Đau xương khớp đặc biệt các khớp gối, khớp cổ tay, cổ vai gáy… thường là vấn đề gặp ở người trung niên và cao tuổi. Các cơn đau nhức xương tăng cả về tần suất và mức độ nếu kết hợp với điều kiện môi trường không thuận lợi như mưa lạnh, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cao… Tình trạng đau xương khớp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau để có phương pháp cải thiện tình trạng xương khớp.
1. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau xương khớp
Đau xương khớp có thể do nhiều nguyên nhân và để cải thiện tình trạng này cần điều trị bệnh theo nguyên nhân mới đạt được hiệu quả nhất định. Đồng thời người bệnh cũng cần có sự kiên trì với phương pháp điều trị trong thời gian dài. Những nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng đau xương khớp:
Thoái hóa khớpthường gặp ở những có độ tuổi từ 40 trở lên. Biểu hiện của tình trạng này là tần số đau xương diễn ra thường xuyên khiến cho người bệnh đi lại và vận động khá khó khăn. Các khớp gối, khớp bàn tay, cột sống lưng, cổ, khớp cổ chân và một số vị trí khác có thể dễ bị thoái hoá khiến cho tình trạng đau xương khớp xuất hiện thường xuyên hơn.
Nhiễm trùng cũng gây ra tình trạng đau xương khớp mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của người bệnh.
Chấn thương có thể gây ra tình trạng đau xương khớp. Sai khớp xuất hiện khi làm việc bị sai tư thế hoặc luyện tập không đúng cách… Từ đó gây ra tình trạng đau khớp có thể tái phát nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng vĩnh viễn đến tổn thương khớp nếu không được phục hồi kịp thời. Gãy xương do tai nạn trong sinh hoạt hoặc lao động gây chảy máu, co kéo cơ và đau xương diễn ra khá nghiêm trọng. Tổn thương dây chằng hoặc bị đứt một phần hoặc bị đứt hoàn toàn có thể làm người bệnh hạn chế trong việc vận động và gây đau nhức xương.
Bệnh gout có thể xảy ra cả ở nam và nữ sau tuổi mãn kinh. Những cơn đau khớp với trường hợp này còn kèm theo cả tình trạng sưng, nóng và đỏ khớp. Cơn đau diễn ra rất dữ dội.
Viêm khớp do bệnh tự miễn bao gồm: viêm khớp dạng thấp với những cơn đau nhức xảy ra khi có thay đổi thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ hạ thấp. Người bệnh vừa bị đau nhức vừa bị đơ cứng khớp ở cổ tay và bàn tay. Lupus ban đỏ không chỉ gây ra tình trạng đau xương khớp mà còn tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể gây ra một số dấu hiệu rụng tóc, gầy yếu, sốt nhẹ. Viêm cột sống dính khớp gây cơn đau mãn tính ở vị trí cùng chậu, khớp háng, cột sống.
Biết được nguyên nhân gây đau xương khớp sẽ giúp giảm đau xương khớp hiệu quả hơn
2. Cách giảm đau xương khớp nhanh nhất
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường gây đau nhức xương khớp hoặc khớp kêu khi cử động, tê buốt chân tay… Một số cách giảm đau nhức xương khớp có thể áp dụng để cải thiện cuộc sống của người bệnh:
Cơ thể luôn được giữ ấm. Ngay cả khi ở trong nhà hoặc ở ngoài thì cơ thể nên giữ ấm trong những ngày mưa, lạnh bằng việc mặc ấm, sử dụng khăn quàng, đi găng tay, tất… Một lưu ý người bệnh nên hạn chế để tay hoặc chân bị ẩm ướt hơn nữa, vào ngày nhiệt độ hạ thấp, hoặc chuyển mùa thì người bệnh xương khớp nên tắm bằng nước ấm, ngâm chân với nước ấm để lưu thông khí huyết. Ngoài việc giữ cơ thể ấm có thể thực hiện chườm ấm để tăng cường lưu thông khí huyết. Có thể thực hiện chườm ấm khoảng 15 phút mỗi lần và áp dụng ngày 4 lần. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp đau xương khớp mãn tính. Nhưng trong đợt cấp của bệnh thì không nên thực hiện cách này.
Luyện tập: người bệnh có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập hàng ngày để tăng cường hệ xương dẻo dai, khỏe mạnh. Tuy nhiên cần lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh đồng thời nên được tư vấn từ bác sĩ trị liệu. Người bệnh có thể áp dụng bài tập plank là bài tập liên quan đến duy trì sức mạnh cơ bắp ở một vị trí, cách thức thực hiện gần giống với hít đất. Hoặc có thể lựa chọn bài tập thái cực quyền với tác động chậm và nhẹ nhàng hợp yoga, có thể giúp giảm độ cứng và đau viêm xương khớp.
Sinh hoạt và làm việc theo đúng tư thế. Khi ngồi làm việc nên lựa chọn loại ghế có tựa lưng và không nên vắt chéo chân khi ngồi làm. Loại ghế được chọn phải có độ cao tương ứng với độ cao của bàn. Khi ngồi làm việc thì không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian quá lâu, và thường xuyên thay đổi tư thế ngồi. Nếu công việc đòi hỏi ngồi làm việc trong thời gian dài thì cần đứng dậy đi lại thường xuyên. Tư thế ngủ cũng cần được chú ý, không nên chỉ nằm một tư thế khi ngủ. Lựa chọn gối có độ cao phù hợp, đảm bảo mềm mại và chú ý đến độ đàn hồi của gối. Người bệnh xương khớp nên duy trì thói quen ngủ ít nhất từ 7-8 tiếng/ngày để cơ thể duy trì các chức năng và cải thiện sức khỏe xương khớp.
Thực hiện liệu pháp lạnh có tác dụng giảm đau nhức với viêm khớp đồng thời giảm sưng khớp. Liệu pháp này thực hiện khá đơn giản và chỉ cần sử dụng túi chườm lạnh lên vùng khớp bị sưng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày nên thực hiện chườm lạnh khoảng 3 lần và không sử dụng nếu đang ở trong đợt viêm cấp tính.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn khoa học và hợp lý để giúp quá trình điều trị tiến triển nhanh hơn. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp giảm đau khớp, giảm viêm, hoặc ngăn ngừa thoái hóa khớp nên được lựa chọn để đưa vào bữa ăn hàng ngày. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hoá có nguồn gốc từ trái cây, rau củ, hoặc thực phẩm có chứa nhiều acid béo không no như omega 3, thực phẩm giàu canxi như trứng sữa, thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng như vitamin D, vitamin C… Bên cạnh đó cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, hoặc thực phẩm có chứa hàm lượng chất béo, muối quá cao…
Sinh hoạt và làm việc đúng tư thế giúp giảm đau xương khớp
Ngoài áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không giảm đau nhức xương khớp được thì người bệnh cần đi thăm khám bởi bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc. Với tình trạng đau khớp từ trung bình đến nặng và có kèm theo sưng khớp thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin, ibuprofen hoặc thuốc tiêm… Nếu tình trạng đau nhẹ hơn thì có thể sử dụng acetaminophen. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc này đặc biệt nếu người bệnh đang có uống rượu. Vì có thể gây ra tình trạng tổn thương gan. Nếu cơn đau quá mức nghiêm trọng có thể được kê đơn thuốc opioid mạnh hơn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm đau khác như thuốc giãn cơ khắc phục tình trạng co thắt cơ, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc động kinh…
Giải pháp làm chậm quá trình lão hóa: Sử dụng giải pháp làm chậm quá trình lão hóa được đánh giá là cách giúp giảm đau xương khớp hiệu quả, an toàn và hiện đại. Phương pháp này chú trọng đến việc sử dụng hormone peptide mới cải tiến để làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp giải quyết các vấn đề do căng thẳng, stress, bệnh cơ xương khớp hoặc rối loạn tình dục. Hiệu quả là sau khi sử dụng tình trạng đau xương khớp sẽ được cải thiện một cách từ đó, cơ thể tăng cường sản xuất collagen giúp cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da và xương. Hiệu quả là sức khỏe người bệnh được nâng cao một cách rõ rệt.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888