Zalo

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt xỉn màu

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bất cứ ai, bất cứ kiểu da mặt nào cũng đều có thể đối mặt với nguy cơ da mặt xỉn màu, thiếu sức sống. Có nhiều yếu tố có thể góp phần khiến làn da thiếu rạng rỡ, xỉn màu từ thói quen chăm sóc da đến độ tuổi và thậm chí cả lối sống. Tuy nhiên, nếu hiểu được nguyên nhân khiến da xỉn máu thì việc quản lý chúng khá dễ dàng bằng các sản phẩm chăm sóc da mặt. Vậy cách chăm sóc da mặt bị xỉn màu như thế nào?

1. Da xỉn màu là gì?

Trong vấn đề chăm sóc da, tình trạng da mặt xỉn màu về cơ bản có nghĩa là một làn da thiếu rạng rỡ hoặc không có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt. Đặc điểm của da xỉn màu thường là da khô, loang lổ, không đều màu hoặc rất mờ nhạt. Ngoài ra, tình trạng xỉn màu thường đi kèm với kết cấu da không đồng đều, vì da có kết cấu kém, khả năng phản ứng với ánh sáng cũng kém hơn bình thường.

Ảnh 1: Da xỉn màu là vấn đề nhiều người gặp phải
Da xỉn màu là vấn đề nhiều người gặp phải

2. Nguyên nhân khiến da mặt xỉn màu là gì?

Làn da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể, lại tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, vì vậy đôi khi thời tiết sẽ ảnh hưởng đáng kể, khiến da mặt trở nên kèm sắc hơn bình thường. Tuy nhiên vấn đề da mặt xỉn màu thường do một số nguyên nhân như:

  • Mất nước: Việc không uống đủ nước sẽ ảnh hưởng đáng kể tới vẻ ngoài của làn da vì uống nhiều nước giúp tăng cường quá trình hydrat hoá từ bên dưới bề mặt da. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng serum dưỡng ẩm lên mặt để có thể giúp liên kết độ ẩm ở các lớp trên da mặt.
  • Thiếu chất dưỡng ẩm: Sở hữu một làn da khô, thô ráp có nghĩa là bạn cần bổ sung thêm độ ẩm cho da thông qua kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày để giúp hydrat hoá làn da, bảo vệ lớp da mặt mong manh ngoài cùng
  • Do sự tích tụ của tế bào da chất: Da của bạn thường xuyên bong ra các tế bào chết một cách tự nhiên để nhường chỗ cho các tế bào mới. Tuy nhiên đôi khi các tế bào chết không bong ra như bình thường thay vào đó chúng tích tụ trên bề mặt của da dẫn tới một làn da khô, xỉn màu, bong tróc hoặc thậm chí là loang lổ
  • Da quá khô: Da khô có thể nhanh chóng có vẻ ngoài xỉn màu, thiếu sức sống. Điều này còn đặc biệt đúng trong những tháng mùa đông, khi không khí lạnh và khô, độ ẩm thấp
  • Sử dụng thuốc lá: hút thuốc là một trong những yếu tố môi trường quan trọng khiến làn da lão hoá sớm. Nguyên nhân là do thuốc lá làm giảm quá trình sản xuất collagen và làm suy giảm các sợi đàn hồi, mô liên kết trên da của bạn. Nó cũng có thể làm tăng căng thẳng oxy hoá trong tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão hoá và góp phần khiến làn da xỉn màu.
  • Sự lão hoá: lão hoá là một phần tất yếu khi con người già đi, đồng nghĩa với da mặt cũng lão hoá theo thời gian dẫn tới các biểu hiện xỉn màu. Mặc dù bạn không thể kiểm soát quá trình lão hoá, nhưng bạn có thể áp dụng thói quen chăm sóc da, cung cấp thêm độ ẩm và dưỡng chất cho da để có một làn da khỏe mạnh và tràn đầy sức sống
Ảnh 2: Việc làm sạch da nhẹ nhàng mỗi ngày là mấu chốt để có một làn da trắng sáng
Việc làm sạch da nhẹ nhàng mỗi ngày là mấu chốt để có một làn da trắng sáng

3. Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt bị xỉn màu

Để có thể cải thiện tình trạng da mặt bị xỉn màu bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Tiếp xúc với da mặt thật nhẹ nhàng: việc làm sạch da mặt, loại bỏ lớp trang điểm hoặc bụi bẩn là rất cần thiết trong hoạt động chăm sóc da mặt hàng ngày tuy nhiên hãy thực hiện các động tác này thật nhẹ nhàng. Tránh chà xát mạnh và dùng xà phòng, vì có thể khiến da mặt bị khô, kích ứng da, đỏ da hoặc bong tróc da. Thay vào đó hãy sử dụng dầu tẩy trang để loại bỏ mỹ phẩm, kem chống nắng mà không làm bong tróc và làm hỏng lớp ngoài cùng của da mặt. Sau đó, bạn nên rửa mặt lần thứ hai bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ dầu, chất bẩn
  • Tránh sử dụng nước nóng: Nước quá nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ ngoài da, khiến da mặt bị khô và kích ứng. Nó cũng có thể gây ra sự giãn nở bề mặt của mạch máu khiến da ửng đỏ. Thay vào đó bạn nên sử dụng nước ấm khi rửa mặt, lựa chọn những loại sữa rửa mặt dưỡng ẩm có thành phần như dầu dừa, bơ hạt hoặc dầu hạnh nhân giúp giữ ẩm tốt hơn
  • Tẩy da chết thường xuyên: việc tẩy tế bào chết định kỳ trên da là chìa khoá để bạn có một làn da trắng sáng hơn. Khi các tế bào da chết tích tụ trên các lớp bên ngoài của da có thể khiến da mặt trông xỉn màu, khô và bong tróc, thậm chí có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tẩy da chết thường xuyên là cách chăm sóc da mặt xỉn màu hiệu quả, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và làm đều màu da. Hơn nữa việc tẩy da chết thường xuyên còn có thể làm tăng quá trình tái tạo tế bào và kích thích sản xuất collagen. Tốt nhất bạn nên tẩy da chết 2 lần/ tuần nhưng đặc biệt cẩn thận nếu da quá khô hoặc bị kích ứng.
  • Lựa chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp: tuỳ thuộc vào đặc điểm của da mặt mà bạn có thể lựa chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp. Đầu tiên có thể sử dụng bàn chải tẩy tế bào chết, bọt biển, găng tay là phương pháp vật lý. Bên cạnh đó có thể sử dụng các hợp chất như axit glycolic, lactic, tartaric và citric hoặc axit salicylic để tẩy tế bào chết. Sau khi tẩy tế bào chết hãy thoa kem dưỡng ẩm ngay để bảo tồn độ ẩm và bảo vệ các tế bào da mới lộ ra
  • Đắp mặt nạ: việc đắp mặt nạ hàng tuần là cách chăm sóc da mặt tuyệt vời giúp làn da bạn trở nên sáng hơn. Hãy lựa chọn những loại mặt nạ có chất chống oxy hoá, axit hyaluronic, các thành phần dưỡng ẩm. Bạn có thể sử dụng mặt nạ từ 1-3 lần mỗi tuần tùy thuộc vào sản phẩm và loại da của bạn
  • Tối đa hóa việc dùng kem dưỡng ẩm: bạn nên dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày với sản phẩm phù hợp để duy trì sức khỏe làn da và điều trị các loại viêm da khác nhau. Việc dưỡng ẩm sẽ giúp sửa chữa, cải thiện hàng rào bảo vệ da, giúp da căng mọng và không bị xỉn màu.
  • Kích thích tăng trưởng collagen bằng retinoid: Retinoids là dẫn xuất của vitamin A được chứng minh có tác dụng kích thích tăng trưởng collagen và bình thường hoá quá trình tái tạo tế bào da. Retinoids giúp tẩy tế bào chết trên da và mang lại các tế bào da tươi mới hơn. Chúng cũng làm mịn và làm mỏng lớp tế bào cuối cùng bên ngoài da giúp ánh sáng phản chiếu tốt hơn trên bề mặt da mịn màng này.
  • Thoa kem chống nắng hàng ngày: giúp ngăn ngừa tác hại do tia cực tím gây ra, bao gồm rối loạn sắc tố da, các đốm nâu lão hoá cũng như kết cấu thô ráp, dễ xỉn màu của da
  • Hạn chế rượu bia: vì rượu có thể làm mất nước nghiêm trọng và làm xỉn màu da
  • Xây dựng chế độ ăn cân bằng: chất lượng thực phẩm mà bạn tiêu thụ ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, kể cả sức khỏe làn da. Bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm có nhiều axit béo lành mạnh vào chế độ ăn uống như cá, quả óc chó, hạt lanh. Các axit béo rất quan trọng đối với làn da khỏe mạnh, vì chúng thúc đẩy sản xuất tế bào bên dưới bề mặt da, củng cố hàng rào bảo vệ da và giảm viêm. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp chống viêm da và tổn thương gốc tự do. Các loại hạt như quả óc chó, hạt bí ngô, cà chua có thể giúp bảo vệ làn da.
  • Ngủ đủ giấc: Quá trình tái tạo tế bào xảy ra trong khi chúng ta đang ngủ và việc thiếu ngủ sẽ trực tiếp đóng vai trò trong việc tái tạo da kém, dẫn tới làn da mệt mỏi và xỉn màu

Tóm lại, vấn đề da mặt xỉn màu có thể do mất nước, lối sống thiếu lành mạnh hoặc không chăm sóc da kỹ càng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tăng cường mức độ rạng rỡ của da thông qua việc tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm 2 lần/ngày, đắp mặt nạ cũng như dùng các sản phẩm chứa retinoid để thay thế làn da xỉn màu bằng da khoẻ mạnh và tươi sáng hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Gợi ý quy trình chăm sóc da mặt trong 1 tuần

Gợi ý quy trình chăm sóc da mặt trong 1 tuần

Cách ngăn mồ hôi nách: Tiêm Botox là 1 gợi ý

Cách ngăn mồ hôi nách: Tiêm Botox là 1 gợi ý

Các nguyên nhân gây lỗ chân lông to trên da mặt

Các nguyên nhân gây lỗ chân lông to trên da mặt

Nếu da mỏng yếu có nên tái tạo da không?

Nếu da mỏng yếu có nên tái tạo da không?

Da nhiễm corticoid là như thế nào? Dấu hiệu và hậu quả

Da nhiễm corticoid là như thế nào? Dấu hiệu và hậu quả

11

Bài viết hữu ích?