% người Mỹ. Một số đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc các rối loạn chức năng đường ruột, sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm và các chế phẩm bổ sung qua đường uống. Do đó họ là nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu B12 cao nhất. Các triệu chứng thiếu hụt Vitamin B12 thường diễn tiến trong thời gian dài, do đó quan trọng nhất vẫn là tự theo dõi cơ thể để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sau đây:
Ngược lại, những người béo phì hoặc có chế độ ăn nhiều thịt có xu hướng dư thừa vitamin B12, bên cạnh đó test vitamin cho kết quả tăng cao còn gợi ý một số vấn đề như bệnh gan, một số thể bệnh bạch cầu hoặc đái tháo đường.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra các triệu chứng thiếu hụt hoặc dư thừa B12 kể trên cần nhiều thời gian mới biểu hiện ra bên ngoài rất dễ bị hiểu sai là do các nguyên nhân khác. Vì vậy, mục đích chính của test vitamin B12 là sàng lọc hoặc loại trừ bất thường nồng độ B12, đặc biệt ở người có các dấu hiệu kể trên. Thông thường, nhu cầu test vitamin B12 sẽ phát sinh ở bệnh nhân mới được chẩn đoán thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, vì cơ thể không hấp thụ Vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
Lưu ý: Xét nghiệm B12 có thể đi kèm với các xét nghiệm vitamin B khác.
Sau khi xác định được mục đích thực hiện test vitamin B12, bước tiếp theo cần tìm hiểu chính là quy trình thực hiện diễn ra như thế nào. Như đã đề cập, xét nghiệm vitamin B12 có thể thực hiện với mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu, trong đó các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm máu nhiều hơn để xác định mức độ B12 trong cơ thể. Bên cạnh đó, test vitamin B12 có thể là một phần của xét nghiệm máu tổng quát định kỳ.
Bệnh nhân không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm B12, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết và được bác sĩ yêu cầu thì cần phải nhịn ăn (ví dụ khi vừa xét nghiệm B12 vừa thực hiện thêm các xét nghiệm khác).
Một lưu ý quan trong khi thực hiện test vitamin B12 là phải thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc hoặc chất bổ sung đã sử dụng vì một số loại có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Nồng độ vitamin B12 được xem là thấp nếu khi kết quả xét nghiệm dưới 197 pg/mL. Kết quả này sẽ giúp chẩn đoán một số vấn đề như thiếu vitamin B12, thiếu máu ác tính hoặc cường chức năng tuyến giáp. Ngoài ra, nồng độ B12 thấp sẽ giúp giải thích nguyên nhân gây ra một số triệu chứng thần kinh.
Những người có kết quả test vitamin B12 thấp sẽ phải bổ sung thông qua đường tiêm một cách thường xuyên. Những mũi tiêm này hiệu quả hơn nhiều so với các chế phẩm bổ sung dạng uống, đặc biệt ở những người mắc các bệnh lý khiến việc hấp thụ qua đường tiêu hóa trở nên khó khăn hơn bình thường.
Bổ sung vitamin B12 liều cao qua đường uống có thể hiệu quả ở một số người. Các chế phẩm này có thể được bào chế ở dạng viên nang hoặc dạng dung dịch uống. Ngoài ra, tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin B12 cũng là một cách bổ sung hiệu quả khi xét nghiệm vitamin B12 cho kết quả quá thấp.
Khi test vitamin B12 cho kết quả trên 771 pg/mL thì bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân bị dư thừa vitamin B12. Kết quả này có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về gan hoặc thận, bệnh đái tháo đường hoặc một số thể bệnh bạch cầu.
Theo bác sĩ, việc tiêu thụ vitamin B12 thông qua chế độ ăn không bị giới hạn vì hàm lượng B12 quá nhiều không gây hại. Mặt khác, khi nồng độ vitamin B12 cao một cách tự nhiên trong cơ thể có thể gây ra nhiều lo ngại, vì nó cho thấy một số tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, các bác sĩ sẽ tập trung vào việc điều trị các bệnh lý tiềm ẩn hơn là điều trị để giảm mức vitamin B12 về bình thường.
Các vấn đề về hấp thu hay các bệnh lý là nguyên nhân chính gây thiếu hụt vitamin B12, tuy nhiên ở một số đối tượng thì tình thiếu hụt này có thể liên quan đến vấn đề không nhận đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống, và điều này đặc biệt đúng đối với những người ăn chay trường trong thời gian dài.
Để khắc phục vấn đề này, bác sĩ khuyến cáo nên tăng cường các nhóm thực phẩm giàu B12, cụ thể như sau:
Bổ sung vitamin bằng các chế phẩm tổng hợp có thể giúp bù đắp những thiếu hụt trong chế độ ăn uống, đặc biệt đối với người ăn chay. Ngoài ra, cơ thể sẽ dễ hấp thụ vitamin B12 từ các chế phẩm bổ sung tổng hợp hơn so với các nguồn từ tự nhiên nên một số đối tượng đặc biệt (như người lớn tuổi) có thể đáp ứng nhu cầu vitamin B12 thông qua các chế phẩm và thuốc tổng hợp.
102
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
102
Bài viết hữu ích?