Zalo

Các đối tượng chống chỉ định Vitamin b12

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
B12 là 1 dạng vitamin nhóm B và đóng nhiều vai trò trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin B12 không hiếm gặp, do đó việc bổ sung vitamin B12 là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung thì bạn cần lưu ý đến các chống chỉ định của vitamin B12.

1. Các đối tượng chống chỉ định vitamin B12

B12 là một loại vitamin nhóm B thiết yếu, tan trong nước và có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Sản xuất ADN;
  • Sản xuất tế bào hồng cầu;
  • Góp phần cấu tạo tế bào thần kinh.

Trước khi tìm hiểu về chống chỉ định của B12, chúng ta cần biết khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này thì các biểu hiện như thường xuyên mệt mỏi và yếu sức sẽ xuất hiện do tình trạng thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Vitamin B12 có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, chẳng hạn như:

  • Các loại thịt;
  • Các loại cá;
  • Trứng
  • Các chế phẩm từ sữa;
  • Men dinh dưỡng;
  • Một số sản phẩm thực phẩm tăng cường.

Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 sẽ liên kết với các phân tử protein. Trong quá trình tiêu hóa, dịch acid do dạ dày bài tiết tác động tách B12 ra khỏi protein và một chất khác gọi là yếu tố nội tại, qua đó hỗ trợ hấp thụ nó vào máu. Một số đối tượng không sản xuất đủ acid dạ dày hoặc thiếu đi các yếu tố nội tại, như mắc bệnh viêm teo dạ dày tự miễn, sẽ có nguy cơ thiếu hụt B12 cao hơn. Những trường hợp này có thể cần bổ sung vitamin B12 đường tiêm để chống lại hiện tượng và giảm thiểu nguy cơ thiếu máu ác tính. Một số đối tượng khác có thể tiêm vitamin B12 với mục đích dự phòng, bao gồm bệnh nhân đã phẫu thuật đường tiêu hóa (do hệ tiêu hóa khi đó không thể hấp thụ vitamin B12 một cách hiệu quả).

B12 là một loại vitamin nhóm B thiết yếu

Nhu cầu vitamin B12 của mỗi người là khác nhau, cụ thể như sau:

  • 0-6 tháng tuổi: 0.4µg;
  • 7-12 tháng tuổi: 0.5µg;
  • 1-3 tuổi: 0.9µg;
  • 4-8 tuổi: 1.2µg;
  • 9-13 tuổi: 1.8µg;
  • 14 tuổi trở lên: 2.4µg;
  • Phụ nữ mang thai: 2.6µg;
  • Phụ nữ cho con bú: 2.8µg.
Chúng ta phải chú ý đến chống chỉ định vitamin B12

Các bác sĩ cho biết việc bổ sung vitamin B12 mặc dù là cần thiết với một số đối tượng, tuy nhiên chúng ta vẫn phải chú ý đến chống chỉ định vitamin B12. Theo đó, các nghiên cứu cho biết một người không nên bổ sung vitamin B12 nếu có tiền sử dị ứng với Cyanocobalamin hoặc Coban. Bên cạnh đó, nếu có tiền sử mắc bệnh Leber (một bệnh lý gây mất thị lực có tính chất di truyền), việc bổ sung B12 hay Cyanocobalamin có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác (và có thể gây mù). Đây là một chống chỉ định của vitamin B12 cần đặc biệt lưu ý. Để đảm bảo việc bổ sung B12 là an toàn, bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu có những vấn đề sau:

  • Bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh lý về mắt, đặc biệt là bệnh Leber;
  • Bệnh lý thận hoặc bệnh gan;
  • Thiếu sắt hoặc acid folic;
  • Đang mắc bất kỳ bệnh lý nhiễm trùng nào;
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc liệu pháp điều trị có ảnh hưởng đến chức năng tủy xương.

2. Điều gì xảy ra với đối tượng chống chỉ định nhưng vẫn dùng vitamin B12?

Với những đối tượng chống chỉ định Vitamin B12, việc cố tình sử dụng có thể đưa đến nhiều tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Với người có cơ địa dị ứng, việc bổ sung B12 đường uống hoặc đường tiêm đều có thể gây ra các biểu hiện dị ứng, trong đó đặc biệt nguy hiểm là sốc phản vệ. Với người mắc bệnh Leber, việc bổ sung vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh thị giác và đưa đến mù lòa hoàn toàn. 

Theo các chuyên gia, nếu không phải đối tượng chống chỉ định của vitamin B12, việc bổ sung loại vitamin này theo đường uống là tương đối an toàn với điều kiện sử dụng đúng liều khuyến cáo. Vitamin B12 dạng tiêm thường được sử dụng trong điều trị những trường hợp thiếu hụt mức độ nghiêm trọng, tuy nhiên loại này có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Tiêu chảy nhẹ;
  • Ngứa, phát ban da;
  • Đau đầu, chóng mặt;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Phù phổi và suy tim sung huyết;
  • Huyết khối tĩnh mạch;
  • Sưng tấy tay chân;
  • Bệnh đa hồng cầu (một dạng ung thư máu hiếm gặp và có đặc điểm phát triển chậm).

Lưu ý: Một số tác nhân có liên quan đến việc giảm hấp thu hoặc giảm nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh. Do đó, việc bổ sung vitamin B12 có thể được chỉ định cho những người đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Colchicine;
  • Metformin;
  • Thuốc ức chế bơm proton;
  • Vitamin C;
  • Cloramphenicol;
  • Thuốc kháng histamin H2;
  • Acid Aminosalicylic.

Bên cạnh đó, việc bổ sung acid folic có thể ảnh hưởng đến vitamin B12, do đó bạn cần đảm bảo phải trao đổi với bác sĩ nếu đang dùng acid folic. Bạn có thể cần dùng vitamin B12 riêng biệt với các loại thuốc kể trên, chẳng hạn như dùng một liều vào buổi sáng và một liều khác vào buổi tối để đảm bảo có thể nhận đủ liều lượng vitamin B12.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Uống vitamin b12 vào lúc nào là tốt nhất?

Uống vitamin b12 vào lúc nào là tốt nhất?

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Truyền hoa quả bằng liệu pháp IV

Triệu chứng thiếu vitamin B

Triệu chứng thiếu vitamin B

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Vitamin B tổng hợp: Lợi ích, tác dụng phụ, liều lượng hợp lý

Các biểu hiện thiếu vitamin B9 của cơ thể

Các biểu hiện thiếu vitamin B9 của cơ thể

27

Bài viết hữu ích?