Zalo

Cảnh giác với một số thuốc làm suy giảm trí nhớ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Suy giảm trí nhớ là 1 biểu hiện thường gặp và được xác định là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm do tác dụng của một số loại thuốc. Vậy các thuốc làm suy giảm trí nhớ là gì và cần lưu ý gì khi sử dụng?

1. Các loại thuốc làm suy giảm trí nhớ

Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc làm suy giảm trí nhớ, chúng ta nên biết một số điểm cơ bản của tình trạng này. Theo bác sĩ, suy giảm trí nhớ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể và có thể xảy ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc trưng của chứng suy giảm trí nhớ là việc người bệnh thường không nhớ những sự kiện hay ký ức đã xảy ra một cách đột ngột hoặc tăng dần từ nhẹ đến nặng. Suy giảm trí nhớ nếu kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh, do đó việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp can thiệp là rất cần thiết.

Một số nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường gặp có thể kể đến như tổn thương não (do chấn thương, u não, đột quỵ….), lạm dụng các chất gây hại (như ma túy, rượu bia, thuốc lá), thiếu ngủ, stress căng thẳng kéo dài, mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến trí nhớ (như Parkinson, Alzheimer, động kinh, trầm cảm) hoặc thiếu hụt vitamin B12. Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh nhân còn mắc phải tình trạng này do sử dụng một số loại thuốc làm giảm trí nhớ trong một thời gian dài.

Theo bác sĩ, một số loại thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý khác có thành phần hoạt chất có tính acid sẽ làm thay đổi độ pH của máu và gây xáo trộn các hằng số sinh học của cơ thể, qua đó khiến các tế bào thần kinh không vận hành được như bình thường và hậu quả cuối cùng trí nhớ bị suy giảm. Tuy nhiên, thuốc suy giảm trí nhớ chỉ là một tác dụng phụ và không phải ai dùng thuốc đều sẽ mắc phải hiện tượng này.

thuốc làm suy giảm trí nhớ
Thuốc suy giảm trí nhớ chỉ là một tác dụng phụ và không phải ai dùng thuốc đều sẽ mắc phải hiện tượng này

Sau đây là danh sách một số nhóm thuốc làm suy giảm trí nhớ khi sử dụng trong một khoảng thời gian kéo dài:

  • Thuốc an thần nhóm Benzodiazepin, bao gồm những loại quen thuộc như Lorazepam, Diazepam hay Triazolam… Thông thường, nhóm thuốc này được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị mất ngủ hay chứng rối loạn lo âu. Tuy nhiên khi sử dụng quá lâu sẽ khiến hoạt động của não bộ bị suy yếu và ức chế các tế bào thần kinh để đưa đến chứng mất trí nhớ;
  • Thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin, bao gồm Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin… Công dụng chính của nhóm statin là điều trị tình trạng tăng cholesterol trong máu, tuy nhiên cholesterol lại có vai trò kết nối các tế bào thần kinh với nhau. Vì vậy tác động giảm mỡ máu của statin sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong não, qua đó làm suy yếu mối liên kết giữa các tế bào thần kinh và gây ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh;
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bao gồm các loại như Nortriptyline, Amitriptyline, Imipramine… có tác dụng ức chế hormone Serotonin và Norepinephrine và khiến quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong não suy yếu. Do đó đây cũng là một nhóm thuốc làm giảm trí nhớ cần được chú ý, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài;
  • Nhóm ức chế beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Timolol… Nhóm thuốc này được chỉ định trong điều trị các bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… tuy nhiên khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ ức chế các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như Norepinephrine, Epinephrine… qua đó gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid như Hydrocodone, Tramadol… có tác dụng ức chế một số vị trí quan trọng trong đường dẫn truyền cảm giác đau của hệ thần kinh trung ương. Khi sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân sẽ suy giảm trí nhớ;
  • Thuốc đồng vận Dopamin thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh Parkinson. Công dụng chính của nhóm thuốc là làm tăng nồng độ Dopamine trong não thông qua việc ức chế enzyme phân hủy, tuy nhiên nó cùng làm giảm nồng độ Acetylcholine và khiến cho trí nhớ bị suy giảm. Sau một thời gian dài thường xuyên uống thuốc làm giảm trí nhớ này, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện về rối loạn tâm thần như hoang tưởng, lú lẫn…;
  • Thuốc chống động kinh, bao gồm Gabapentin, Carbamazepine… có tác dụng ức chế triệu chứng co giật. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng khiến các tín hiệu dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương bị ức chế và hệ quả là bệnh nhân không thể nhớ được những ký ức cũ;
  • Thuốc kháng Histamin, bao gồm Dexclorpheniramin, Clorpheniramin… có khả năng ức chế chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine của não bộ. Theo bác sĩ, Acetylcholine là chất hóa học truyền tin có khả năng điều hòa nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, do đó khi bị ức chế sẽ góp phần gây nên chứng suy giảm trí nhớ do thuốc;
  • Thuốc kháng Cholinergic được dùng trong quá trình điều trị tình trạng tiểu không tự chủ, tuy nhiên nó cũng sẽ tác động khiến hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh trung ương bị ức chế, qua đó khiến trí nhớ người sử dụng suy giảm.
thuốc làm suy giảm trí nhớ
Bác sĩ sẽ điều chỉnh giảm liều để hạn chế tác dụng hoặc thay thế thuốc làm giảm trí nhớ bằng một loại thuốc khác an toàn hơn

3. Cần làm gì khi sử dụng thuốc làm giảm trí nhớ?

Các bác sĩ nhấn mạnh, suy giảm trí nhớ chỉ là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác. Do đó khi sử dụng các nhóm thuốc suy giảm trí nhớ kể trên, bệnh nhân phải đặc biệt thận trọng và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nếu nhận thấy các dấu hiệu trí nhớ bị suy giảm hoặc gặp các bất thường về trí nhớ thì nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có hướng can thiệp phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ điều chỉnh giảm liều để hạn chế tác dụng này hoặc thay thế thuốc làm giảm trí nhớ bằng một loại thuốc khác an toàn hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Các nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ dễ gặp nhất

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

Triền miên bị mất ngủ phải làm sao?

Khi nào nên đi khám trầm cảm? Nên khám ở đâu?

Khi nào nên đi khám trầm cảm? Nên khám ở đâu?

Ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Ăn sầu riêng có bị mất ngủ không?

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

Thử dùng bài kiểm tra sức khỏe não bộ tại nhà

9

Bài viết hữu ích?