Zalo

Chuyển hoá mỡ trong cơ thể diễn ra như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân, béo phì kéo theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về hô hấp... Trong đó, việc hiểu rõ cơ chế chuyển hóa mỡ giúp chúng ta có những giải pháp giảm nguy cơ mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì.

1. Cơ chế chuyển hóa mỡ trong cơ thể

1.1. Mỡ có nguồn gốc từ thức ăn đi vào cơ thể như thế nào?

Khi chúng ta ăn thực phẩm có chứa mỡ, chủ yếu là chất béo trung bình triglyceride, sẽ được đi qua dạ dày và ruột. Tại ruột sẽ xảy ra quá trình như sau:

  • Các giọt chất béo có kích thướng lớn được hòa lẫn với dung dịch muối mật có sẵn trong túi mật, quá trình này được gọi là nhũ hóa. Kết quả của quá trình này là phá vỡ các giọt chất béo lớn thành nhiều giọt chất béo có kích thước nhỏ hơn gọi là micelles, điều này làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của các chất béo.
  • Tuyến tụy tiết ra các enzym gọi là lipase tấn công bề mặt của mỗi micelles và phá vỡ chất béo thành các phần nhỏ hơn gọi là glycerol và acid béo.
  • Các thành phần trên sẽ được hấp thụ vào các tế bào ở vùng niêm mạc ruột.
  • Trong tế bào ruột, những phần này được ghép lại thành các gói phần tử chất béo (triglyceride) với lớp phủ protein được gọi là chylomicrons. Lớp phủ protein làm cho chất béo hòa tan dễ dàng hơn trong nước.
  • Các chylomicrons được giải phóng vào hệ bạch huyết, chúng không đi trực tiếp vào máu do quá lớn để đi qua thành mao mạch.
  • Cuối cùng hệ thống bạch huyết sẽ hợp nhất với hệ thống các tĩnh mạch, giúp cho các chylomicron dễ dàng đi vào máu.
"Quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể diễn ra thế nào?" là thắc mắc của nhiều người
"Quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể diễn ra thế nào?" là thắc mắc của nhiều người

1.2. Mỡ được tích tụ vào cơ thể như thế nào?

Các chylomicron, không tồn tại lâu dài trong máu, chỉ khoảng 8 phút, bởi vì các enzym gọi là lipoprotein lipase phá vỡ chất béo thành acid béo. Lipase lipoprotein chủ yếu có trong thành mạch máu của các mô mỡ, mô cơ và cơ tim. Khi chúng ta ăn, sự hiện diện của glucose, acid amin, hoặc các acid béo trong ruột kích thích tuyến tụy tiết ra một loại hormon gọi là insulin. Hormon này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại tế bào trong cơ thể, chủ yếu là những tế bào ở gan, cơ và mô mỡ. Ảnh hưởng của insulin lên các tế bào như sau:

  • Có khả năng giúp hấp thụ glucose, acid béo và các acid amin.
  • Ngừng phân hủy glucose, acid béo và acid amin, glycogen thành glucose, chất béo thành acid béo và glycerol và protein thành acid amin.
  • Bắt đầu xây dựng glycogen từ glucose, chất béo (triglycerid) từ glycerol và acid béo, và protein từ acid amin.

Hoạt động của lipoprotein lipase phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ insulin được tiết ra vào máu trong cơ thể. Nếu insulin cao thì lipase có hoạt tính cao, nếu nồng độ insulin thấp thì lipase sẽ không hoạt động. Các acid béo sau đó được hấp thụ từ máu và các tế bào mỡ, tế bào cơ và tế bào gan. Trong các tế bào này, dưới sự kích thích của insulin các acid béo được tạo thành các phần tử chất béo và được lưu trữ dưới dạng các giọt chất béo. Các tế bào mỡ cũng có thể hấp thụ glucose và acid amin đã được hấp thu vào máu sau bữa ăn và chuyển hóa chúng thành các phân tử chất béo. Quá trình chuyển hóa từ carbohydrate hoặc protein thành chất béo xảy ra với hiệu quả rất thấp, có thể gấp 10 lần so với quá trình lưu trữ các chất béo từ tế bào mỡ trong cơ thể, tuy nhiên cơ thể vẫn có thể làm được điều này.

1.3. Chuyển hóa mỡ trong cơ thể như thế nào?

Khi chúng ta không ăn, cơ thể chúng ta không hấp thụ thức ăn. Nếu cơ thể không hấp thụ thức ăn có rất ít nồng độ insulin trong máu. Tuy nhiên, cơ thể luôn phải sử dụng năng lượng và nếu bạn không hấp thụ thức ăn, năng lượng này phải đến từ carbohydrate, chất béo và protein phức tạp. Trong hoàn cảnh này, các cơ quan khác nhau trong cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormon tuyến tụy là hormone glucagon, tuyến yên là hormone tăng trưởng, tuyến yên là hormone ACTH (hormon vỏ thượng thận), tuyến thượng thận là hormon epinephrine (adrenaline), tuyến giáp là hormon tuyến giáp. Những hormon này hoạt động trên các tế bào gan, cơ và mô mỡ và có tác dụng ngược lại với insulin. Khi chúng ta không ăn hoặc tập luyện thể dục thể thao, cơ thể của chúng ta phải rút ra từ kho dự trữ năng lượng bên trong. Nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta là glucose. Trên thực tế, một số tế bào trong cơ thể bạn như tế bào não, chỉ có thể lấy năng lượng từ glucose. Tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc duy trì năng lượng là phá vỡ carbohydrate, hay glycogen thành các phân tử glucose đơn giản, quá trình này được gọi là glycogenolysis. Tiếp theo, cơ thể của chúng ta phân hủy chất béo thành glycerol và acid béo trong quá trình lipolysis. Các acid béo sau đó có thể được phân hủy trực tiếp để lấy năng lượng hoặc có thể được sử dụng để tạo glucose thông qua một quá trình gồm nhiều bước được gọi là gluconeogenesis. Trong gluconeogenesis, acid amin cũng có thể được sử dụng để tạo glucose. Trong tế bào chất béo, các loại lipase khác có tác dụng phân huỷ chất béo thành acid béo và glycerol. Những lipase này được kích thích bằng hoạt động của các hormon khác trong cơ thể như glucagon, epinephrine và hormon tăng trưởng. Kết quả là glycerin và acid béo được giải phóng vào máu và đi đến gan qua đường máu. Khi ở trong gan, glycerol và acid béo có thể được phân hủy hoặc sử dụng để tạo glucose. Đây được gọi là quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể để sử dụng nguồn năng lượng từ các chất béo được dự trữ.

2. Nguyên tắc để có cân nặng khỏe mạnh

Cân nặng của chúng ta được xác định bởi tốc độ bạn lưu trữ năng lượng từ thực phẩm bạn ăn vào và tốc độ sử dụng năng lượng đó. Và điều quan trọng là khi cơ thể xảy ra quá trình phân hủy chất béo, số lượng các tế bào mỡ vẫn không thay đổi, mỗi tế bào mỡ chỉ đơn giản là nhỏ hơn. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng cách để duy trì một cân nặng lý tưởng là:

  • Thiết lập chế độ ăn uống hàng ngày cân bằng các nhóm thực phẩm chứa carbohydrate, chất béo và protein thích hợp.
  • Không ăn quá nhiều, đối với hầu hết mọi người, chế độ ăn từ 1500 - 2000 calo mỗi ngày là đủ để duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Có kế hoạch cho việc tập luyện thể dục đều đặn.
Tìm hiểu về cơ chế chuyển hóa mỡ giúp bạn xây dưng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh
Tìm hiểu về cơ chế chuyển hóa mỡ giúp bạn xây dưng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Tóm lại, mỡ là một loại chất béo vô cùng quan trọng trong cơ thể. Để hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì cũng như duy trì được cân nặng phù hợp thì bất cứ ai cũng cần tìm hiểu về cơ chế chuyển hóa mỡ để áp dụng những giải pháp lành mạnh và khoa học nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp nếu bạn là người có cơ địa dễ tăng cân hoặc không tính được cơ chế chuyển hóa mỡ để có chế độ ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ quá trình giảm cân thì nên tham khảo giải pháp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào giúp giải quyết tận gốc nguyên nhân tích trữ mỡ thừa dựa trên các công nghệ y khoa đến từ Hoa Kỳ. Hiện phương pháp giảm cân trên được đánh giá là có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp của các hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Cách này không chỉ giúp giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da một cách hiệu quả nhất.

Bài viết của Điều dưỡng Trần Thị Thanh Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

237

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Ưu và nhược điểm của việc đến trung tâm giảm cân y tế

Ưu và nhược điểm của việc đến trung tâm giảm cân y tế

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

Cách giảm cân cấp tốc 5kg trong 1 tuần

237

Bài viết hữu ích?