Lăn kim trên da, hay còn gọi là liệu pháp micro-needling, đang trở thành một xu hướng phổ biến trong việc chăm sóc da. Quá trình này thường sử dụng một dụng cụ chứa nhiều kim nhỏ, được cuộn lên và xuống trên da để tạo ra những lỗ nhỏ.
Mục tiêu của lăn kim trên da là kích thích quá trình tự nhiên tái tạo tế bào da và tăng cường sản xuất collagen. Collagen là một loại protein quan trọng giữ cho làn da đàn hồi và săn chắc. Khi da bị tổn thương bởi những lỗ nhỏ do lăn kim, quá trình tự nhiên của cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra collagen để sửa chữa và tái tạo da.
Các lợi ích của lăn kim trên da bao gồm cải thiện tình trạng nếp nhăn, làm mờ vết thâm, giảm tình trạng sẹo, đặc biệt là sẹo rỗ do mụn trứng cá và trẻ hóa làn da
“Lăn kim có đau không?” là thắc mắc của rất nhiều người muốn trải nghiệm liệu pháp lăn kim trên da. Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì lăn kim là một phương pháp ít nhiều có xâm lấn nên dễ có cảm giác đau rát. Tuy nhiên, đau nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ chịu đau của từng người.
Một số người mô tả cảm giác lăn kim trên da giống như cảm giác châm chích nhẹ, trong khi người khác có thể cảm thấy đau hơn một chút. Nhưng đa số mọi người cho biết cảm giác này là chấp nhận được và mang lại kết quả tích cực cho làn da của họ.
Việc sử dụng liệu pháp lăn kim trên da cần được thực hiện bởi những chuyên gia có kinh nghiệm để giảm đau khi lăn kim và đảm bảo an toàn. Kỹ thuật thích hợp giúp giảm nguy cơ gây tổn thương và tăng cường hiệu quả điều trị.
Để giảm đau khi lăn kim hiệu quả, các chuyên gia thẩm mỹ luôn sử dụng phương pháp ủ tê khi lăn kim. Chỉ 30 phút trước khi bắt đầu thực hiện liệu trình, ủ tê khi lăn kim sẽ giúp giảm hẳn cảm giác châm chích và khó chịu trên da. Ngoài ra, để giảm đau khi lăn kim bạn nên ngừng sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào có thể gây kích ứng da, như retinol và các chất tẩy da chết khác trước khi điều trị. Nếu bạn cạo râu hoặc tẩy lông trên da mặt bằng dao cạo hoặc kem tẩy lông thì cần ngừng thực hiện vài ngày trước khi thực hiện liệu pháp lăn kim trên da.
Chăm sóc da sau quá trình lăn kim là điều quan trọng để đảm bảo làn da được phục hồi một cách hiệu quả và giảm thiểu các tác động phụ có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc da cơ bản sau khi thực hiện lăn kim:
Trong 3 ngày đầu sau điều trị lăn kim, bạn chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch và dùng bông tẩy trang hoặc khăn mềm thấm nhẹ. Sau 3 ngày, có thể sử dụng sữa rửa mặt dành cho làn da nhạy cảm để làm sạch sâu hơn. Lưu ý, cần hạn chế việc cọ xát mạnh vào vùng da đã được lăn kim.
Bôi kem dưỡng ẩm hay serum tế bào gốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn và tránh kích ứng da. Thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp giữ ẩm cho da đẩy nhanh quá trình bong vảy. Cân nhắc sử dụng các sản phẩm chứa thành phần như hyaluronic acid để tăng cường độ ẩm cho da.
Để giảm cảm giác đau đớn và châm chích ngoài ủ tê khi lăn kim, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp ít nhất trong 24 - 48 giờ sau khi lăn kim để tránh kích thích làn da nhạy cảm.
Bắt buộc sử dụng kem chống nắng hàng ngày, kể cả khi ở trong nhà để hạn chế tình trạng da bị đen sạm, tăng sắc tố. Nên sử dụng kem chống nắng với SPF 30 trở lên, PA+++. Thoa kem chống nắng sau kem dưỡng ẩm trước khi ra ngoài khoảng 20 - 30 phút, thoa lại sau 2 - 3 tiếng.
Tránh tập thể dục hoặc hoạt động thể chất nặng trong vài ngày sau khi lăn kim để tránh tăng cường tình trạng đỏ và sưng.
Hạn chế việc chạm tay vào vùng da đã được lăn kim để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn nên đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để làn da sớm hồi phục.
Chế độ ăn uống phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau lăn kim trên da. Uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 2,5 – 3L nước/ ngày. Không ăn nhiều các loại trái cây có tính nóng như như sầu riêng, mít, vải, xoài… Thay vào đó bổ sung nhiều rau củ quả tươi, các loại quả mọng giàu vitamin C, E như cam, táo, bưởi… Bổ sung một số thực phẩm tốt cho quá trình tái tạo da và làm lành sẹo như chân giò lợn, bì heo và thức ăn nhiều đạm chất lượng như thịt, cá, trứng, sữa…
Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc tác động phụ nào, hãy thảo luận với chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu điều trị cho bạn.
Tóm lại, mặc dù liệu pháp lăn kim có thể mang lại một chút châm chích và khó chịu nhưng với những lợi ích lâu dài mà nó đem lại, nhiều người vẫn chọn lựa phương pháp này để cải thiện tình trạng da của mình. Quan trọng nhất, việc thực hiện lăn kim cần được tiến hành bởi các chuyên gia thẩm mĩ có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối đa.
Ngoài lăn kim thì bạn cũng có thể tham khảo thêm phương pháp Phi kim + PRP để giúp phục hồi trẻ hóa da tự nhiên. Sau mỗi liệu trình Phi kim + PRP, da sẽ khỏe hơn và tình trạng da sẹo, nám, da lão hóa, dày sừng giảm rõ rệt.
33
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
33
Bài viết hữu ích?