Trước khi tìm hiểu về liều dùng B1 cho người lớn, chúng ta nên có những kiến thức cơ bản về loại vitamin này. B1 là một trong 8 loại vitamin nhóm B tan trong nước với nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Cơ thể chúng ta cần vitamin B1 để chuyển hóa dinh dưỡng, đặc biệt là carbohydrate. Bên cạnh đó, vitamin B1 còn có nhiệm vụ duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, B1 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như các loại men tiêu hóa, các loại ngũ cốc, đậu, quả hạch và nhiều loại thịt động vật. Ngoài ra, B1 thường được sử dụng kết hợp với các vitamin nhóm B khác và được tìm thấy trong nhiều sản phẩm phức hợp vitamin nhóm B.
Đa số trường hợp quan tâm đến liều dùng vitamin B1 cho người lớn đều nhằm mục đích điều trị tình trạng thiếu hụt, bao gồm bệnh Beriberi và bệnh viêm dây thần kinh. Bên cạnh đó, B1 còn được sử dụng khi có các vấn đề về hệ tiêu hóa, đau dây thần kinh do đái tháo đường, bệnh tim và một số tình trạng sức khỏe khác, tuy nhiên hiện nay vẫn không có bằng chứng khoa học nào đủ tin cậy để chứng minh những công dụng kể trên của vitamin B1.
Theo bác sĩ, bổ sung B1 được đánh giá là hiệu quả trong những vấn đề sau:
Khi bổ sung vitamin B1 liều dùng thế nào là câu hỏi rất được người bệnh quan tâm. Các sản phẩm bổ sung B1 dạng viên hiện nay được bào chế ở các dạng hàm lượng như 50, 100 hoặc 250mg, trong khi đó dạng tiêm bào chế ở nồng độ 100mg/ml (thường sản xuất ở dạng ống 1 ml).
Trước khi nghĩ đến liều dùng B1 cho người lớn, chúng ta nên nhớ vitamin B1 được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc, bao gồm ngũ cốc, đậu, các loại hạt và thịt. Do đó với chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh thì nhu cầu vitamin B1 vẫn được đảm bảo. Theo bác sĩ, khuyến cáo về số lượng cần tiêu thụ hàng ngày, được gọi là khẩu phần ăn khuyến nghị RDA, đối với nam giới trưởng thành là 1.2mg/ngày, trong khi phụ nữ trưởng thành đủ 18 tuổi là 1mg mỗi ngày. Riêng phụ nữ trưởng thành từ 19 tuổi trở lên, RDA khuyến cáo là 1.1mg mỗi ngày, đặc biệt cần bổ sung thêm khi mang thai và cho con bú với mức RDA 1.4mg mỗi ngày. Với trẻ em, số lượng B1 khuyến nghị sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi. Lưu ý: Trước khi bổ sung vitamin B1 liều dùng thích hợp, chúng ta cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra con số phù hợp nhất cho từng tình trạng sức khỏe cụ thể.
Liều dùng vitamin B1 cho người lớn cụ thể với từng vấn đề như sau:
Liều dùng B1 cho người lớn khuyến cáo trong điều trị Beriberi (một tình trạng thiếu hụt B1 nghiêm trọng) là 10 đến 25mg theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày, hoặc 10 đến 50mg dạng uống mỗi ngày trong 2 tuần. Sau đó duy trì liều uống 5 đến 10mg mỗi ngày trong thời gian 1 tháng. Nếu trong thời gian duy trì xảy ra các đợt thiếu hụt cấp tính thì chuyển dạng tiêm mạch với liều 25mg. Tuy nhiên, để điều trị Beriberi thì liều dùng vitamin B1 cho người lớn cần được quản lý một cách thận trọng và tổng thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào sự tồn tại của các triệu chứng
Liều khuyến cáo là 100mg đường tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 50-100mg/ngày dạng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho đến khi đảm bảo được chế độ ăn uống cân bằng.
Sản phụ nôn ói mức độ nặng không thể điều trị bằng đường uống có thể phải tiêm bắp 5 đến 10mg mỗi ngày để điều trị tình trạng viêm dây thần kinh.
Liều dùng vitamin B1 cho người lớn trong trường hợp này cần dùng chậm theo đường tĩnh mạch, kết hợp các biện pháp điều trị suy tim cấp cứu khác.
Liều khuyến cáo là 50 đến 100 mg theo đường uống mỗi ngày một lần.
Khi dùng theo đường uống, các sản phẩm bổ sung vitamin B1 đa số đều an toàn khi dùng với liều lượng thích hợp. Phản ứng quá mẫn hay phản vệ nghiêm trọng liên quan đến vitamin B1 đã được báo cáo, đặc biệt ở những người dùng thuốc lặp lại. Do đó, bệnh nhân nên được thực hiện xét nghiệm lẩy da nếu nghi ngờ dị ứng B1 hoặc trước đó có phản ứng khi dùng B1. Bác sĩ khuyến cáo bất kỳ người nào có các phản ứng quá mức với vitamin B1 thì không nên tiêm Thiamin. Đặc biệt, các trường hợp tử vong đã được báo cáo sau khi sử dụng vitamin B1 qua đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Thuốc tiêm vitamin B1 có chứa nhôm, do đó có nguy cơ gây khi sử dụng dạng tiêm kéo dài ở bệnh nhân suy thận.
Với phụ nữ mang thai và cho con bú, vitamin B1 vẫn có thể an toàn khi dùng bằng đường uống như một phần của chế độ dinh dưỡng. Hiện nay không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu liều cao hơn có an toàn khi sử dụng khi mang thai và cho con bú hay không.
Những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu thường có nồng độ vitamin B1 thấp và có thể cần bổ sung thêm. Đau dây thần kinh do rối loạn sử dụng rượu có thể trở nên tồi tệ hơn khi nồng độ vitamin B1 quá thấp.
Những bệnh nhân đang điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo có thể có nồng độ B1 thấp và được khuyến cáo bổ sung thêm bằng các sản phẩm phù hợp. Người mắc bệnh gan mãn tính cũng tương tự.
81
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
81
Bài viết hữu ích?