Zalo

Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu như thế nào là cao, thấp, bình thường?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể và bác sĩ có thể đánh giá chức năng gan bằng nhiều xét nghiệm khác nhau, trong đó bao gồm xét nghiệm GGT trong máu. Vậy nồng độ GGT trong máu tăng cao khi nào?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Trịnh Hồng Trí - Trưởng khoa xét nghiệm

1. Gamma-Glutamyl Transferase (GGT) là gì?

GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl transferase hay còn được gọi là Gamma-Glutamyl transpeptidase. GGT là một loại enzyme được tìm thấy khắp cơ thể, mặc dù chủ yếu tồn tại trong gan.

2. Xét nghiệm GGT trong máu là gì?

GGT trong xét nghiệm máu là một cận lâm sàng được sử dụng rất phổ biến. GGT có thể rò rỉ vào máu nếu tế bào gan hoặc đường mật bị tổn thương, do đó xét nghiệm GGT trong máu cao có thể gợi ý bệnh gan hoặc tổn thương đường mật trong gan. Đôi khi, xét nghiệm GGT trong máu tăng lên khi bệnh nhân sử dụng các chất lạ như thuốc (có thể kể đến như Phenobarbital, Phenytoin hoặc Warfarin) hoặc rượu bia. GGT thường là enzyme gan đầu tiên tăng lên trong máu khi bất kỳ đường mật nào trong gan bị tắc nghẽn hoặc co thắt. Do đó, đây là GGT trong xét nghiệm máu rất nhạy cảm để tìm ra các vấn đề về ống mật. Vì nhiều bệnh lý gan có thể làm tăng nồng độ GGT trong máu nên bác sĩ không chỉ sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán tình trạng cụ thể. Thay vào đó, bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm GGT trong máu kết hợp với các xét nghiệm chức năng gan khác, chẳng hạn như xét nghiệm phosphatase kiềm ALP (đây là loại enzyme được tìm thấy trong gan và xương). Một số tên khác của xét nghiệm GGT trong máu bao gồm:

  • Gamma-glutamyl transpeptidase.
  • GGTP.
  • Gamma-GT.
  • GTP.
GGT trong xét nghiệm máu là một cận lâm sàng được sử dụng rất phổ biến
GGT trong xét nghiệm máu là một cận lâm sàng được sử dụng rất phổ biến

3. Tại sao cần xét nghiệm GGT trong máu?

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm GGT trong máu để hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý gan và/ hoặc các vấn đề về ống mật trong gan. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm GGT vì một số lý do sau đây, bao gồm:

  • Nồng độ phosphatase kiềm (ALP) tăng cao trong máu;
  • Có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan hoặc tắc nghẽn ống mật;
  • Sàng lọc chứng rối loạn sử dụng rượu hoặc theo dõi mức độ tuân thủ điều trị tình trạng lạm dụng rượu.

4. Quy trình xét nghiệm GGT trong máu

Bạn có thể trải qua các bước sau đây khi xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm GGT:

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế và nhân viên y tế sẽ kiểm tra cánh tay của người bệnh để xác định vị trí tĩnh mạch dễ tiếp cận, thường là ở phía trong cánh tay;
  • Sau khi xác định được tĩnh mạch, nhân viên y tế sẽ tiến hành làm sạch và khử trùng khu vực đó;
  • Sau đó, họ sẽ đâm một cây kim nhỏ vào tĩnh mạch để lấy mẫu máu;
  • Sau khi đâm kim, một lượng máu sẽ được lấy và cho vào ống nghiệm;
  • Sau khi lấy đủ máu để xét nghiệm, nhân viên y tế sẽ rút kim và giữ một miếng bông gòn hoặc gạc trên vết thương để cầm máu.
Xét nghiệm GGT trong máu thường mất ít hơn 5 phút
Xét nghiệm GGT trong máu thường mất ít hơn 5 phút

5. Đọc kết quả xét nghiệm GGT trong máu

Chỉ số bình thường của GGT trong xét nghiệm máu có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm, trong đó khoảng tham chiếu được sử dụng phổ biến nhất dành cho người trưởng thành là 5-40 U/L. Vì giới hạn bình thường có thể khác nhau tùy thuộc vào phòng xét nghiệm nên một vấn đề quan trọng là phải kiểm tra kết quả và đối chiếu với phạm vi tham chiếu cụ thể. Vấn đề quan trọng cần lưu ý là xét nghiệm GGT trong máu cao hơn một chút ở nam giới so với phụ nữ. Ngoài ra, nồng độ GGT sẽ tăng dần theo tuổi ở phụ nữ và điều này lại không xảy ra ở nam giới. Nếu nhận được kết quả xét nghiệm GGT trong máu thấp hoặc bình thường thì nguy cơ mắc bệnh gan là rất thấp hoặc chứng minh bạn không uống bất kỳ loại rượu bia nào. Phiếu kết quả các loại xét nghiệm máu, bao gồm kết quả xét nghiệm Gamma-Glutamyl transferase (GGT), thường cung cấp những thông tin sau:

  • Tên của xét nghiệm máu hoặc những gì được đo lường trong máu;
  • Số lượng hoặc kết quả xét nghiệm;
  • Phạm vi tham chiếu bình thường;
  • Thông tin cho biết kết quả là bình thường hay bất thường hoặc cao hay thấp.

Xét nghiệm GGT trong máu cao hơn bình thường có thể chỉ ra rằng có một tình trạng hoặc bệnh lý đang gây tổn thương cho tế bào gan. Tuy nhiên, xét nghiệm GGT trong máu đơn thuần không giúp xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tổn thương. Nhìn chung, nồng độ GGT càng cao thì mức độ tổn thương gan càng nghiêm trọng. Một số bệnh lý gan có thể làm xét nghiệm GGT trong máu tăng cao bao gồm:

  • Viêm gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi và viêm gan do rượu.
  • Xơ gan;
  • Tắc mật;
  • Bệnh gan do rượu;
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu;
  • Thiếu máu cục bộ gan;
  • U gan hoặc ung thư gan.

Một số điều kiện y tế khác có thể gây ra tăng GGT trong máu, bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu.
  • Viêm tụy hoặc ung thư tụy;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Suy tim sung huyết;
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể gây tổn thương gan.

Lưu ý: kết quả xét nghiệm GGT trong máu cao không đồng nghĩa là bạn đã mắc bệnh. Một số yếu tố lành tính khác có thể ảnh hưởng đến nồng độ GGT trong máu. Bác sĩ điều trị sẽ xem xét một số yếu tố, bao gồm kết quả các xét nghiệm máu khác và tiền sử bệnh lý, để phân tích kết quả xét nghiệm GGT trong máu chính xác hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Trịnh Hồng Trí

BS.Trịnh Hồng Trí

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

Chỉ số xét nghiệm albumin máu thế nào là bình thường?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Đã uống rượu có xét nghiệm máu được không?

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Ý nghĩa của EDTA trong xét nghiệm máu

Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì?

8137

Bài viết hữu ích?