Zalo

Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đau dạ dày với các cơn đau âm ỉ kèm ợ hơi, ợ chua, tức bụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Việc cải thiện chế độ ăn, kết hợp các loại thực phẩm tốt cho dạ dày vừa là phương pháp điều trị, vừa là phương pháp phòng ngừa các cơn đau dạ dày. Vậy đau dạ dày nên ăn gì?

1. Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Việc sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho đường tiêu hóa là cách phòng ngừa các vấn đề về dạ dày hiệu quả nhất. Các thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn cần lưu ý gồm có:

  • Thức ăn nhiều chất xơ: chất xơ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa rất hiệu quả, ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường. Mỗi ngày nên nạp từ 20-40g chất xơ đến từ các nguồn trái cây (dâu, lê, mâm xôi, táo, chuối), rau củ (bông cải xanh, cà rốt, củ cải, atiso, khoai lang, khoai tây) hoặc các loại hạt, đậu (hạt chia, hạnh nhân, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng)
  • Nhóm tinh bột: Có khả năng thấm hút dịch acid dạ dày tốt như bánh mì, bánh quy, bánh ngọt. Các món ăn giảm tiết dịch dạ dày như cơm, cháo, cơm nếp, bánh mì, khoai lang, khoai tây luộc nhừ.
  • Thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm: thịt nạc, cá, tôm, cua,... giúp vết loét dạ dày lành nhanh hơn. Các loại cá như cá hồi, cá mòi đặc biệt có lợi vì chứa nhiều axit béo không bão hoà như omega-3 có tác dụng chống viêm.
  • Các loại rau lá non, màu xanh đậm: bắp cải, giá đỗ giúp cung cấp lượng vitamin A, B, D, K, magie và kẽm hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
  • Gừng: không chỉ là gia vị phổ biến mà còn là phương thuốc dân gian hiệu quả trong việc giảm triệu chứng buồn nôn, đau bụng. Các loại thực phẩm chế biến từ gừng cũng rất đa dạng (trà gừng, gừng tươi, kẹo gừng) đều phát huy tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa. Lưu ý bạn chỉ nên tiêu thụ dưới 5g gừng mỗi ngày để tránh tác dụng phụ gây ợ nóng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
  • Nghệ: Chứa các chất chống viêm, chống oxy hóa do đó nghệ thường được dùng để phòng ngừa viêm loét dạ dày, giảm ợ chua, khó tiêu. Tinh bột nghệ kết hợp mật ong có thể tạo ra lớp kháng khuẩn phủ kín đường tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược dạ dày- thực quản
  • Chuối: rất tốt cho hệ tiêu hóa, vì không gây kích ứng dạ dày và đường tiêu hóa trên. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn làm giảm đầy hơi do giữ nước và magie giúp thư giãn cơ bắp.
  • Táo, hành tây, cần tây: Đây là những thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn chặn quá trình viêm, tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác như anh đào, việt quất, cà chua
  • Trà xanh, trà hoa cúc: Catechin trà là hợp chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống viêm dạ dày. Ngoài ra trà xanh, trà hoa cúc cũng có khả năng làm dịu cơn đau dạ dày
  • Thực phẩm chứa Probiotics: Thực phẩm giàu lợi khuẩn như probiotics có thể giúp điều hòa nhu động ruột, giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy. Các loại thực phẩm này bao gồm sữa chua, sữa lên men, Kefir
  • Cung cấp đủ nước: Lượng nước trong cơ thể phải đủ thì quá trình tiêu hóa mới diễn ra trơn tru nhờ khả năng làm mềm phân và di chuyển chất thải. Các loại thức uống tốt cho dạ dày gồm có nước lọc, nước ép trái cây, nước luộc thịt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng các đồ uống chứa caffeine và soda nhiều, vì có thể gây mất nước và ợ nóng.
Các thực phẩm như chuối, táo, rau xanh là những thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá
Các thực phẩm như chuối, táo, rau xanh là những thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hoá

2. Đau dạ dày nên kiêng gì?

Ngoài các loại thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa thì cũng có một số loại thực phẩm nên tránh sử dụng như:

  • Thực phẩm chứa nhiều acid béo: thịt nướng, thịt hun khói, món xào, rán, quay
  • Thực phẩm chiên đi chiên lại: khoai rán, bánh rán, cá viên chiên, gà rán
  • Các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas
  • Thực phẩm lên men: dưa muối, mắm tôm, mắm tép,... khiến acid dạ dày bị biến đổi, thậm chí xuất hiện ung thư
Thực đơn cho người đau dạ dày nên kiêng ăn các sản phẩm chứa nhiều acid béo
Thực đơn cho người đau dạ dày nên kiêng ăn các sản phẩm chứa nhiều acid béo

3. Thực đơn gợi ý cho người đau dạ dày

Thực đơn cho người đau dạ dày vẫn tương đối đa dạng, chỉ nên tránh các thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa như đã đề cập ở trên. Số lượng thức ăn cũng cần phù hợp với người đau dạ dày, cụ thể như sau:

  • Dưới 5g muối (khoảng 1 thìa cà phê), người tăng huyết áp nên ăn dưới 2g muối/ ngày
  • 100g thịt đỏ (bò, lợn,...)/ ngày, không quá 500g một tuần
  • Thịt gà hoặc cá giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, lại chứa hàm lượng protein cao giúp nhanh chóng làm lành vết loét dạ dày.
  • Cung cấp đủ nước từ nước uống, canh, sữa, nước hoa quả

Nếu bệnh nhân đau dạ dày cần một chế độ dinh dưỡng để tăng cân có thể tham khảo:

  • Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh
  • Khoai tây giàu chất bột đường
  • Thịt, cá, trứng, sữa
  • Chất béo chưa bão hòa trong dầu cá, bơ
  • Nghệ pha mật ong giúp tăng cân và giảm đau dạ dày

Nếu người bệnh vừa bị xuất huyết dạ dày có thể bồi bổ cơ thể bằng các món ăn như:

  • Cháo gạo nếp nấu nho khô
  • Cháo hạt kê: bổ huyết giải độc, hạt kê còn có tác dụng giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn
  • Cá diếc hầm: giúp điều trị đau dạ dày tốt, các thành phần dinh dưỡng trong cá diếc giúp hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày
  • Trứng gà hấp ngó sen

4. Một số lưu ý khi ăn uống để bệnh dạ dày tránh tái phát

Ngoài việc điều chỉnh thực đơn ăn uống với các món ăn phù hợp thì chế độ ăn cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày tái phát:

  • Bạn nên ăn thành nhiều bữa, gồm bữa phụ từ sữa chua, hoa quả
  • Không ăn quá no hoặc để quá đói
  • Uống đủ nước

Ngoài ra nên kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Bạn nên tập thể dụng nhẹ nhàng như đi bộ, bóng bàn, cầu lông, đạp xe ít nhất 30 phút/ ngày và 5 ngày/ tuần. Ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày. Dạ dày là cơ quan quan trọng khi đảm nhận vai trò chứa - tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, nếu không xây dựng chế độ ăn hợp lý, bảo vệ dạ dày thì nguy cơ đau - viêm loét dạ dày rất dễ xảy ra. Với những người bị đau dạ dày làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ngoài việc tuân thủ theo đúng chế độ dinh dưỡng, sử dụng những thực phẩm tốt cho dạ dày thì bạn có thể lựa chọn phương pháp Truyền giảm đau dạ dày với hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, vitamin và thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt, tăng sức đề kháng, phục hồi sau các triệu chứng của bệnh dạ dày. Đặc biệt, tổ hợp chất truyền còn giúp bổ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?

Bị viêm dạ dày có gây mệt mỏi không?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Làm gì với triệu chứng đau dạ dày cấp?

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Cách giảm đau bao tử ngay lập tức

Các triệu chứng loét dạ dày

Các triệu chứng loét dạ dày

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong

Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong

14

Bài viết hữu ích?