Chỉ số NRBC là viết tắt của Nucleated Red Blood Cell hay hồng cầu non, hồng cầu còn nhân. Đây là các tế bào máu chưa trưởng thành và chưa hoàn thiện quá trình phát triển nên thường không có mặt trong tuần hoàn của cơ thể. Chỉ có trẻ sơ sinh có thể có một số ít NRBC trong máu nhưng thường biến mất khỏi cơ thể trong vài tuần đầu tiên sau sinh.
Trong quá trình sản xuất tế bào máu, tế bào hồng cầu có nhân NRBC chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn trước khi đào thải nhân. Quá trình này thường xuyên xảy ra trong tuỷ xương trước khi tế bào hồng cầu trưởng thành lưu thông trong máu. Chỉ số NRBC không được sử dụng thường quy trong xét nghiệm máu vì trong điều kiện bình thường tế bào hồng cầu có nhân tối ưu sẽ bằng 0. Kể cả khi một lượng rất thấp NRBC xuất hiện trong máu cũng khiến bác sĩ phải xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi NRBC có trong máu có thể là dấu hiệu của:
Như đã đề cập, NRBC không nên có trong máu của người trưởng thành do đó bất kỳ kết quả dương tính nào của xét nghiệm NRBC đều cho thấy sự bất thường về huyết học trong cơ thể người và bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân xuất hiện của NRBC. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng ngưỡng 0,003- 0,01 x 109/L để đánh giá NRBC tăng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cũng cho rằng bất kỳ số lượng NRBC có mặt trong máu đều gia tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh.
Khi chỉ số NRBC dương tính, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm khác bên cạnh xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi như:
Tóm lại, chỉ số NRBC là 1 phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần và thường có giá trị âm tính. Việc xuất hiện bất kỳ NRBC trong máu dù là nhỏ nhất gây lo ngại cho tình trạng của bệnh nhân như rối loạn máu hoặc thiếu oxy và yêu cầu các bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân để giải quyết, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
Hiện nay, xét nghiệm máu tổng quát đến chuyên sâu là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp.
6208
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
6208
Bài viết hữu ích?