Zalo

Cảnh giác đau khớp do gút dịp Tết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gút là bệnh xương khớp phổ biến ở nam giới. Cơ chế chính của bệnh gút là tăng acid uric máu và có liên quan chặt chẽ đến bữa ăn. Thống kê cho thấy bệnh gút tái phát dịp Tết thường xuyên hơn với các cơn đau gút cấp tính dữ dội. Vậy người bệnh cần cảnh giác với bệnh gút dịp Tết đến Xuân về như thế nào?

1. Nguyên nhân bệnh gút tái phát dịp Tết

Bệnh gout là bệnh lý xương khớp thường gặp ở nam giới. Các cơn đau gút cấp tính thường rất dữ dội, kèm theo đó là tình trạng sưng đau khó chịu ở các khớp tay chân và nếu không chữa trị kịp thời rất dễ gây biến chứng làm biến dạng khớp. Cơ chế bệnh sinh của bệnh gút là do dư thừa một lượng acid uric trong máu, từ đó tích tụ lại tại các khớp và đưa đến hình thành các tinh thể urat. Vị trí lắng đọng của các tinh thể urat thường là khớp bàn ngón chân cái và hệ quả là những cơn đau gút cấp vô cùng khó chịu.

Trong khi đó, dịp Tết đến Xuân về là thời điểm gia đình tụ họp với các bữa ăn thịnh soạn và không thể thiếu rượu bia chúc mừng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các cơn đau gút cấp tính khởi phát hoặc bệnh trở nặng với các biến chứng nghiêm trọng. Một số món ăn ngày Tết phổ biến như thịt bò, thịt trâu, hải sản hay nội tạng động vật… thường chứa rất nhiều tiền chất purin để làm tăng nồng độ acid uric trong máu và khiến tình trạng đau gút cấp tính trở nên nặng nề hơn.

Ngoài ra, một số loại bánh mứt hay trái cây sấy chứa nhiều đường fructose cũng góp phần làm tăng acid uric máu. Tóm lại, chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu khiến bệnh gút tái phát dịp Tết, đặc biệt khi người bệnh không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn của bản thân.

Ngoài chế độ ăn, Tết là lúc thời tiết thay đổi đột ngột và nhiệt độ nóng lạnh thất thường, lúc thì khô hanh lúc lại lúc ẩm ướt. Thời tiết như vậy sẽ kéo theo những biến đổi bên trong cơ thể và làm tăng khả năng xuất hiện các cơn đau khớp, bao gồm cơn đau gút cấp tính. Một yếu tố khác góp phần khiến bệnh gút tái phát dịp Tết là thay đổi thói quen tập luyện thể dục và khiến các khớp xương càng dễ xơ cứng hơn. Các chuyên gia khuyến cáo để phòng ngừa vấn đề này, người bệnh nên duy trì chế độ luyện tập trong nhà và chú ý giữ ấm cơ thể. Khi ra đường, bệnh nhân gút nên giữ ấm toàn thân, mang găng tay, tất chân, đội mũ và quàng khăn ấm… để đảm bảo tay chân không bị lạnh quá mức.

cơn đau gút cấp
Các cơn đau gút cấp tính thường rất dữ dội, kèm theo đó là tình trạng sưng đau khó chịu ở các khớp tay chân

2. Làm gì khi bị đau gút cấp tính?

Bác sĩ cho biết một khi đã được chẩn đoán bệnh gút, bệnh nhân cần duy trì chế độ điều trị phù hợp, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng một số thuốc đặc trị kéo dài ngay cả khi không có các cơn đau gút cấp tính. 

Quá trình điều trị sẽ bao gồm hai vấn đề chính là khống chế/dự phòng các cơn đau gút cấp hay các đợt viêm khớp (bằng các thuốc kháng viêm) và kiểm soát nồng độ acid uric trong máu (thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng các thuốc hạ acid uric máu). Biện pháp điều trị bệnh gút cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào giai đoạn, tình trạng bệnh cũng như cơ địa từng bệnh nhân.

Để phòng ngừa các cơn đau gút cấp tính tái phát trong hoặc sau Tết, người bệnh và người có nguy cơ cao mắc bệnh cần đảm bảo duy trì đầy đủ các thuốc điều trị đã được bác sĩ chỉ định, trong đó cần chú ý tuyệt đối không bỏ thuốc hoặc uống thuốc thất thường. Việc ngừng thuốc đột ngột, dù vào bất cứ thời điểm nào, đều có nguy cơ làm cho bệnh bùng phát với các cơn đau gút cấp dữ dội. Bác sĩ khuyến cáo tốt nhất bệnh nhân nên tái khám trước Tết, nếu cần sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm kiểm tra nồng độ acid uric máu, chức năng gan thận để đánh giá mức độ và điều chỉnh thuốc khi cần thiết.

Bệnh nhân mắc bệnh gút, bao gồm những người tăng acid uric máu đơn thuần, cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân, đặc biệt là vào những dịp nhạy cảm như Tết đến Xuân về. Những bữa ăn thịnh soạn với các loại thực phẩm chứa quá nhiều chất đạm, kết hợp uống nhiều rượu bia chắc chắn sẽ làm gia tăng đột ngột nồng độ acid uric trong máu, qua đó tạo điều kiện để bệnh gút tái phát, thậm chí ngay cả khi đang dùng đầy đủ các thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ.

cơn đau gút cấp
Cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng một số thuốc đặc trị kéo dài ngay cả khi không có các cơn đau gút cấp tính

3. Các lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh gút dịp Tết

Để tránh xuất hiện các cơn đau gút cấp tính và dự phòng bệnh gút tái phát dịp Tết, bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm kiểm soát ổn định nồng độ uric máu và duy trì cân nặng. Theo đó, người bệnh cần lưu ý những vấn đề dinh dưỡng cụ thể sau đây:

  • Hạn chế các loại thực phẩm gây tăng acid uric máu như hải sản (Cá cơm, cá mòi, cá ngừ), động vật nhuyễn thể (sò, hàu…), thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu…), nội tạng động vật (gan, thận, não, lòng…), các loại nấm, đậu khô, đậu hà lan và đặc biệt là rượu bia. Nguyên nhân cần phải hạn chế là do chúng chứa rất nhiều nhân purin, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric. Việc hạn chế tiêu thụ các loại kể trên sẽ góp phần duy trì ổn định nồng độ acid uric trong máu.
  • Bệnh nhân gút nên nên bổ sung đạm thông qua các loại thịt trắng như thịt gà, các loại cá ít purin với số lượng vừa phải (khoảng 110-170g mỗi ngày).
  • Bảo đảm uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày, tuy nhiên với bệnh nhân có tiền sử bệnh thận mạn tính hay suy tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tăng lượng nước uống vào.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như quả cam, dâu tây, bưởi, ớt chuông, dưa leo… Nguyên nhân là do vitamin C giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và tạo ra nhiều tác động tích cực đến bệnh gút.

Có thể thấy việc cảnh giác đau khớp do cơn đau gút cấp dịp Tết không phải là việc làm dư thừa. Chúng ta cần chú ý đề phòng để tránh bệnh diễn biến khiến cái Tết không được vui vẻ trọn vẹn.

Đặc biệt giảm cân cũng là một trong những cách hiệu quả để giúp bạn đẩy lùi cơn đau gút cấp và các vấn đề bệnh lý khác một cách hiệu quả. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, tập luyện thì áp dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng cũng là một cách hiệu quả. 

Liệu pháp này sử dụng dịch truyền gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất, Selen, vitamin C… để truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch, ngay lập tức chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành năng lượng ATP cần cho việc thực hiện các hoạt động của tế bào, giúp hồi phục các cơ quan. Đặc biệt, trước thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe, tầm soát bệnh nền, đo các chỉ số trong cơ thể… để đánh giá tình trạng tổng quát cũng như thiết kế về chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cho từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
xem thêm
Những món ăn nhiều calo nếu muốn giảm cân

Những món ăn nhiều calo nếu muốn giảm cân

Trong một tô bánh canh bao nhiêu calo?

Trong một tô bánh canh bao nhiêu calo?

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Muốn sống thọ: Các tác hại của việc ăn quá nhiều

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Các cách giảm tăng mỡ máu khi xáo trộn dinh dưỡng dịp Tết

Có cách nào giảm từ 60kg xuống 45kg không?

Có cách nào giảm từ 60kg xuống 45kg không?

2

Bài viết hữu ích?