Zalo

Cách dùng thuốc trị Cholesterol cao

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn lipid máu là bệnh lý tăng Cholesterol xấu (LDL-Cholesterol), gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Vậy khi nào cần điều trị bằng thuốc và cách dùng thuốc trị Cholesterol cao như thế nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Bệnh lý tăng Cholesterol máu là gì?

  • Tăng Cholesterol máu hay máu nhiễm mỡ là tình trạng tăng chất mỡ trong máu bao gồm tăng LDL-Cholesterol, Triglycerid và giảm lượng HDL-Cholesterol. Chẩn đoán tăng Cholesterol khi lượng Cholesterol toàn phần > 6,2 mmol/L, hoặc: LDL-cholesterol > 4,1 mmol/L, hoặc Triglyceride > 2,3 mmol/L và HDL-cholesterol <1 mmol/L.
  • Mỡ máu cao trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tăng mỡ máu kéo dài sẽ gây ra hình thành các mảng bám ở thành mạch, thu hẹp lòng mạch làm giảm lượng máu đến các cơ quan, nặng nề hơn mảng bám có thể vỡ ra hình thành huyết khối gây tắc mạch.
  • Tăng mỡ máu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, đột quỵ,... nếu tăng mỡ máu ở bệnh nhân có bệnh lý nền là tăng huyết áp hay đái tháo đường thì nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch cao hơn gấp 2-4 lần.
  • Do đó, xét nghiệm Cholesterol máu là 1 khâu quan trọng trong kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ như bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường và những người thừa cân béo phì. Các chương trình giảm cân chuyên nghiệp sẽ luôn có các xét nghiệm tổng quát tình trạng mỡ máu, đường máu để giúp bác sĩ định hướng và xác định liệu trình giảm cân phù hợp cho từng đối tượng.
thuốc trị cholesterol cao
Tùy mức độ tăng Cholesterol máu, tuổi tác,... mà bác sĩ sẽ quyết định thuốc trị Cholesterol cao phù hợp

2. Cách điều trị Cholesterol cao

Tùy mức độ tăng Cholesterol máu, tuổi tác, yếu tố nguy cơ và bệnh nền mà bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp thuốc điều trị.

Các thuốc trị Cholesterol cao:

  • Nhóm statin: Là thuốc được chỉ định đầu tay trong điều trị tăng Cholesterol, thuốc tác dụng ức chế men khử HMG-CoA làm LDL - cholesterol không được tạo ra ở gan và làm thoái hóa nó trong máu, đồng thời nhóm thuốc statin giúp tăng HDL - Cholesterol. Một số loại thuốc trị Cholesterol cao thuộc nhóm này gồm: Simvastatin, Atorvastatin và Rosuvastatin,...
  • Thuốc trị Cholesterol cao nhóm fibrat: Tác dụng giảm Triglycerid, LDL - Cholesterol và làm tăng HDL - Cholesterol. Có thể dùng nhóm fibrat đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm: Fenofibrate, Ciprofibrate và Berafibrat,…
  • Nhóm niacin: Đây là vitamin nhóm B, tan được trong nước có tác dụng làm giảm mỡ máu. Thuốc trị Cholesterol cao nhóm này thường được kết hợp với các nhóm thuốc khác hoặc dùng đơn độc nếu người bệnh không dung nạp với statin. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Niapan và Nicoar,…
  • Nhóm renin: Dùng phối hợp với nhóm statin hoặc dùng đơn độc nếu người bệnh không dung nạp statin. Một số loại thuốc trị Cholesterol cao thuộc nhóm này gồm: Cholestyramin và Colestipol,… Nhóm renin không được sử dụng khi Cholesterol tăng quá cao.
  • Nhóm thuốc ức chế sự hấp thu Cholesterol: Dùng phối hợp với các nhóm thuốc khác. Không sử dụng trong trường hợp Triglycerid tăng cao.

Cách dùng thuốc trị Cholesterol cao:

  • Nhóm thuốc fibrat nên uống trong bữa ăn hoặc uống sau bữa ăn chính.
  • Nhóm thuốc statin có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trị Cholesterol cao:

  • Rối loạn chức năng gan, tăng men gan (SGOT, SGPT). Cần kiểm tra chức năng gan định kỳ khi dùng thuốc hạ mỡ máu. Khi men gan tăng gấp 3 lần giá trị bình thường cần ngưng thuốc, giảm liều hoặc thay thế bằng các phương pháp điều trị khác.
  • Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa gây táo bón, khó tiêu, đầy hơi và chán ăn,...
  • Tổn thương hệ thần kinh gây giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...
  • Trên hệ cơ xương khớp, da: Đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi khớp, dị ứng da, nổi mề đay và ngứa,...
  • Các tác dụng phụ của thuốc hạ Cholesterol máu thường gặp ở người kết hợp nhiều nhóm thuốc, người suy giảm chức năng gan thận, người trên 65 tuổi hay người nghiện rượu,...
thuốc trị cholesterol cao
Thay đổi lối sống là một trong những cách điều trị cholesterol cao hiệu quả

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng Cholesterol máu

  • Trước khi điều trị bằng thuốc trị Cholesterol cao thì nên cải thiện tình trạng tăng mỡ máu bằng các biện pháp thay đổi lối sống gồm: Thay đổi chế độ ăn (giảm nhóm chất đạm đường, chất béo, tăng cường nhóm chất xơ và vitamin); Tăng cường các vận động thể lực; Bỏ thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích.
  • Nếu quá trình thay đổi lối sống không làm cải thiện chỉ số Cholesterol thì dùng thuốc trị Cholesterol cao theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không ăn bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin sẽ gây tổn thương hệ thống tiêu hóa.
  • Quá trình điều trị bằng thuốc luôn cần phối hợp với thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động thể lực.
  • Ở bệnh nhân có các bệnh lý suy gan hoặc suy thận nên điều chỉnh liều thích hợp, kiểm tra chức năng gan thận định kỳ và phối hợp với các thuốc điều trị tổn thương gan thận.
  • Bệnh nhân suy tuyến giáp có tăng Cholesterol máu cần sử dụng hormon giáp trạng.

Như vậy, cách điều trị Cholesterol cao là quá trình cần tiến hành trong thời gian dài, kết hợp nhiều phương pháp thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng nên có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín, tiến hành xét nghiệm máu tổng quát từ cơ bản đến chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp về hướng điều trị, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Tôn Nữ Thảo Vy xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Những quan niệm sai lầm phổ biến về cholesterol

Những quan niệm sai lầm phổ biến về cholesterol

Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

Cholesterol trong cơ thể bạn đến từ đâu?

Cholesterol trong cơ thể bạn đến từ đâu?

Khoảng 60-70% bệnh nhân béo phì có rối loạn mỡ máu

Khoảng 60-70% bệnh nhân béo phì có rối loạn mỡ máu

14

Bài viết hữu ích?