Zalo

Độ tuổi suy giảm trí nhớ nhiều nhất?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Nhiều người đặt ra câu hỏi tuổi nào bị suy giảm trí nhớ hay trí nhớ suy giảm ở tuổi nào? Một số vấn đề về trí nhớ và sự suy giảm nhẹ ở các kỹ năng tư duy khác là những dấu hiệu thường gặp của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa sự thay đổi trí nhớ bình thường và tình trạng suy giảm trí nhớ liên quan đến chứng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và những rối loạn liên quan khác. Cùng tìm hiểu độ tuổi suy giảm trí nhớ nhiều nhất trong bài viết sau đây.

1. Tuổi tác ảnh hưởng đến não bộ và khả năng ghi nhớ như thế nào?

Trí nhớ suy giảm ở tuổi nào? Tuổi tác có liên quan chặt chẽ với việc khả năng ghi nhớ và các chứng suy giảm trí nhớ. Cụ thể như sau:

1.1. Khả năng ghi nhớ và quá trình lão hóa

Theo thời gian, khi độ tuổi ngày càng cao thì việc mất trí nhớ nhẹ là điều bình thường. Ví dụ, đôi khi, bạn có thể quên tên một người quen nhưng sau đó lại nhớ lại. Bạn có thể để quên kính hoặc cần viết danh sách để ghi nhớ các nhiệm vụ.

Những thay đổi trong trí nhớ này có thể gây khó chịu nhưng là điều hoàn toàn bình thường và có thể kiểm soát được. Việc thay đổi trí nhớ không làm gián đoạn khả năng làm việc, sống độc lập hoặc duy trì đời sống xã hội.

1.2. Khả năng ghi nhớ và mất trí nhớ

Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể mà là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, lý luận, phán đoán, ngôn ngữ và các kỹ năng tư duy khác.

độ tuổi suy giảm trí nhớ
Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể mà là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ 

Chứng sa sút trí tuệ thường bắt đầu với các dấu hiệu triệu chứng nhẹ sau đó trầm trọng hơn theo thời gian và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của một người, bao gồm làm việc, quản lý các công việc hàng ngày, tương tác xã hội và các mối quan hệ.

Mất trí nhớ thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên hoặc dễ nhận biết hơn của bệnh mất trí nhớ. Các dấu hiệu ban đầu của tình trạng mất trí nhớ có thể bao gồm:

  • Lặp đi lặp lại những câu hỏi tương tự;
  • Quên những từ thông dụng khi nói;
  • Trộn lẫn các từ như nói “giường” thay vì “bàn”;
  • Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các công việc quen thuộc như làm theo một công thức nấu ăn;
  • Đặt đồ đạc ở những vị trí không thích hợp như để ví trong ngăn kéo nhà bếp;
  • Bị lạc khi đi bộ hoặc lái xe ở khu vực quen thuộc;
  • Xuất hiện những thay đổi về tâm trạng hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng;

1.3. Tình trạng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ

Suy giảm nhận thức nhẹ liên quan đến sự suy giảm đáng chú ý ở ít nhất một lĩnh vực kỹ năng tư duy như trí nhớ. Các nhà nghiên cứu và bác sĩ vẫn đang tìm hiểu về chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Đối với một số người, tình trạng không xấu đi và họ có thể duy trì sự độc lập. Đối với những người khác, suy giảm nhận thức nhẹ là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer hoặc một chứng rối loạn khác gây mất trí nhớ.

2. Độ tuổi suy giảm trí nhớ nhiều nhất là tuổi nào? 

Nhiều người có thắc mắc tuổi nào bị suy giảm trí nhớ nhiều nhất hay trí nhớ suy giảm ở tuổi nào nhiều nhất? Nhắc đến tình trạng suy giảm trí nhớ người ta hình dung một người cao tuổi yếu ớt, tiều tụy và cần được chăm sóc. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều người phát bệnh khi ở độ tuổi lao động.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Alzheimer cho thấy có trên 42 nghìn người Anh có độ tuổi suy giảm trí nhớ là dưới 65 tuổi. Trong đó, có nhiều trường hợp độ tuổi suy giảm trí nhớ là từ 30 đến 40 tuổi. 

Theo những báo cáo cũng đưa ra những dự báo số lượng người khởi phát bệnh mất trí nhớ có thể tăng 20% trong 4 thập kỷ tới. Tình trạng suy giảm trí nhớ được coi là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa gây ra ảnh ​​hưởng nặng nề đến cuộc sống người già. 

Khoảng 1/10 trường hợp suy giảm trí nhớ xuất hiện ở người trẻ tuổi là liên quan đến lạm dụng rượu. Các dấu hiệu triệu chứng bệnh bao gồm những vấn đề liên quan đến trí nhớ như lú lẫn, ảo giác, loạn thần, rối loạn ngôn ngữ, lời nói hay đi lại khó khăn.

Tình trạng suy giảm trí nhớ đang gây nên những gánh nặng đáng kể lên ngành y tế. Mặc dù, đã nghiên cứu nhiều thập kỷ nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được cách chữa trị hay thậm chí ngăn chặn thật sự hiệu quả sự tiến triển của bệnh.

3. Tình trạng suy giảm trí nhớ thường bắt đầu ở tuổi nào?

Các nhà khoa học cho biết, độ tuổi suy giảm trí nhớ bắt đầu từ tuổi 45 chứ không phải 60 tuổi như nhiều người nghĩ trước đây. Đây là thời điểm bộ não bắt đầu mất đi sự nhạy bén trong trí nhớ cũng như khả năng lý luận và hiểu biết. 

Một nghiên cứu lớn có tên Whitehall II được thực hiện trong khoảng 10 năm với hơn 7.000 công chức trong độ tuổi từ 45 đến 70 trong đó có 5.000 nam và 2.000 nữ đã đồng ý trải qua các bài kiểm tra nói và viết ba lần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thập kỷ qua, khả năng suy luận tinh thần của nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 49 đã giảm 3,6%. Quá trình này dường như đã tăng tốc ở các nhóm tuổi lớn hơn. Nam giới từ 65 đến 70 tuổi giảm 9,6% trong khi phụ nữ giảm tốt hơn một chút ở mức 7,4%.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các bài kiểm tra để đo lường hiệu suất tinh thần của công chức. Một trong số đó, được gọi là Alice Heim 4-I, là một chuỗi gồm 65 bài toán lý luận bằng lời nói và toán học với độ khó tăng dần. Sau đó là bài kiểm tra trí nhớ ngôn ngữ ngắn hạn với việc đưa cho một danh sách 20 từ có một hoặc hai âm tiết và yêu cầu viết ra tất cả những gì họ có thể nhớ theo bất kỳ thứ tự nào trong vòng hai phút tiếp theo. Kết luận của các nhà khoa học là độ tuổi suy giảm trí nhớ diễn ra sớm hơn hầu hết chúng ta mong đợi. Ngay cả những người có bộ não suy thoái nhanh nhất cũng có thể dễ mắc chứng mất trí nhớ trong cuộc sống sau này.

Việc đảm bảo sức khỏe tim mạch đã được chứng minh có công dụng làm chậm quá trình lão hóa. Các nghiên cứu cho thấy những người bị huyết áp cao, béo phì và cholesterol cao có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch cũng có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ với tỷ lệ cao hơn.

độ tuổi suy giảm trí nhớ
Việc đảm bảo sức khỏe tim mạch đã được chứng minh có công dụng làm chậm quá trình lão hóa 

4. Làm sao để ngăn chặn suy giảm trí nhớ?

Hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra nhiều cách thức để ngăn chặn tình trạng suy giảm trí nhớ, cụ thể như sau: 

4.1. Duy trì tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là phương pháp giúp trí não luôn nhạy bén. Luyện tập thể dục thể thao làm tăng lượng oxy đến não và giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn dẫn đến mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong sự dẻo dai của thần kinh bằng cách thúc đẩy các yếu tố tăng trưởng và kích thích các kết nối thần kinh mới.

Bạn có thể tham khảo và luyện tập các bài tập thể dục nhịp điệu là rất tốt cho não đồng thời giúp máu lưu thông tốt. Thời điểm luyện tập thể dục vào buổi sáng trước khi bắt đầu ngày mới. Các hoạt động thể chất phối hợp tay - mắt hoặc các kỹ năng vận động phức tạp đặc biệt có lợi cho việc xây dựng trí não.

4.2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Chất lượng giấc ngủ cũng như thời gian của một giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với tình trạng suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã thống kê 95% người trưởng thành cần ngủ từ 7,5 đến 9 giờ mỗi đêm để tránh tình trạng thiếu ngủ. 

Giấc ngủ rất quan trọng đối với việc học tập và trí nhớ theo một cách cơ bản hơn. Nghiên cứu cho thấy giấc ngủ cần thiết để củng cố trí nhớ, với hoạt động tăng cường trí nhớ quan trọng xảy ra trong giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ.

Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ thì mỗi người cần:

  • Có một lịch trình ngủ đều đặn;
  • Đi ngủ vào cùng một thời điểm vào mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng;
  • Tránh tất cả các màn hình ít nhất một giờ trước khi đi ngủ bởi ánh sáng xanh phát ra từ TV, máy tính bảng, điện thoại và máy tính sẽ kích hoạt sự tỉnh táo và ức chế các hormone như melatonin khiến buồn ngủ.
  • Cắt giảm lượng caffeine: Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ của mỗi người theo những cách khác nhau. Cụ thể, một số người rất nhạy cảm và ngay cả cà phê buổi sáng cũng có thể cản trở giấc ngủ vào ban đêm. Việc giảm lượng tiêu thụ hoặc cắt bỏ hoàn toàn cà phê nếu nó là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.

4.3. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là yếu tố quan trọng quyết định độ tuổi suy giảm trí nhớ. Theo thời gian, căng thẳng mãn tính sẽ phá hủy các tế bào não và làm tổn thương vùng hải mã, vùng não liên quan đến việc hình thành ký ức mới và lấy lại ký ức cũ. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa căng thẳng và mất trí nhớ.

Một số cách để để quản lý căng thẳng như sau:

  • Đặt kỳ vọng thực tế;
  • Nghỉ giải lao suốt cả ngày;
  • Thể hiện cảm xúc của chính mình thay vì kìm nén chúng;
  • Thiết lập sự cân bằng lành mạnh giữa thời gian làm việc và giải trí;
  • Tập trung vào một nhiệm vụ tại một thời điểm, thay vì cố gắng thực hiện nhiều nhiệm vụ.

4.4. Hãy cười

Tiếng cười là liều thuốc tốt nhất và điều đó đúng với bộ não, trí nhớ cũng như cơ thể. Không giống như những phản ứng cảm xúc vốn chỉ giới hạn ở những vùng cụ thể của não, tiếng cười tác động đến nhiều vùng trên toàn bộ não nên tiếng cười giúp cải thiện độ tuổi suy giảm trí nhớ.

Việc lắng nghe những câu chuyện cười và luyện tập các câu chuyện kích hoạt các vùng não quan trọng đối với việc học tập và sáng tạo. Như nhà tâm lý học Daniel Goleman đã lưu ý trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc của mình thì tiếng cười giúp mọi người suy nghĩ rộng rãi hơn và liên kết tự do hơn.

Một số cách để mang lại tiếng cười, cụ thể như sau:

  • Cười vào chính mình: Cách tốt nhất để bớt nghiêm túc hơn là nói về những lúc chúng ta quá coi trọng bản thân.
  • Lắng nghe những câu chuyện cười: Hầu hết mọi người đều rất vui khi chia sẻ điều gì đó hài hước vì điều đó mang lại cho họ cơ hội cười trở lại và tận hưởng sự hài hước.
  • Dành thời gian với những người vui vẻ, vui tươi: Đây là những người dễ cười và là những người thường xuyên tìm thấy sự hài hước trong các sự kiện hàng ngày. Dành thời gian trò chuyện với những người vui tươi, bởi tiếng cười có khả năng lan truyền.
  • Chú ý đến trẻ em và bắt chước chúng: Trẻ em những chuyên gia vui chơi, xem nhẹ cuộc sống và cười đùa.

4.5. Ăn uống theo chế độ ăn tăng cường trí não

Tương tự như cơ thể cần nhiên liệu, bộ não cũng vậy. Chế độ ăn dựa trên trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo “lành mạnh” như dầu ô liu, các loại hạt, cá và protein nạc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của não, vấn đề không chỉ nằm ở những gì bạn ăn mà còn là những gì bạn không ăn.

Những lời khuyên về dinh dưỡng sau đây sẽ giúp tăng cường năng lực trí tuệ và cải thiện độ tuổi suy giảm trí nhớ:

  • Các thực phẩm bổ sung omega-3: Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 đặc biệt có lợi cho sức khỏe não bộ. Cá là nguồn cung cấp omega-3 phong phú như các “cá béo” nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. Một số nguồn cung cấp omega 3 không phải cá như rong biển, quả óc chó, hạt lanh xay, dầu hạt lanh, bí mùa đông, đậu thận và đậu pinto, rau bina, bông cải xanh, hạt bí ngô và đậu nành.
Nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 đặc biệt có lợi cho sức khỏe não bộ 
  • Hạn chế lượng calo và chất béo bão hòa: Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa từ các nguồn như thịt đỏ, sữa nguyên chất, bơ, pho mát, kem và kem làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả: Các loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất bảo vệ tế bào não khỏi bị hư hại. Các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc là nguồn “siêu thực phẩm” chống oxy hóa đặc biệt tốt.
  • Uống trà xanh: Trong thành phần của trà xanh chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do có thể làm hỏng tế bào não. Việc tiêu thụ trà xanh thường xuyên có thể tăng cường trí nhớ, sự tỉnh táo và làm chậm quá trình lão hóa não.
  • Uống rượu vang hoặc nước nho có chừng mực: Kiểm soát lượng rượu tiêu thụ là điều quan trọng vì rượu sẽ giết chết các tế bào não. Nhưng ở mức độ vừa phải khoảng 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ; 2 ly đối với nam giới thì rượu lại có thể cải thiện trí nhớ và nhận thức. Rượu vang đỏ là lựa chọn tốt nhất vì nó giàu resveratrol, một loại flavonoid giúp tăng cường lưu lượng máu đến não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các lựa chọn chứa resveratrol khác bao gồm nước ép nho, nước ép nam việt quất, nho tươi và quả mọng cũng như đậu phộng.

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi trí nhớ suy giảm ở tuổi nào và những cách để cải thiện độ tuổi suy giảm trí nhớ. Bất cứ ai trong chúng ta có khả năng tạo ra nhiều tế bào thần kinh hơn để làm chậm lão hóa não. Những hiệu quả tích lũy của các thói quen đơn giản như đã liệt kê ở trên có thể làm trẻ hóa bộ não và giúp bạn sống lâu hơn.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo phương pháp làm chậm quá trình lão hóa của não bộ bằng cách truyền NAD IV. Bằng cách giảm thiểu các dấu hiệu triệu chứng và cải thiện tâm trạng, truyền tĩnh mạch NAD IV thường xuyên có thể giúp quản lý các dấu hiệu triệu chứng của tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng một cách dễ dàng hơn giúp bạn tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa não, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến sa sút trí tuệ.

Nguồn tham khảo: helpguide.org,mayoclinichealthsystem.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Lão hóa não bắt đầu ở tuổi 40

Lão hóa não bắt đầu ở tuổi 40

Các tác nhân gây thoái hóa thần kinh sớm

Các tác nhân gây thoái hóa thần kinh sớm

Cách làm chậm lão hóa não

Cách làm chậm lão hóa não

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Vì sao mất ngủ kéo dài gây suy giảm trí nhớ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

Cách nào phòng ngừa lão hóa não bộ?

32

Bài viết hữu ích?