Zalo

Cholesterol được sản xuất thế nào trong cơ thể bạn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol tồn tại được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể người, có cấu trúc tương tự chất béo và có vai trò tạo màng tế bào, một số loại hormon như testosterone và estrogen, axit mật tiêu hoá và vitamin D. Cholesterol quan trọng tới mức gan và ruột phải đảm nhiệm việc tạo ra 80% lượng cholesterol cần thiết để duy trì sức khoẻ và chỉ có khoảng 20% còn lại đến từ các loại thực phẩm. Vậy thực sự cholesterol được sinh ra từ đâu?

1. Cholesterol trong cơ thể sản xuất thế nào?

Cách sản xuất cholesterol trong cơ thể người đến từ 2 nguồn chủ yếu gồm:

  • 20% từ các loại thực phẩm hàng ngày như thịt mỡ, trứng, bơ và phô mai.
  • 80% do gan và ruột sản xuất.

Ví dụ như khi bạn chỉ ăn từ 200-300 mg cholesterol mỗi ngày (tương đương với khoảng 1 lòng đỏ trứng) thì gan phải sản xuất thêm 800 mg cholesterol mỗi ngày từ các nguyên liệu thô khác như chất béo, đường và protein.

Cholesterol trong cơ thể sản xuất thế nào? 

Cách sản xuất cholesterol trong cơ thể có thể khái quát thành các giai đoạn như sau:

  • Ăn uống: Trong chế độ ăn hàng ngày sẽ chứa các dưỡng chất như chất béo, carbohydrate và protein.
  • Tiêu hoá: Hệ đường ruột sẽ phân tách một số loại dưỡng chất để lấy chất béo và kết hợp với phân tử triglyceride, sau đó thêm vào một lượng nhỏ cholesterol và chuyển hết vào các chylomicrons. Phần carbohydrate và protein sẽ được chuyển tới gan cho quá trình sản xuất tiếp theo
  • Quá trình các hạt lipoprotein lưu thông: Chylomicrons và VLDL di chuyển khắp hệ tuần hoàn và có thể bám vào các thành mạch hoặc mô mỡ để cung cấp triglyceride cho các tế bào và chuyển hoá thành các phân tử nhỏ hơn có vai trò khác trong cơ thể.
  • Tại gan: Một số carbohydrate và protein được kết hợp với phân tử triglyceride sau đó thêm vào các apolipoprotein và cholesterol. Kết quả của sự kết hợp này là các phân tử VLDL được gan chuyển tới hệ tuần hoàn.
  • Dự trữ năng lượng: Một số chất béo được tạo ra bởi gan và ruột không được tế bào sử dụng ngay vẫn sẽ dự trữ ở trong các tế bào

Như vậy, với câu hỏi cholesterol được sinh ra từ đâu ta có thể tóm tắt thành các con đường thông qua ăn uống, trong quá trình tiêu hoá, chuyển hoá tại gan và dự trữ năng lượng. 

2. Vai trò của các dạng cholesterol và lipid thường gặp trong cơ thể

Sau khi đã trả lời câu hỏi cholesterol trong cơ thể sản xuất thế nào thì vai trò của từng loại cholesterol sẽ được phân tích cụ thể hơn. Với cấu trúc giống như chất béo thì cholesterol không thể di chuyển một mình trong máu mà phải tồn tại dưới dạng các phân tử nhỏ được bao phủ bởi protein. Đây chính là các lipoprotein giúp di chuyển cholesterol và các chất béo khác đi khắp cơ thể. Cholesterol và các lipid khác lưu thông trong máu ở nhiều dạng khác nhau và mỗi loại có chức năng riêng trong cơ thể. Sau đây là 5 loại chính gồm:

  • Chylomicrons: Là những hạt rất lớn chủ yếu mang chất béo trung tính được tạo ra trong hệ thống tiêu hoá và bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn nhiều nhất.
  • Lipoprotein mật độ rất nhấp (VLDL): Cũng mang chất béo trung tính đến các mô nhưng được tạo ra bởi gan. Khi các tế bào của cơ thể chiết xuất axit béo từ VLDL thì các hạt này sẽ biến thành lipoprotein mật độ trung bình và hình thành các hạt LDL cho những lần chiết xuất sau đó.
  • Các hạt lipoprotein mật độ trung bình (IDL): Được hình thành khi các VLDL từ mất đi axit béo của chúng. Một số sẽ được gan loại bỏ nhanh chóng hoặc biến đổi thành lipoprotein tỷ trọng thấp.
  • Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Rất giàu cholesterol vì hầu hết các chất béo trung tính mang theo trước đó đã được sử dụng. LDL cholesterol được gọi là cholesterol xấu vì vận chuyển cholesterol tới các mô và liên quan chặt chẽ tới sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch.
  • Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): Còn được gọi là cholesterol tốt vì giúp loại bỏ cholesterol khỏi tuần hoàn và thành động mạch để đưa trở lại gan bài tiết.

3. Cholesterol ảnh hưởng tới hệ tim mạch như thế nào?

Nồng độ cholesterol máu quá cao là nguyên nhân dẫn tới xơ vữa động mạch, lâu dần gây hẹp các động mạch cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu động mạch bị hẹp là động mạch vành sẽ làm giảm dòng máu nuôi cơ tim gây ra cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Lượng cholesterol toàn phần hầu hết sẽ tạo ra LDL-cholesterol có hại và chỉ một phần nhỏ HDL cholesterol có lợi cho việc bảo vệ, chống xơ vữa động mạch.

Cách sản xuất cholesterol trong cơ thể thông qua chế độ ăn uống 

Điều trị và kiểm soát cholesterol là mục tiêu phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả, trong đó có các phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm cholesterol máu rất hiệu quả trong việc giảm nguy cơ tái phát bệnh mạch vành.
  • Thay đổi lối sống: Là biện pháp cực kỳ quan trọng trong việc giảm cholesterol có hại và phòng ngừa bệnh tim mạch. Cần hạn chế ăn các thức ăn giàu chất béo, người bình thường không nên ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Còn các đối tượng nguy cơ như người cao tuổi, có tiền sử xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,… chỉ nên ăn dưới 200mg cholesterol mỗi ngày thậm chí là dưới 100 mg.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol có hại: Dầu cọ, dầu dừa, mỡ bò, phô mai, bơ, kem, đường,… Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả và axit béo không bão hoà tốt cho cơ thể như dầu vừng, dầu lạc, dầu oliu, mỡ cá hồi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Là biện pháp quan trọng đốt cháy lượng calo dư thừa, có thể tham gia các vận động thể chất như đi bộ, chạy bước nhỏ, đi xe đạp,… ở cường độ trung bình phù hợp với nhiều đối tượng. Tập ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, không hút thuốc lá: Vì các chất này làm gia tăng cholesterol có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường.

Tóm lại, cách sản xuất cholesterol trong cơ thể dưới 2 con đường chủ yếu là thông qua thức ăn tiêu thụ hàng ngày hoặc do gan và ruột sản xuất từ các nguyên liệu thô như carbohydrate, chất béo, protein. Nồng độ cholesterol quá cao trong máu dễ gây xơ vữa động mạch, làm tăng khả năng xảy ra các biến cố tim mạch vì vậy cần thực hiện thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Các dấu hiệu của bệnh béo phì

Các dấu hiệu của bệnh béo phì

Người bị tiểu đường mỡ máu cao nên ăn gì để kiểm soát cân nặng?

Người bị tiểu đường mỡ máu cao nên ăn gì để kiểm soát cân nặng?

5

Bài viết hữu ích?