Gamma GT (GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl transpeptidase) một trong 3 loại men gan quan trọng, bên cạnh 2 loại men gan khác là AST và ALT. Nó có vai trò trong việc giúp gan thực hiện quá trình chuyển hóa thuốc và các chất độc khác. Có thể tìm thấy men gan này chủ yếu ở gan nhưng cũng có ở túi mật, lá lách, tụy, thận. Nồng độ GGT trong máu thường tăng cao khi gan bị tổn thương.
Đối với chỉ số GGT cũng tương tự các chỉ số khác sẽ có giới hạn an toàn và bất thường nhất định. Chỉ số GGT bình thường là dưới 60 UI/L. Tuy nhiên chỉ số này sẽ thay đổi theo giới. Theo đó GGT bình thường ở nam là từ 11 - 50 UI/L, ở nữ là từ 7 - 32 UI/L.
Tùy theo lượng tăng của chỉ số này cho thấy mức độ tổn thương tế bào gan cụ thể như:
Thông thường các trường hợp tổn thương gan ở mức độ nhẹ thường không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng. Điều này cũng dẫn đến việc người bệnh dễ dàng bỏ qua, hầu như không quan tâm nhiều đến tình trạng bệnh. Trong trường hợp người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ có các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe do men gan tăng cao thậm chí tử vong.
Chỉ số xét nghiệm máu gamma gtcó thể giúp bác sĩ căn cứ vào đó để đưa chẩn đoán mức độ tổn thương gan nhưng không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong trường hợp chỉ số GGT tăng có thể người bệnh cần được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ GGT là:
Chỉ số xét nghiệm máu gamma gt không thể cho bạn biết bạn đang gặp phải tình trạng nào, nhưng đây là căn cứ giúp cho bạn biết mức độ tổn thương gan. Đa số các trường hợp người bệnh có chỉ số GGT càng cao thì khả năng tổn thương đến gan càng lớn.
Nếu kết quả xét nghiệm này ở mức thấp hoặc bình thường, đồng nghĩa là gan của ban đang hoạt động tốt. Có thể kết hợp thực hiện xét nghiệm này cùng với xét nghiệm ALP. Kết quả xét nghiệm ALP giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán các rối loạn về xương. Cụ thể như sau:
Có nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GGT. Do đó, để đảm bảo độ chính xác cao, dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh cần quan tâm bao gồm:
Tóm lại tình trạng tổn thương gan có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thích hợp. Vì vậy, xét nghiệm GGT kết hợp với các xét nghiệm khác có thể giúp bác sĩ làm căn cứ đánh giá mức độ của tổn thương gan. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tổn thương gan để kiểm tra, tìm kiếm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Kiểm soát tốt những bệnh lý đang mắc phải, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, tập luyện thể dục, duy cần cân nặng hợp lý là những biện pháp hiệu quả giúp gan có thể hoạt động tốt hơn.
Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá và quản lý các bệnh lý về gan mật, cũng như nhiều các bệnh lý chuyển hóa khác. Sau khi có kết quả thì người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn chuyên sâu và đưa ra những lời khuyên hữu ích để gan hoạt động tốt, thay đổi lối sống, hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
46
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
46
Bài viết hữu ích?