Zalo

Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu có hiệu quả không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngải cứu là 1 thực phẩm sử dụng tẩm bổ trong bữa ăn cho người sau ốm dậy. Ngoài ra ngải cứu có thể dùng để chữa đau đầu. Thêm vào đó, một số nghiên cứu cho rằng ngải cứu giúp giảm đảm xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu có hiệu quả không?

1. Công dụng với sức khỏe của ngải cứu

Lá ngải cứu là loài thực vật họ cúc, được sử dụng trong các món ninh hầm cho người sau ốm dậy. Cây ngải cứu theo phân tích thực vật học cho thấy là 1 loài có tuổi thọ dài và thường mọc so le. Vị trí mọc cây ngải cứu theo phát hiện là những nơi hoang vắng nên nhiều thầy thuốc đã hái và sử dụng loài thực vật này như vị thuốc đông y. Theo quan điểm đông y, lá ngải cứu có vị đắng hơi cay nhưng ăn vào có tính ấm. Do vậy, các vấn đề tỳ thận can, cầm máu, làm ấm và giảm đau có thể sử dụng lá ngải cứu để điều trị. Ngoài ra, lá ngải cứu còn có một số công dụng khác như:

  • Bổ sung chất chống oxy hóa;
  • Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ;
  • Cải thiện kinh nguyệt rối loạn;
  • Cầm máu cho vết thương hở;
  • Chống viêm;
  • Điều trị bệnh lý da như mụn, mày đay hay mẩn ngứa;
  • Điều trị giun và ngừa nấm;
  • Điều trị phụ nữ mắc hội chứng lạnh tử cung;
  • Giảm các biểu hiện do cảm gây ra như ho, rát họng…;
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh thận;
  • Kích thích ăn ngon và tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy;
  • Ổn định huyết áp tránh bị tăng huyết áp;
  • Sử dụng chế biến món ăn;
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu của cơ thể.

2. Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu có hiệu quả không?

Ngải cứu là 1 vị thuốc sử dụng chữa đau khá hiệu quả với vùng như thắt lưng, cổ vai gáy. Từ xưa, nhiều lời truyền lại rằng sử dụng lá ngải cứu hơ nóng đặt lên một hòn gạch nung nóng sau đó trùm khăn đợi độ nóng vừa phải để nằm lên giúp điều trị đau nhức thắt lưng và cổ vai gáy. Với cơn đau nhức xương khớp, có thể sử dụng lá ngải cứu. Trên thực tế, các cách chữa đau xương khớp bằng ngải cứu hơi khác so với điều trị đau nhức thông thường. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp giảm đau này cũng thay đổi theo cơ địa của mỗi bệnh nhân.

Ngải cứu
Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng

3. Cách chữa đau xương khớp bằng ngải cứu

Sử dụng lá ngải cứu chữa xương khớp cần lưu ý cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là cách chữa đau nhức xương khớp bằng ngải cứu:

3.1. Cách chữa đau xương khớp bằng ngải cứu

Lá ngải cứu có thể dùng trực tiếp hoặc sơ chế ở nhiều dạng khác nhau. Do vậy mỗi cách, người thực hiện cần hiểu rõ tỉ lệ và cách dùng để đảm bảo hiệu quả: Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu với những món ăn hàng ngày: Sử dụng ngải cứu dành cho bữa ăn là 1 cách giảm đau dễ thực hiện mà còn có thể phát huy nhiều tác dụng khác không riêng đau nhức xương khớp.

  • Canh ngải cứu nấu cùng lá lốt

Sử dụng ngải cứu, thịt băm cùng lá lốt và một số gia vị để nấu thành món ăn. Để tăng tính ấm cho món ăn có thể bỏ thêm gừng. Trước tiên đem dầu ăn chiên nóng rồi bỏ thịt băm vô xào khi thịt chín thì bỏ nước vô đun. Cắt gừng lát nhỏ bỏ vô nồi nấu sau đó bỏ ngải cứu, lá lốt vô đun tới khi chín và cho gia vị đến khi vừa ăn.

  • Trứng tráng ngải cứu

Trứng tráng ngải cứu cần có trứng và ngải cứu cùng gia vị nêm cho vừa vị. Sau khi trứng được đánh tan ra sẽ cắt nhỏ ngải cứu trộn vào vào dùng đũa đảo đều. Sau đó, cho gia vị rồi làm nóng chảo dầu đổ hỗn hợp trứng và ngải cứu vô chiên nóng đến khi chả thành hình thì lật mặt. Chờ 2 mặt chín kỹ thì xúc ra ăn.

  • Dùng ngải cứu kết hợp với mật ong

Ngải cứu rửa sạch có thể đem xay nhuyễn và lọc nước cốt. Phần tinh dầu của ngải cứu sẽ nằm trong nước cốt chắt ra nên cần pha thêm 2 thìa mật ong vào nước cốt để tăng công hiệu. Hỗn hợp ngải cứu và mật ong có thể chia thành 2 lần sử dụng trong ngày lúc sáng và chiều.

  • Lá ngải cứu đem rang nóng cùng muối

Ngải cứu có tính kháng khuẩn nên có thể chống viêm giảm đau. Do đó dùng ngải cứu rang nóng cùng muối bỏ khăn và cuốn quanh khu vực đau. Sau khi chườm nóng xong có thể lấy ngải cứu mới rang muối chườm tiếp đến khi cơn đau giảm xuống.

  • Sắc thuốc từ ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc đông y có hiệu quả giảm đau. Khi sử dụng ngải cứu sắc thuốc cơ thể dùng  kiểu khô hoặc tươi để sắc cùng nước trong 20 phút. Phần nước sắc sau khi lọc ra chia thành 3 phần đều nhau và uống trong ngày. Phương pháp uống sẽ hiệu quả sâu hơn là chườm nóng vì nước thuốc đi khắp cơ thể và có hiệu quả với nhiều cơ quan khác nhau. Do vậy, với nước sắc ngải cứu cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới hiệu quả như phương pháp chườm nóng.

  • Sử dụng ngải cứu hết hợp với giấm

Giã nát ngải cứu rồi trộn cùng giấm ăn để tạo hỗn hợp không quá ướt và bỏ vào túi vải. Hỗn hợp ngải cứu giã nát cùng giấm sẽ được chườm 15 phút lên vùng đau để giảm nhanh cơn đau.

Ngải cứu
Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu hiệu quả không còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh

3.2. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu chữa đau xương khớp

Hiệu quả chữa đau xương khớp của lá ngải cứu có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là một số lưu ý không nên bỏ qua khi sử dụng lá ngải cứu chữa xương khớp:

  • Bệnh nhân đau nhức ở mức độ từ nhẹ đến vừa có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng ngải cứu. Với tình trạng đau nhức xương khớp cấp độ nặng nên đi bệnh viện kiểm tra để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ tránh gây ra phản ứng phụ nguy hiểm do hiệu quả của tinh dầu ngải cứu không đảm bảo với bệnh nhân mức nặng.
  • Chú ý đến nhiệt độ của túi chườm khi đặt lên vùng da bị đau. Cơ thể thường chịu được nhiệt khoảng 50 độ C để giúp cân bằng với bệnh nhân cơ thể thương hàn. Tuy nhiên, ngải cứu rang nóng thường đạt đến mức nhiệt cao có thể gây bỏng rát khu vực chườm. Do đó nên kiểm tra nhiệt độ túi chườm trước khi dùng tránh gây phản ứng phụ nguy hiểm cho người dùng.
  • Ngải cứu không phải thần dược luôn giúp bệnh nhân giảm đau xương khớp hiệu quả. Với phương pháp chườm nóng thường hiệu quả được coi trọng hơn là uống. Một số yếu tố dị ứng từ cơ địa người bệnh cần đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng ngải cứu để chọn uống hoặc chườm cho phù hợp.
  • Lượng ngải cứu mỗi lần sử dụng là có định lượng. Thông thường chỉ nên sử dụng một nắm nhỏ để trị đau nhức là đủ.
  • Sử dụng nhiều ngải cứu giúp cơ thể nhận nhiều tinh dầu nhưng hiệu quả sẽ giảm. Thậm chí người dùng ngải cứu quá nhiều có thể dẫn đến tăng sinh nhiệt cơ thể do ngải cứu có tính nóng.
  • Một vài phản ứng phụ từ lá ngải cứu nên lưu ý theo dõi sau khi dùng : co giật tay chân, ngộ độc hay ảnh hưởng đến gan.
  • Ngải cứu chỉ là phương pháp sơ cứu tạm thời hoặc duy trì trong quá trình điều trị bằng y học hiện đại. Do đó, vẫn cần chỉ dẫn và tư vấn cụ thể của bác sĩ để hiệu quả đẩy mạnh hơn.

Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu có đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là cơ địa của người bệnh. Do đó, ngoài phương pháp này, bạn đọc cũng có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp phục hồi Cơ xương khớp để giúp giảm đau nhanh chóng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Phương pháp trẻ hóa cơ thể từ cấp độ tế bào này giúp giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp và tăng cường phục hồi sau chấn thương. Đồng thời làm tăng lưu lượng mạch máu đến gân và dây chằng để tăng khả năng chữa lành các mô bị tổn thương.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Glutathione và khả năng cải thiện sức khỏe gan

Glutathione và khả năng cải thiện sức khỏe gan

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

Giảm nôn nhờ bổ sung vitamin B

Bổ sung vitamin cho trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe

Bổ sung vitamin cho trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe

Vitamin C có quan trọng không? Tại sao vitamin C lại rất quan trọng với cơ thể người?

Vitamin C có quan trọng không? Tại sao vitamin C lại rất quan trọng với cơ thể người?

Nguồn thực phẩm bổ sung Glutathione tự nhiên là gì?

Nguồn thực phẩm bổ sung Glutathione tự nhiên là gì?

31

Bài viết hữu ích?