Zalo

Các biểu hiện thiếu vitamin B9 của cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sự thiếu hụt folate có thể xảy ra do chế độ ăn ít trái cây và rau quả tươi. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe như bệnh Celiac và một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này. Cùng tìm hiểu những biểu hiện thiếu vitamin B9 và cách điều trị, phòng tránh.

1. Thiếu vitamin B9 (Folate) là gì? Những triệu chứng thiếu vitamin B9

Folate, còn được gọi là axit folic, là một trong 8 loại vitamin thuộc nhóm B (gọi là vitamin B9). Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp ADN, sản xuất các tế bào hồng cầu cũng như duy trì hoạt động của hệ thần kinh. 

Trường hợp thiếu hụt Folate xảy ra khi cơ thể không thể hấp thụ hoặc chuyển đổi folate thành dạng có thể sử dụng được, thường do chế độ ăn uống thiếu chất, các vấn đề sức khỏe hoặc đột biến gen.

Một trong những biểu hiện thiếu vitamin B9 điển hình là cực kỳ mệt mỏi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Các triệu chứng thiếu máu:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt;
  • Khó thở;
  • Cảm giác khó chịu, cáu gắt;
  • Chóng mặt.

Các dấu hiệu ở miệng:

  • Lưỡi mềm, đỏ;
  • Loét miệng;
  • Giảm cảm giác ngon miệng.

Các triệu chứng về thần kinh:

  • Mất trí nhớ;
  • Khó tập trung;
  • Lú lẫn;
  • Gặp vấn đề với sự phán xét.

Một số triệu chứng thiếu vitamin B9 khác có thể bao gồm:

  • Thiếu năng lượng;
  • Yếu cơ;
  • Trầm cảm;
  • Sụt cân;
  • Bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra cũng có những biểu hiện thiếu vitamin B9 khó phát hiện hơn, chúng bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Tóc bạc;
  • Vết loét miệng;
  • Sưng lưỡi;
  • Gặp vấn đề về sự tăng trưởng;
  • Bệnh thần kinh ngoại biên (do tổn thương 1 hoặc nhiều nhóm dây thần kinh).
 Thiếu folate thường khiến người bệnh có những triệu chứng điển hình của thiếu máu
 Thiếu folate thường khiến người bệnh có những triệu chứng điển hình của thiếu máu

2. Nguyên nhân nào gây thiếu hụt Folate?

Bản chất của Folate là vitamin hòa tan trong nước và không thể tích trữ trong cơ thể. Điều này có nghĩa là ta cần duy trì bổ sung folate cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung. Những nguyên nhân gây thiếu hụt folate bao gồm:

2.1. Thiếu folate do chế độ ăn uống

Chế độ ăn ít trái cây, rau tươi và ngũ cốc là nguyên nhân chính gây thiếu hụt folate. Ngoài ra, việc nấu thức ăn quá chín đôi khi có thể làm giảm lượng folate có trong thực phẩm. Nồng độ folate trong cơ thể bạn có thể giảm xuống chỉ sau vài tuần nếu bạn không duy trì chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

2.2. Thiếu folate do bệnh lý

Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu folate tại đường tiêu hóa và có thể gây ra tình trạng thiếu hụt folate bao gồm:

  • Bệnh Crohn;
  • Bệnh Celiac;
  • Thiếu máu tán huyết;
  • Một số loại ung thư;
  • Các vấn đề nghiêm trọng về thận cần phải điều trị bằng cách chạy thận.

2.3. Thiếu folate do đột biến gen

Một số người bị đột biến gen cản trở quá trình chuyển đổi folate từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung thành methylfolate (thành phần cơ thể có thể sử dụng được) một cách hiệu quả.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc 

Một số loại thuốc cũng có thể gây thiếu hụt folate, bao gồm:

  • Phenytoin (Dilantin);
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole;
  • Methotrexat;
  • Sulfasalazine.
 Một số đồ uống và thực phẩm, chẳng hạn như nước ép cam quýt và rau xanh đậm, là nguồn cung cấp folate dồi dào
 Một số đồ uống và thực phẩm, chẳng hạn như nước ép cam quýt và rau xanh đậm, là nguồn cung cấp folate dồi dào

2.5. Uống quá nhiều rượu

Rượu cản trở sự hấp thụ folate. Nó cũng làm tăng bài tiết folate qua nước tiểu. Do vậy những người nghiện rượu rất dễ thiếu folate.

3. Các yếu tố gia tăng nguy cơ thiếu folate

Các yếu tố có thể làm tăng khả năng bị thiếu hụt folate bao gồm:

  • Nghiện rượu;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người đang ở độ tuổi sinh nở;
  • Ăn thực phẩm nấu quá chín;
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt chất;
  • Mắc các vấn đề về sức khỏe (chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm);
  • Đột biến gen;
  • Hội chứng kém hấp thu, mắc bệnh lý tiêu hóa;
  • Đang sử dụng một số loại thuốc. 

4. Thiếu axit folic khi mang thai có nguy cơ gì?

Axit folic đặc biệt quan trọng trong thai kỳ và có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến thai nhi. Những dị tật này rất nghiêm trọng vì chúng có thể ảnh hưởng đến tủy sống hoặc não của em bé, bao gồm:

  • Bệnh nứt đốt sống (Spina bifida): Đây là tình trạng xảy ra khi tủy sống hoặc não của thai nhi không phát triển đầy đủ trong bụng mẹ. Trẻ  bị mắc bệnh nứt đốt sống có thể cần phải phẫu thuật và thường phải đối mặt với các khuyết tật thể chất khác.
  • Thai vô sọ (Anencephaly): Đây là tình trạng não và hộp sọ của em bé chưa hình thành hoàn toàn trong bụng mẹ. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh mắc bệnh thai vô sọ sẽ chết lưu hoặc mất ngay sau khi sinh.
Bổ sung đủ Folate đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai
Bổ sung đủ Folate đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai

5. Các biến chứng của thiếu folate 

Folate rất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu bình thường. Do vậy khi thiếu hụt có thể gây ra các biến chứng như:

  • Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, có nghĩa là hồng cầu lớn hơn bình thường và không phát triển đầy đủ;
  • Mức độ bạch cầu và tiểu cầu thấp;
  • Những bất thường nghiêm trọng ở tủy sống và não của thai nhi đang phát triển, được gọi là dị tật ống thần kinh;
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

6.  Cách điều trị và phòng ngừa thiếu folate

6.1. Cách điều trị

Bác sĩ sẽ đề xuất điều trị tình trạng thiếu folate của bạn bằng cách bổ sung axit folic. Đối với hầu hết người lớn cần tiêu thụ khoảng 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ xác định mức liều cụ thể cho bạn. Họ cũng sẽ khuyên bạn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Chế độ ăn uống này nên bao gồm trái cây, rau cải và các thực phẩm khác chứa folate hoặc được bổ sung bằng axit folic.

Điều trị thiếu folate có thể bao gồm việc tăng cường lượng folate trong chế độ ăn uống của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng thêm folate hoặc axit folic dưới dạng bổ sung. Những người có đột biến gen ảnh hưởng đến sự hấp thụ folate, được gọi là MTHFR, cần sử dụng folate đã được methyl hóa để tránh thiếu hụt.

Folate thường được kết hợp với các loại vitamin B khác trong các sản phẩm bổ sung, đôi khi được gọi là "vitamin B phức hợp." Phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ rượu hoàn toàn và những người khác có nguy cơ thiếu folate nên hạn chế việc uống rượu.

6.2. Cách phòng ngừa

Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu folate là áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm có chứa folate hoặc axit folic. Folate có thể được tìm thấy tự nhiên trong:

  • Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như bông cải xanh và rau bina;
  • Bắp cải Brussel, măng tây;
  • Các loại đậu: đậu Hà Lan
  • Cam quýt;
  • Trái cây, chẳng hạn như chuối và dưa
  • Nước ép cà chua
  • Trứng và sữa;
  • Nấm;
  • Nội tạng động vật (gan, thận);
  • Thịt và thịt gia cầm;
  • Ngũ cốc, lúa mì, cơm, mỳ ống;
  • Hải sản có vỏ.

Liều folate được khuyến nghị là 400mcg/ngày. Những người có thể mang thai cần bổ sung folate vì nó rất quan trọng cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Nếu bạn bị MTHFR (1 dạng đột biến gen), bạn nên tránh các thực phẩm tăng cường axit folic. Một số biến thể của đột biến gen này ngăn chặn sự phân hủy axit folic thành methylfolate. 

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào cản trở sự hấp thụ folate, bạn cũng nên bổ sung axit folic nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Vitamin B9 có tác dụng gì cho da? Tìm hiểu tác dụng của B9 trong mỹ phẩm

Vitamin B9 có tác dụng gì cho da? Tìm hiểu tác dụng của B9 trong mỹ phẩm

Vitamin B1 có trong thực phẩm nào?

Vitamin B1 có trong thực phẩm nào?

Các dấu hiệu thiếu Vitamin b1 bạn cần biết

Các dấu hiệu thiếu Vitamin b1 bạn cần biết

21

Bài viết hữu ích?