Zalo

Điều gì gây dư thừa estrogen? Có phải béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ở phụ nữ, nồng độ estrogen trong cơ thể ở mức cao có thể gây căng ngực, thay đổi sức khỏe tâm thần và gây ra các triệu chứng khó chịu. Ở nam giới, nồng độ estrogen cao hơn bình thường là một yếu tố góp phần gây vô sinh và các tình trạng sức khỏe khác. Vậy điều gì gây thừa estrogen, và béo phì làm estrogen thay đổi hay không?

1. Estrogen cao là gì?

Estrogen là một hormone quan trọng đối với hệ thống sinh sản của bạn, ngoài ra nó cũng đóng vai trò thiết yếu trong các hệ thống khác của cơ thể. Nồng độ estrogen có thể tăng và giảm trong suốt cuộc đời của nữ giới. Sự gia tăng estrogen thúc đẩy sự phát triển tình dục trong tuổi dậy thì. Cùng với hormone progesterone, estrogen giúp chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nồng độ estrogen quá cao hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể lại là một vấn đề. Estrogen và progesterone phối hợp tốt với nhau để ngăn niêm mạc tử cung trở nên quá dày.

Cơ thể của một số người không tạo ra đủ progesterone, dẫn đến việc estrogen không bị cản trở. Estrogen không bị cản trở có thể hoạt động quá mức trong cơ thể và gây ra sự phát triển quá mức của tế bào, tương tự như khối u trong niêm mạc tử cung. Estrogen cao có thể làm gián đoạn quá trình sinh sản, gây ra các triệu chứng khó chịu. Quá nhiều estrogen gây ra kinh nguyệt không đều và có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng liên quan đến sức khỏe sinh sản

Bệnh béo phì làm estrogen thay đổi
Bệnh béo phì làm estrogen thay đổi

2. Điều gì gây nên tình trạng thừa estrogen?

Nồng độ estrogen cơ thể có thể tăng cao vì:

  • Thuốc: Liệu pháp nội tiết tố nhằm mục đích làm tăng mức estrogen thấp có thể khiến mức độ hormone này của bạn trở nên quá cao so với lúc đầu dẫn đến thừa estrogen. Có thể mất một thời gian khá dài để các chuyên gia sức khỏe tìm được liều lượng phù hợp đối với mỗi bệnh nhân;
  • Căng thẳng: Cơ thể bạn sản xuất hormone cortisol để đối phó với căng thẳng. Sản xuất một lượng lớn cortisol có thể làm cạn kiệt khả năng sản xuất progesterone của cơ thể bạn. Estrogen trong cơ thể bạn không được kiểm soát bởi progesterone do đó sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa.
  • Rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen và giảm khả năng phân hủy (chuyển hóa) estrogen của cơ thể.
  • Các vấn đề về gan: Gan của bạn phân hủy estrogen và loại bỏ nó khỏi cơ thể. Nếu gan của bạn không hoạt động bình thường, nhiều estrogen có thể tích tụ. Tình trạng có ít men tiêu hóa nhưng lại có quá nhiều vi khuẩn đường ruột có hại (rối loạn vi khuẩn), kèm theo mức magiê thấp và quá ít chất xơ trong chế độ ăn uống có thể ngăn cản việc gan loại bỏ lượng estrogen dư thừa.
  • Xenoestrogen tổng hợp: Xenoestrogen tổng hợp là hóa chất được tìm thấy trong môi trường, nó hoạt động giống như estrogen khi chúng ở trong cơ thể bạn. Chúng có thể làm tăng mức estrogen của bạn. Xenoestrogen bao gồm bisphenol A (BPA) và phthalates. Cả hai hóa chất này đều được sử dụng trong các loại nhựa khác nhau. Xenoestrogen cũng có thể được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, các sản phẩm tẩy rửa gia dụng và một số loại xà phòng và dầu gội đầu.
Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thừa cân béo phì ăn một chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ
Bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thừa cân béo phì ăn một chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ

3. Béo phì làm estrogen thay đổi

Sự phân bổ mỡ trong cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bệnh liên quan (như bệnh tim, đột quỵ và một số dạng viêm khớp). Mỡ quanh bụng là yếu tố nguy cơ gây bệnh cao hơn so với mỡ tích trữ ở mông, hông và đùi. Estrogen là một trong các hormone giúp quyết định sự phân bổ mỡ trong cơ thể. Estrogen được tạo ra bởi buồng trứng ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình rụng trứng vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sau mãn kinh không sản xuất nhiều estrogen trong buồng trứng. Thay vào đó, hầu hết estrogen được sản xuất trong mỡ của cơ thể. Do đó có thể nói sự thay đổi nồng độ hormone giới tính ở nữ theo độ tuổi có liên quan đến những thay đổi trong phân bố mỡ trong cơ thể. Mô mỡ có khả năng tiết ra estrogen, vì vậy người có tỷ lệ mỡ cơ thể cao, người thừa cân béo phì có thể dẫn đến nồng độ estrogen cao. Vì vậy để giúp giảm mức estrogen của bạn, bác sĩ có thể đề nghị việc cải thiện bằng cách thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày Ví dụ, bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân ăn một chế độ ăn ít chất béo và nhiều chất xơ. Đồng thời khuyến khích người bệnh giảm cân để quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Nếu bạn đang quan tâm tới các hình thức giảm cân khoa học thì không nên bỏ qua liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến. Thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chỉ số mỡ, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất. 

Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org, healthline.com

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tổng hợp phương pháp điều trị béo phì

Tổng hợp phương pháp điều trị béo phì

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Béo phì tuổi trung niên vì sao nguy hiểm và khó giảm?

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Cách giảm carbohydrate trong chế độ ăn cho người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Người béo phì có nguy cơ bị sỏi túi mật không? Cách dự phòng sỏi túi mật ở người béo phì

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

Nấm đông cô bao nhiêu calo và ăn nhiều có tăng cân không?

18

Bài viết hữu ích?