Bún là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Các loại bún khá dễ ăn và có hương vị khá đa dạng trở thành món ăn được ưa chuộng. Một số người cho rằng nên ăn bún thay cơm giúp giảm cân. Một số khác lại cho rằng ăn bún gây ra béo phì, vì nó là tinh bột. Vậy giảm cân ăn bún được không và thực đơn giảm cân với bún như thế nào?
1.Thành phần dinh dưỡng của bún
Nguyên liệu chính được sử dụng để làm bún thường là bột gạo tẻ hay gọi là bún trắng hoặc bột gạo lứt còn gọi làbún gạo lứt, thêm một chút bột năng và muối. Bột sau khi trải qua công đoạn ủ và nhồi cẩn thận được cho vào máy ép tạo hình để tạo ra sợi bún dài, nhỏ, trắng, mịn và dai. Bún khi đó nếu được sử dụng ngay được gọi là bún tươi. Ngoài ra còn có các loại bún khô, là loại bún dễ tích trữ và bảo quản trong căn bếp của mỗi gia đình để có thể sẵn dùng bất cứ khi nào.
Bún là một thực phẩm được nhiều người lựa chọn sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Bún có tác dụng giúp cung cấp năng lượng và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Những nguyên liệu khác để nấu bún như thịt, cá, cua, tôm, móng giò, bò, chả, giò,... cũng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Trong 100g bún tươi còn cung cấp cho cơ thể: 25.7g tinh bột; 500mg chất xơ; 1.7g protein; 12mg canxi; 200mcg sắt; 32mg phốt pho và 1.3g vitamin PP (một dạng vitamin nhóm B).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100g bún tươi cung cấp cho cơ thể khoảng 110 calo, còn trong 100g bún khô cung cấp cho cơ thể khoảng 130 calo. Việc tính calo trong mỗi bữa ăn sẽ giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi bữa. Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát hoặc điều chỉnh cân nặng theo ý muốn.
2.Một gợi ý thực đơn giảm cân với bún
Thực đơn giảm cân với bún, cụ thể như sau:
Ngày thứ nhất
Bữa sáng: 1 bát bún nhỏ cùng với 1 ly nước ép hoa quả tùy loại.
Bữa trưa: 1 củ khoai lang kèm theo 1 đĩa rau luộc tùy theo sở thích.
Bữa tối: 1 quả thanh long cùng với 1 ly sữa tươi không đường.
Ngày thứ hai
Bữa sáng: 1 bát phở gạo lứt giảm cân cỡ nhỡ.
Bữa trưa: nửa bát cơm gạo lứt cùng với 1 đĩa thịt luộc
Bữa tối: nửa miếng ức gà cùng với một quả táo.
Ngày thứ ba
Bữa sáng: 2 miếng bánh mì nguyên cám.
Bữa trưa: 1 quả trứng luộc cùng với 1 đĩa rau củ luộc.
Bữa tối: 1 trái táo.
Ngày thứ tư
Bữa sáng: 1 ly sinh tố hoa quả cùng với một lát bánh mì yến mạch.
Bữa trưa: 1 quả trứng cùng 1 bát cơm gạo lứt và ½ đĩa thịt luộc.
Bữa tối: 1 bát bún gạo lứt trộn với ức gà.
Ngày thứ năm
Bữa sáng: 2 lát bánh mì yến mạch cùng với 1 quả trứng luộc.
Bữa trưa: 1 bát bún gạo lứt trộn với salad.
Bữa tối: 1 đĩa rau luộc cùng với 1 bát canh gà.
Ngày thứ sáu
Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch.
Bữa trưa: 1 bát bún nhỏ.
Bữa tối: 1 đĩa salad trộn trứng cùng với 1 ly sinh tố giảm cân.
Bạn có thể thay đổi linh hoạt các món ăn theo ngày mà vẫn đảm bảo hiệu quả giảm cân, giảm mỡ thừa cho cơ thể.
3.Lưu ý khi thực hiện giảm cân với bún
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là giảm cân ăn bún được không hay ăn bún giảm cân được không. Câu trả lời là có nhưng cần chú ý đến lượng tiêu thụ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để duy trì cân nặng, một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trung bình khoảng 1800 đến 2500 calo tùy thể trạng, cân nặng cũng như công việc và giới tính. Khi ăn bún, không nên ăn quá 400g calo mỗi ngày và điều chỉnh giảm tiêu thụ các thực phẩm khác để đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể không vượt quá con số 1800 đến 2500 calo sẽ không gây ra tăng cân, béo phì.
Ngược lại, khi bạn ăn quá nhiều bún và không cắt giảm lượng tiêu thụ các thực phẩm khác, bạn sẽ nhanh chóng bị tăng cân. Tóm lại, ăn bún giảm cân được không thì không phụ thuộc hoàn toàn vào việc bún bao nhiêu calo. Điều quan trọng nhất vẫn là cách ăn cũng như lượng bún mà bạn nạp vào cơ thể.
Nếu muốn kiểm soát cân nặng hay giảm cân và giữ dáng, một số lưu ý khi ăn bún, cụ thể như sau:
Nên lựa chọn bún gạo lứt thay vì bún gạo trắng thông thường: Khi đang giảm cân, bạn có thể ăn bún gạo lứt. Trong thành phần bún gạo lứt có chứa nhiều chất xơ hơn và chính lượng chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn qua đó giảm lượng thức ăn mà bạn chủ động nạp vào cơ thể trong ngày.
Chú ý cách chế biến: Các loại bún được nấu và bán sẵn ngoài cửa hàng thường chứa rất nhiều chất béo. Bạn hãy tự nấu ở nhà với các bữa ăn lành mạnh hơn như bún gạo lứt trộn rau củ, bún gạo lứt xào trứng, bún tươi chấm xì dầu hay bún khô nấu cá rô.
Chú ý đến lượng calo nạp vào hàng ngày: Bạn có thể tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu đã ăn một loại bún giàu calo thì cần giảm số tinh bột và các loại thực phẩm chứa nhiều calo xuống. Nếu bữa sáng bạn đã ăn bún bò Huế thì bữa trưa và tối có thể cắt tinh bột, tăng cường ăn các món ăn luộc. Việc này sẽ hạn chế được lượng calo qua đó có tác dụng giúp giảm cân, giữ dáng.
Các đồ ăn kèm ít calo: Ăn bún cùng đồ ăn kèm ít calo như đậu phụ, các loại rau sống, cá rim thay vì các loại cá chiên, thịt trắng không da thay vì thịt đỏ, thịt có da và có mỡ sẽ giúp quá trình giảm cân tốt hơn.
Duy trì thói quen và cường độ vận động phù hợp tác dụng tăng cường đốt cháy calo nạp vào cơ thể qua các bữa ăn.
Ăn bún thay cơm: Điều này đồng nghĩa với việc khi ăn bún không ăn thêm cơm. Lựa chọn bún gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao hơn tác dụng giúp no lâu hơn.
Thời điểm ăn bún vào buổi sáng: Theo các chuyên gia sức khỏe thì mọi người nên ăn bún vào buổi sáng, hạn chế ăn vào bữa tối. Ăn bún trong bữa sáng thì cơ thể sẽ có một ngày để tiêu thụ và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động, không gây tích mỡ thừa cho cơ thể.
Những người không nên ăn bún thường xuyên: Một số người có tiền sử đã mắc bệnh dạ dày không nên áp dụng thực đơn giảm cân với bún. Nguyên nhân là do trong thực phẩm này có chứa chất lên men, gây hại cho dạ dày.
Tương tự như bất kỳ thực phẩm nào khác, khi ăn bún cũng có nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình đi mua loại thực phẩm này, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Tránh mua các loại bún đã được tẩy trắng: Chất tẩy trắng này thường là tinopal, sử dụng thời gian lâu dài có thể gây bệnh lý về gan, thận và ung thư. Bún sạch làm từ gạo nguyên chất thường có màu trắng đục. Nếu thấy sợi bún trắng sáng, khi dùng đèn cực tím chiếu vào thấy sợi bún phát sáng thì chắc chắn trong thành phần của loại bún này có chất tinopal.
Nhiều cơ sở sản xuất bún còn sử dụng hàn the để làm đanh sợi bún. Hàn the có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban trên da. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều hàn the, chúng ta sẽ có nguy cơ bị rụng tóc, gây hại cho thận. Khi mua bún bạn nên lựa chọn loại sợi mềm và khi bóp bằng tay dễ nát.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, để làm bún thì người ta cần ngâm bột gạo trong khoảng thời gian kéo dài từ 48 đến 72 tiếng. Tinh bột khi lên men sẽ có độ chua nhất định. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều bún sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày. Những người có tiền sử bệnh dạ dày, đại tràng cũng không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên.
Ăn bún dễ gây ra tình trạng lạnh bụng nên đối với những người đang bị rối loạn tiêu hóa cũng nên kiêng ăn bún. Những người nên hạn chế ăn bún bao gồm trẻ nhỏ, người già yếu và phụ nữ mới sinh do những đối tượng có hệ tiêu hóa khá nhạy cảm.
Để giảm cân, ngoài việc lên thực đơn với bún, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng để giúp chuyển hóa, tiêu hao mỡ. Đây là biện pháp giảm cân không xâm lấn sử dụng dịch truyền là các loại vitamin và khoáng chất giúp tiêu hao mỡ một cách tự nhiên mà không làm mất cơ, bạn vẫn giữ được vóc dáng cân đối mà không bị mất nước.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu