Zalo

Chăm sóc và cải thiện bề mặt da thô ráp

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Da là lớp bọc giúp tránh tổn thương cho các cơ quan. Tuy nhiên theo thời gian, da thô ráp, sần sùi khiến sức khỏe da yếu đi ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, bạn cần hiểu rõ về tình trạng da thô ráp sần sùi và tìm cách chăm sóc cải thiện tình trạng da thô ráp, đặc biệt là vùng da mặt bị thô ráp.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trần Quang Dũng - Bác sĩ Da liễu - Thẩm mỹ da

1. Da sần sùi thô ráp là như thế nào?

Làn da là một lớp biểu bì nhìn thấy được và bao bọc các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng da thô ráp đặc biệt da mặt thô ráp sần sùi khá hay xảy ra đặc biệt là đối tượng trung niên. Theo nghiên cứu đánh giá, các nhà khoa học đã định nghĩa da thô ráp là tình trạng da bất đồng về cấu trúc ở một khu vực được xem xét hoặc toàn bộ vùng da.

Trên da ngoài biểu bì còn lông mao nên việc lỗ chân lông trên da là khó tránh khỏi. Da thô ráp cũng có thể hiểu là làn da có lỗ chân lông to. Như vậy mọi yếu tố tác động khiến các khu vực da không đồng nhất về độ mềm mịn sẽ khiến da thô ráp sần sùi.

2. Nguyên nhân da mặt thô ráp sần sùi

  • Tuổi tác khiến da bị lão hóa: Tuổi tác là nguyên nhân khiến tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn. Khi lớn tuổi, collagen không sản sinh đủ để giúp da căng mịn, thêm vào quá trình lão hóa khiến da nhanh chóng mất kết cấu và trở nên sần sùi thô ráp
  • Da khô: da khô là nguyên nhân khiến da thô ráp thường gặp. Có nhiều trường hợp làm da khô có thể do bong tróc, thiếu nước hay mắc bệnh vảy nến hoặc bệnh lý làm khô da.
  • Da mụn: mụn là tình trạng da bị viêm hay tích tụ vi khuẩn và tế bào chết. Khi da xuất hiện nhiều mụn sẽ dẫn đến dinh dưỡng không được cung ứng đủ cho da dẫn đến giảm tông màu gây mất sự đồng đều màu da, đồng thời kéo dài tình trạng mụn sẽ dẫn đến sẹo làm cho da thô ráp sần sùi.
  • Da thường xuyên tiếp xúc ánh nắng: Tia UV là kẻ thù với làn da do chúng thúc đẩy quá trình lão hóa và làm khô da. Nếu không có thói quen chống nắng và hạn chế để da tiếp xúc tia gây hại sẽ khiến tình trạng da thô ráp diễn ra nhanh hơn, đặc biệt là da mặt bị thô ráp.
  • Da thô ráp do di truyền : Cấu trúc da có thể di truyền thì bố hoặc mẹ sang con. Từ đó bố hay mẹ có tình trạng da thô ráp sần sùi thì con sinh ra sẽ có nguy cơ di truyền. Tình trạng da thô ráp do lỗ chân lông lớn cũng di truyền tương tự.
  • Sức khỏe da không tốt: da khỏe mạnh có thể bị tác động vi khuẩn hay bệnh lý da gây khô da. Khi tình trạng khô da kéo dài không được điều trị tốt sẽ khiến da thô ráp sần sùi, đặc biệt là vùng mặt.
  • Rối loạn nội tiết ở phụ nữ hay nam giới đều ảnh hưởng đến chất lượng da. Khi nội tiết tố không hoạt động tốt làn da sẽ không đều màu và có thể da mặt bị thô ráp đến khi nội tiết cân bằng.
  • Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp sẽ khiến làn da phụ nữ tổn thương. Vấn đề này cũng gây ra tình trạng da thô ráp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da thô ráp sần sùi
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da thô ráp sần sùi

3. Cách chăm sóc và cải thiện da mặt bị thô ráp

3.1 Cung cấp dinh dưỡng cho da thô ráp để cải tạo

Bổ sung dinh dưỡng giúp phục hồi và chăm sóc da tự nhiên ít tác dụng phụ. Những món chứa nhiều dinh dưỡng sẽ giúp chống lại lão hóa cho da. Ngược lại những món ăn chế biến sẵn giàu chất béo bão hòa tinh bột là nguyên nhân gây tăng vi khuẩn tích tụ gây da mụn và khô da.

Để giảm da mặt bị thô ráp hay bất kỳ vùng da nào trên cơ thể thì bạn nên ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh. Những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa là nguyên liệu giúp nâng cao sức khỏe da và phòng chống lão hóa. Hãy chọn trái cây và rau xanh có màu tươi sáng để giúp da mau phục hồi.

Ngoài ra, cá chứa axit béo giúp chuyển hóa mỡ thừa và thúc đẩy hấp thụ các vitamin tan trong dầu như vitamin E rất tốt cho da. Thêm vào đó cung cấp vitamin A, C và kẽm cũng giúp làn da mau chóng phục hồi và khỏe mạnh.

3.2 Thường xuyên duy trì giấc ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi loại bỏ độc tố và sửa chữa cơ quan gặp trục trặc. Da cũng thuộc phần được chăm sóc sửa chữa ở thời điểm này. Các nghiên cứu cho thấy da sần sùi thô ráp có xu hướng xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng thức khuya hay nguy không đủ giấc. Nguyên nhân là do ngủ ít và thức khuya khiến da lão hóa nhanh hơn, thêm vào đó thói quen ăn đêm và sử dụng thiết bị di động cũng gây tác động xấu cho sức khỏe của da.

Từ phát hiện đó, các nhà khoa học khuyến nghị bạn nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và đảm bảo làn da không bị lão hóa nhanh. Mặt khác khi cơ thể nghỉ ngơi da sẽ không chịu tác động mà sẽ được thư giãn phục hồi.

3.3 Chăm chỉ luyện tập thể dục

Giấc ngủ và khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tình trạng da sần sùi thô ráp. Tuy nhiên, việc chỉ cải thiện giấc ngủ và chế độ ăn thì chưa đủ. Một phần mất ngủ đến từ thói quen lười vận động. 

Khi vận động cơ thể sẽ tuần hoàn lưu thông tốt hơn. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, cơ thể tuần hoàn lưu thông máu là điều kiện tốt để da bài tiết và làm sạch tự nhiên. Từ đó bề mặt da bị thô ráp giảm dần. Hơn thế nữa luyện tập tăng cường sức đề kháng da giúp giảm viêm và ngăn chặn vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào da.

3.4 Chăm sóc da mặt bị thô ráp bằng cách làm sạch và loại bỏ tế bào chết

Chăm sóc da thô ráp từ bên trong giúp ngăn chặn và hạn chế tình trạng bệnh lý của da. Tuy nhiên phần da chết còn bám lại vẫn khiến cho bạn cảm thấy sần sùi. Tẩy trang và loại bỏ da chết là phương pháp chăm sóc cải thiện da mặt thô ráp sần sùi không thể bỏ qua.

Khi da loại bỏ bụi bẩn cùng lớp da chết sẽ trở nên thông thoáng hơn và mịn màng hơn. Với sản phẩm rửa mặt, tẩy trang hay tẩy tế bào chết nên cân nhắc trước khi dùng. Một số loại tẩy tế bào có thể làm ăn mòn da hay kích ứng da khiến tình trạng da thô ráp sần sùi và sau sẽ trở nên tồi tệ hơn. Một số loại da nhạy cảm có thể bị sẹo hoặc tổn thương nếu thành phần tẩy da chết gây ăn mòn.

Để bảo đảm an toàn cho da nên lựa chọn sản phẩm tẩy da chết và rửa mặt phù hợp. Bạn nên lưu ý nên dùng nước ấm và loại bỏ từ từ phần da chết để tránh bong tróc mảng da hay nứt da gây chảy máu hoặc đau rát. Một số trường hợp da thô ráp nặng có thể tẩy da chết và tái tạo bằng laser để điều trị.

Chăm sóc da mặt bị thô ráp bằng cách làm sạch và loại bỏ tế bào chết
Chăm sóc da mặt bị thô ráp bằng cách làm sạch và loại bỏ tế bào chết

3.5 Thường xuyên dưỡng ẩm và chăm sóc da

Cấp ẩm và dưỡng ẩm cho da sẽ hạn chế tình trạng da khô. Theo một vài nghiên cứu về da, cả da khô và da dầu đều cần bổ sung dưỡng ẩm chăm sóc da để giảm bong tróc hay tình trạng da xấu.

Tình trạng da sẽ là căn cứ lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Bạn nên chú ý chọn lựa những loại có hoạt chất ở mức vừa và thân thiện với làn da. Kem dưỡng ẩm nên dùng trước khi đi ngủ là tốt nhất để giúp da tái tạo và phục hồi.

3.6 Uống đủ nước mỗi ngày

Da thô ráp sần sùi hay da khô có một phần do thói quen uống nước quá ít. Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể khi không bổ sung đủ nước, da sẽ khô và gây ra tình trạng tiết dầu để đảm bảo độ ẩm dẫn đến da mụn và viêm tắc lỗ chân lông. 

Nên thực hiện phương pháp uống nước chậm và chia đều mỗi 1- 2 giờ/ lần. Trung bình 1 ngày nên uống khoảng 2- 3 lít nước tùy độ tuổi giới tính để giúp da hấp thụ đủ nước. Ngoài nước lọc có thể sử dụng nước luộc rau củ hay nước ép hoa quả để cấp ẩm, đồng thời bổ sung chất chống oxy hóa cho da.

3.7 Bảo vệ da khỏi tia gây hại

Chăm sóc và cải thiện da mặt bị thô ráp không thể quên bảo vệ da khỏi tia cực tím. Tia cực tím là loại tia gây lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư da. Theo các nghiên cứu, tình trạng da tổn thương do tiếp xúc ánh sáng mặt trời sẽ khiến collagen phân hủy và giảm liên kết. Do đó việc bảo vệ da khỏi tia cực tím là vô cùng quan trọng.

Tia cực tím không chỉ ảnh hưởng khi ra ngoài mà ngồi trong nhà vẫn có thể bị ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử. Vì thế, bạn nên sử dụng sản phẩm chống nắng và ngăn tia UV chạm tới da để giảm tình trạng da thô ráp. Kem che khuyết điểm và kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ da ở tình huống này. Tuy nhiên, nếu ra khỏi nhà thì bạn vẫn nên che chắn bằng áo, mũ để giúp da được bảo vệ tốt nhất.

Da sần sùi thô ráp có thể do lão hóa và cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bất kể là nguyên nhân nào thì việc thường xuyên chăm sóc dưỡng da và thăm khám sức khỏe da là hết sức cần thiết. Nếu bạn đang gặp tình trạng da hãy báo cho bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cách chăm sóc và phục hồi da tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả

8

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Da thô ráp lỗ chân lông và sần sùi: Nguyên nhân và giải pháp

Da thô ráp lỗ chân lông và sần sùi: Nguyên nhân và giải pháp

Cách nào bảo vệ da khỏi ô nhiễm không khí?

Cách nào bảo vệ da khỏi ô nhiễm không khí?

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt bằng trứng gà

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt bằng trứng gà

Cách nào phục hồi da nhiễm corticoid nặng? Mất bao lâu sẽ xong?

Cách nào phục hồi da nhiễm corticoid nặng? Mất bao lâu sẽ xong?

Cách nào phục hồi da bị bào mòn và mỏng yếu?

Cách nào phục hồi da bị bào mòn và mỏng yếu?

8

Bài viết hữu ích?