Những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã thay đổi hiểu biết của chúng ta về vai trò của mô mỡ đối với sức khỏe và bệnh tật của con người. Hiện tại, nó không chỉ được coi là kho dự trữ năng lượng mà còn là 1 cơ quan nội tiết tích cực, có khả năng điều chỉnh chức năng của các mô và hệ thống khác. Sự tích tụ lipid quá mức liên quan đến bệnh béo phì sẽ gây ra những thay đổi trong quá trình chuyển hóa tế bào mỡ, dẫn đến biểu hiện của một số gen trong tế bào mỡ thay đổi theo hướng bất lợi được gọi là rối loạn chức năng mô mỡ. Quá trình này là cơ sở cho sự phát triển của tình trạng kháng insulin, dẫn đến không dung nạp glucose và một số biến chứng mãn tính khác liên quan đến béo phì, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.
Hoạt động của mô mỡ phụ thuộc vào loại của nó (mỡ trắng, nâu) và vị trí chứa (nội tạng, dưới da, quanh mạch máu…). Do đó, nguy cơ sức khỏe của một người béo phì không chỉ được xác định bởi tổng lượng mô mỡ mà còn bởi sự phân bố và hoạt động trao đổi chất của nó. Phân bố mô mỡ trắng thay đổi theo giới tính. Đàn ông có xu hướng béo phì nội tạng dẫn đến việc tăng kháng insulin, và do đó có nguy cơ chuyển hóa bệnh tim mạch cao. Phụ nữ có lượng mỡ cao hơn nam giới, tuy nhiên, mô mỡ ở nữ thường tích tụ ở dưới da, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ gặp biến chứng béo phì thấp hơn. Phát hiện này đã chỉ ra vai trò của estrogen trong việc điều chỉnh sự phân bố mô mỡ. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò của estrogen trong việc điều chỉnh độ nhạy, chuyển hóa và hoạt động bài tiết insulin của tế bào mỡ. Vì vậy sự thiếu hụt estrogen có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và các biến chứng chuyển hóa.
Estrogen là hormone steroid và đóng vai trò chính trong sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp. Chúng cũng rất quan trọng trong việc điều chỉnh trí nhớ, mật độ xương và có tác dụng đối với tim mạch. 3 loại estrogen chính là estrone, estradiol và estriol. Thời kỳ chưa mãn kinh, quá trình tổng hợp estrogen diễn ra chủ yếu ở các nang trứng và thể vàng của buồng trứng. Ở phụ nữ sau mãn kinh và ở nam giới, thay vào đó estrogen được sản xuất bởi các vị trí ngoại sinh dục chính là mô mỡ. Sau khi mãn kinh, mô mỡ là nguồn sản xuất estrogen chính trong cơ thể. Rối loạn chức năng mô mỡ trong bệnh béo phì dẫn đến một số thay đổi rõ rệt trong việc sản xuất các chất trung gian có hoạt tính sinh học. Sự thay đổi trong quá trình bài tiết của các chất trung gian này từ mô mỡ có thể góp phần trực tiếp và gián tiếp vào sự phát triển của các bệnh liên quan đến béo phì. Đáng quan tâm nhất đó là mô mỡ tổng hợp estrogen và sự gia tăng mô mỡ trong bệnh béo phì được biết là góp phần phát triển bệnh ung thư vú nhạy cảm với estrogen. Cụ thể hơn, việc tăng cường sản xuất estrogen trong mô mỡ trong thời kỳ béo phì và giải phóng các yếu tố nội tiết từ tế bào mỡ và tế bào đệm trong kho mỡ có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào, điều này có liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư vú. Do đó, có mối liên hệ chặt chẽ giữa rối loạn chức năng mô mỡ do béo phì và quá trình sinh tổng hợp estrogen. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của béo phì, bạn cần phải lên kế hoạch giảm cân cụ thể. Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, truyền tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
56
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
56
Bài viết hữu ích?