Bằng cách hiểu về khái niệm Satiety Index và tầm quan trọng của nó trong việc kiểm soát cảm giác no, bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như một chế độ ăn uống khoa học và giúp bạn đạt được mục tiêu quản lý cân nặng lâu dài.
Chỉ số no (Satiety Index) là 1 công cụ khoa học giúp đo lường khả năng duy trì cảm giác no của các loại thực phẩm khác nhau. Công cụ này xem xét nhiều yếu tố, bao gồm thành phần dinh dưỡng, lượng chất xơ và mật độ năng lượng của thực phẩm,... Satiety Index cung cấp hệ thống xếp hạng dựa trên cách thức thực phẩm ảnh hưởng đến cảm giác no và cũng như lượng thực phẩm bạn sẽ tiêu thụ tiếp sau đó.
Cần làm rõ “Satiety” không phải là cảm giác “no căng bụng” - quá no mà là tình trạng không còn ham muốn với thức ăn nữa, cụ thể là 1 trạng thái mà bạn cảm nhận khi dạ dày chứa đầy thức ăn và cơ thể trở nên thoải mái, không cảm thấy đói nữa. Nó thường đi kèm với sự thỏa mãn về mặt tinh thần và cơ thể không có mong muốn ăn thêm.
Cảm giác no sau khi ăn có liên quan mật thiết đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể. Khi bạn ăn, thức ăn được tiếp nhận bởi dạ dày và di chuyển qua ruột non và ruột già, nơi chất dinh dưỡng được hấp thu và các chất còn lại được chuyển thành chất thải. Quá trình này kích thích các cơ quan và hệ tiêu hóa của bạn sẽ gửi tín hiệu lên não bộ, cho biết rằng dạ dày đã đầy và cơ thể đã đủ năng lượng. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy no sau khi ăn. Cảm giác no sau khi ăn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian và tùy thuộc vào loại thực phẩm và lượng thức ăn mà bạn đã được tiêu thụ.
Chỉ số no giúp bạn hiểu được cách mà các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến mức độ no của bạn, từ đó nó được xem là công cụ lý tưởng hỗ trợ bạn đưa ra quyết định về cách lựa chọn các loại thực phẩm cũng như điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý nhằm kiểm soát hiệu quả mức năng lượng mà bạn đã tiêu thụ.
Chỉ số no được xác định thông qua một nghiên cứu (Holt et al., 1995), các tình nguyện viên tham gia sẽ ăn khẩu phần khoảng 240kcal và 38 loại thực phẩm phổ biến được lựa chọn trong một môi trường kiểm soát. Trong nghiên cứu này, các chỉ số no được đánh giá dựa trên cảm giác đói và no sau mỗi 15 phút trong vòng 3 giờ, đồng thời cũng đo lường đường huyết, phản ứng hormone và lượng thực phẩm tiếp theo được tiêu thụ. Kết quả sẽ được so sánh với một thực phẩm tham chiếu tiêu chuẩn, thường là bánh mì trắng hoặc glucose, được gán giá trị 100.
Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu này, các nhà nghiên cứu có thể gán giá trị số cho mỗi loại thực phẩm, chỉ ra khả năng làm no của nó so với thực phẩm tham chiếu. Các loại thực phẩm có chỉ số no cao hơn làm cho bạn duy trì cảm giác no hơn, trong khi các loại có chỉ số thấp hơn thì sẽ làm chúng ta nhanh đói hơn.
Có thể thấy các loại thực phẩm bạn tiêu thụ tác động đáng kể đến cảm giác no sau khi ăn. Hiểu cách các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến mức độ no bạn sẽ đưa ra các kết hợp cân đối để kiểm soát sự thèm ăn và cải thiện thói quen ăn uống tổng thể. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm phổ biến ví dụ cụ thể minh họa tác động của chúng đến cảm giác no:
Có thể thấy Chỉ số no (Satiety Index) không chỉ là một khái niệm lý thuyết trên giấy, mà nó còn mang lại ý nghĩa thực tiễn và quan trọng trong việc quản lý cân nặng và kiểm soát cảm giác no sau khi ăn. Do đó, bạn có thể tận dụng lợi ích của nó giúp đạt được mục tiêu về sức khỏe và cân nặng.
Thật dễ dàng để tránh cảm giác đói trong một thời gian bằng cách ăn một bữa thật nhiều. Nhưng nhiều thức ăn thường đi kèm với nhiều calo và quá nhiều calo có thể làm hỏng mục tiêu giảm cân và cải thiện sức khỏe của bạn. Vì vậy công thức nên được áp dụng là Ăn những thức ăn mang lại chỉ số no cao hơn với cùng một lượng calo cho phép bạn cảm thấy no với ít calo hơn. Như vậy, bạn có thể kiểm soát cảm giác đói trong khi vẫn ăn đủ số calo phù hợp với nhu cầu cơ thể. Bạn nên ưu tiên những loại thức ăn cung cấp đủ protein và dinh dưỡng mà bạn cần, đồng thời kiềm chế cảm giác đói.
Thêm vào đó, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy những loại thức ăn có chỉ số no cao mà bạn có thể yêu thích. Sự kết hợp đó tạo ra công thức cho một cách ăn uống khỏe mạnh, bền vững
Tài liệu tham khảo
1. Holt SH, et al. A satiety index of common foods. Eur J Clin Nutr. 1995 Sep;49(9):675-90. doi: 10.1007/BF00251024.
2. Stribiţcaia E, Evans CEL, Gibbons C, Blundell J, Sarkar A. Food texture influences on satiety: systematic review and meta-analysis. Sci Rep. 2020;10(1):12929. Published 2020 Jul 31. doi:10.1038/s41598-020-69504-y
3.Rolls BJ, et al. Satiety after preloads with different amounts of fat and carbohydrate: implications for obesity. Am J Clin Nutr. 1994 Nov;60(5):476-87. doi: 10.1093/ajcn/60.5.476.
4. Flint A, et al. Reproducibility, power and validity of visual analogue scales in assessment of appetite sensations in single test meal studies. Int J Obes Relat Metab Disord. 2000 Feb;24(1):38-48. doi: 10.1038/sj.ijo.0801083.
5. Stubbs RJ, et al. Relationship between satiety and energy and macronutrient intakes revisited. Am J Clin Nutr. 1996 Feb;63(2):218-23. doi: 10.1093/ajcn/63.2.218.
101
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
101
Bài viết hữu ích?