Zalo

Các loại mỡ bụng: Chúng là gì và làm thế nào để giảm chúng?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Danh sách các loại mỡ trong cơ thể sẽ không thể thiếu mỡ bụng. Vậy mỡ bụng bao gồm những loại nào, tác động thế nào đến sức khỏe và cần làm gì để giảm các loại mỡ bụng?

1. Các loại mỡ bụng

Mỡ bụng là một trong các loại trong cơ thể. Hiện nay các chuyên gia phân chia thành 2 loại bụng mỡ, bao gồm một loại được tìm thấy dưới da và loại kia được tìm thấy sâu hơn bên trong ổ, xung quanh các cơ quan nội tạng. Các loại bụng mỡ cụ thể như sau:

1.1. Mỡ bụng dưới da

Mỡ bụng dưới da, hoặc mô mỡ dưới da (SAT), bản chất là chất béo được tìm thấy dưới da. Đặc điểm của mỡ bụng dưới da là mềm và bạn có thể nhìn thấy chúng khi di chuyển vùng bụng. Nhìn chung, phụ nữ có lượng mỡ bụng dưới da nhiều hơn so với nam giới.

So với các loại mỡ bụng khác, chất béo dưới da không liên quan chặt chẽ đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên việc có quá nhiều chất béo dư thừa trong cơ thể, bao gồm cả tổng lượng mỡ bụng, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường tuýp, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Ngược lại, duy trì mỡ bụng và các loại mỡ trong cơ thể khác ở mức lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính kể trên.

Mỡ bụng dưới da là mềm và bạn có thể nhìn thấy chúng khi di chuyển vùng bụng

1.2. Mỡ nội tạng

Mỡ bụng nội tạng, hay mô mỡ nội tạng (VAT), bản chất vẫn là chất béo tích tụ quanh các cơ quan nội tạng như thận, gan và tuyến tụy. Do đó loại mỡ bụng này nằm sâu trong ổ bụng hơn nhiều so với mỡ bụng dưới da. Và các bác sĩ cho biết mỡ nội tạng này thường được dùng để đánh giá độ nguy hại của mỡ bụng nói chung.

So với mỡ bụng dưới da, mỡ bụng nội tạng có hoạt động trao đổi chất nhiều hơn, đồng thời còn chứa nhiều tế bào, mạch máu và dây thần kinh hơn mỡ dưới da.

Mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ đến việc gia tăng đề kháng với Insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng kháng insulin có thể dẫn đến tăng đường huyết và sự phát triển của bệnh đái tháo đường loại 2.

Mỡ bụng nội tạng cũng góp phần gây ra trạng thái viêm toàn thân, và qua đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thống kê cho thấy đàn ông có nhiều khả năng tích tụ mỡ bụng nội tạng hơn phụ nữ, đó là lý do tại sao đàn ông có nhiều khả năng phát triển dáng người “quả táo” khi mỡ bụng phát triển. Mặt khác, phụ nữ dễ phát triển mỡ thừa ở phần thân dưới, dẫn đến dáng người “quả lê”.

Điều thú vị là sự phân bổ mỡ trong cơ thể sẽ thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, trong khi phụ nữ tiền mãn kinh có lượng mỡ bụng dưới da cao hơn thì phụ nữ sau mãn kinh có xu hướng có lượng mỡ nội tạng cao hơn, điều này góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa. Ngoài ra, mỡ bụng nội tạng có xu hướng cao hơn ở những người gốc Châu Âu so với những người thuộc các sắc tộc khác.

Phụ nữ có lượng mỡ bụng dưới da nhiều hơn so với nam giới

2. Một số cách giảm mỡ bụng hiệu quả

Sau khi tìm hiểu các loại bụng mỡ khác nhau cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe, bạn có thể tự hỏi làm thế nào để giảm các loại mỡ bụng dư thừa một cách an toàn và bền vững. Chuyên gia lưu ý rằng mặc dù chế độ ăn uống và lối sống đóng một vai trò quan trọng trong việc tích tụ mỡ bụng, nhưng các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính và di truyền cũng có những ảnh hưởng nhất định.

May mắn thay, có một số cách để giảm mỡ bụng dư thừa và qua đó giảm nguy cơ mắc nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Sau đây là một số lời khuyên dựa trên bằng chứng khoa học để giảm mỡ bụng:

  • Cắt bỏ đồ uống có đường: Uống quá nhiều thức uống có đường như soda, có liên quan đến việc tăng tích tụ mỡ nội tạng và chu vi vòng eo lớn hơn. Do đó để giảm các loại mỡ bụng, đặc biệt là mỡ nội tạng, bạn hãy thử thay đồ uống có đường bằng nước lọc hoặc nước có ga;
  • Di chuyển: Tăng cường hoạt động thể chất có thể làm giảm đáng kể các loại bụng mỡ. Bạn hãy thử kết hợp các bài tập với nhau, bao gồm Aerobic cường độ cao và thấp, cũng như rèn luyện sức đề kháng và tất cả đều được chứng minh công dụng giúp giảm mỡ bụng;
  • Bổ sung chất xơ: Những người theo chế độ ăn nhiều chất xơ có xu hướng ít tích tụ mỡ bụng hơn so với những người không ăn chất xơ. Do đó bạn hãy chuyển sang chế độ ăn ưu tiên nhiều chất xơ để giảm các loại mỡ bụng nguy hiểm;
  • Cắt giảm nhóm thực phẩm siêu chế biến: Các nghiên cứu cho thấy rằng, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến như đồ ăn nhẹ, đồ ngọt, thức ăn nhanh và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế, có liên quan đến tình trạng tăng chu vi vòng eo;
  • Hạn chế sử dụng rượu: Tiêu thụ quá nhiều bia rượu có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể theo một số cơ chế, trong đó bao gồm cả việc góp phần tích tụ quá mức mỡ bụng;
  • Không tiết kiệm thời gian cho giấc ngủ: Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đến hiện tượng tăng tích tụ mỡ nội tạng. Bên cạnh đó, một bài đánh giá bao gồm hơn 56.000 người cho thấy những người có thời gian ngủ ngắn hơn sẽ có chu vi vòng eo lớn hơn;
  • Tăng bổ sung protein: Chế độ ăn kiêng với hàm lượng protein cao hơn có thể giúp thúc đẩy quá trình giảm mỡ bụng nhanh hơn. Một đánh giá với 23.876 người tham gia đã liên kết chế độ ăn giàu protein và chu vi vòng eo nhỏ hơn;
  • Theo dõi khẩu phần ăn: Cắt giảm thực phẩm siêu chế biến và ăn hầu hết các thực phẩm nguyên hạt, ít chế biến như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, các nguồn protein và chất béo lành mạnh có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể và giới hạn mỡ bụng lành mạnh.

Bên cạnh những lời khuyên giảm mỡ bụng kể trên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy một số người có quá nhiều mỡ bụng có thể được hưởng lợi từ việc cắt giảm đi lượng carb nạp vào cơ thể mỗi ngày. Một nghiên cứu kéo dài 15 tuần ở 50 người trung niên thừa cân hoặc béo phì cho thấy những trường hợp được chỉ định ăn rất ít carb, nhiều chất béo và hạn chế năng lượng cung cấp calo từ carb tối đa 5% đã giảm được nhiều mỡ bụng hơn, bao gồm cả mỡ bụng nội tạng, khi so sánh với những trường hợp theo chế độ ăn ít chất béo. Thật thú vị khi cả 2 chế độ ăn kiêng đều dẫn đến giảm cân và giảm các loại mỡ trong cơ thể thì chỉ có chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo mới hiệu quả hơn trong mục tiêu giảm mỡ bụng. Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, việc hạn chế lượng carbs có thể giúp giảm đi lượng mỡ nội tạng ở những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng được cá nhân hóa cao và một số người vẫn có thể đạt được kết quả tốt hơn với lượng carb cao hơn, đặc biệt nếu nguồn carbs được tiêu thụ như một phần của chế độ ăn giàu chất xơ và thực phẩm từ thực vật (bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau và trái cây).

Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp, để giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng, mỡ toàn thân trên cơ thể bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào.

Hiện nay, liệu pháp tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân khoa học đang được nhiều người ưu tiên sử dụng trong đó có giới doanh nhân và nghệ sĩ tin tưởng sử dụng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe người sử dụng. Trước khi thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bác sĩ sẽ cần đánh giá sức khỏe tổng thể của từng người, đo chỉ số cơ thể BMI sau đó sẽ đưa ra phác đồ giảm cân một cách cụ thể. Trong cả quá trình thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ luôn có bác sĩ điều trị đồng hành theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập vận động điều độ để có hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Những bài tập giảm mỡ bụng tốt nhất

Những bài tập giảm mỡ bụng tốt nhất

Nguyên nhân gây ra mỡ bụng cứng đầu ở phụ nữ

Nguyên nhân gây ra mỡ bụng cứng đầu ở phụ nữ

Các thực phẩm tồi tệ nhất khiến mỡ bụng hình thành

Các thực phẩm tồi tệ nhất khiến mỡ bụng hình thành

10 cách loại bỏ mỡ bụng mãi mãi

10 cách loại bỏ mỡ bụng mãi mãi

Giảm cân có tốt cho tim mạch và cải thiện suy tim không?

Giảm cân có tốt cho tim mạch và cải thiện suy tim không?

14

Bài viết hữu ích?