Zalo

Các dấu hiệu nhận biết sức đề kháng yếu cần biết

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Các tế bào bạch cầu, kháng thể và các thành phần khác gồm cơ quan và hạch bạch huyết, tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những người có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Vì vậy sức đề kháng của con người luôn là một vấn đề được quan tâm, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 thì việc nhận biết ra các vấn đề suy giảm hệ miễn dịch để có thể phòng ngừa và cải thiện là rất quan trọng. Vậy làm sao biết sức đề kháng mạnh hay yếu?

1. Phát hiện dấu hiệu sức đề kháng yếu như thế nào?

Có rất nhiều biểu hiện sức đề kháng yếu mà bạn cần lưu ý như sau:

Mức độ căng thẳng cao

  • Những người sau khi phải đối mặt với một sự kiện lớn, căng thẳng về công việc, gia đình với nhiều áp lực dễ dẫn tới stress quá độ, đây cũng chính là một dấu hiệu sức đề kháng yếu đi.
  • Nguyên nhân là do căng thẳng làm giảm tế bào lympho cơ thể, các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Mức độ tế bào lympho càng thấp thì bạn càng có nguy cơ nhiễm virus như cảm lạnh thông thường.

Dễ bị cảm lạnh

  • Việc một người hay có các triệu chứng hắt hơi, sụt sịt trong 2 và 3 lần cảm lạnh mỗi năm là điều hoàn toàn bình thường nhưng hầu hết mọi người sẽ hồi phục sau 7-10 ngày.
  • Tuy nhiên nếu bạn liên tục cảm lạnh dai dẳng mà không tự khỏi thì chính là một dấu hiệu sức khoẻ yếu và hệ miễn dịch đang gặp khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh
dấu hiệu sức đề kháng yếu
Dễ bị cảm lạnh cũng là một dấu hiệu sức đề kháng yếu

Thường gặp các vấn đề về tiêu hoá

  • Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang bị tổn hại. Nghiên cứu cho thấy gần 70% hệ thống miễn dịch nằm ở đường tiêu hoá. Các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi sống ở hệ tiêu hoá để bảo vệ đường ruột khỏi bị nhiễm trùng.
  • Lượng lợi khuẩn đường ruột hữu ích thấp có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm virus, viêm mãn tính và thậm chí là rối loạn tự miễn dịch.

Chậm lành vết thương

  • Da của bạn sẽ luôn chuyển sang chế độ kiểm soát thương tổn sau khi bị bỏng hoặc vết thương bằng cách đưa máu giàu dinh dưỡng tới để tái tạo làn da mỡi. Quá trình chữa lành này phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng nếu hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động chậm hơn, làn da của bạn không thể tái tạo thay vào đó vết thương kéo dài và khó lành hơn chính là biểu hiện sức đề kháng yếu.

Nhiễm trùng thường xuyên hơn

  • Nếu bạn đang phải chống chọi với các bệnh nhiễm trùng thường xuyên hơn thì chắc chắn hệ miễn dịch đang có vấn đề.
  • Nghiên cứu cho thấy dấu hiệu sức đề kháng yếu xảy ra khi người lớn bị nhiễm trùng tai nhiều hơn 4 lần/ năm hoặc viêm phổi 2 lần/ năm hoặc viêm xoang mãn tính hơn 3 đợt/ năm.

Luôn cảm thấy mệt mỏi

  • Việc bận rộn với công việc chắc chắn sẽ khiến bạn uể oải tuy nhiên nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn kiệt sức thì nên xem xét hệ thống miễn dịch liệu có đang gặp vấn đề hay không. Khi hệ miễn dịch gặp khó khăn thì mức năng lượng cũng sẽ thấp do cơ thể cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp năng lượng cho hệ miễn dịch nhằm chống lại vi khuẩn.
dấu hiệu sức đề kháng yếu
Có nhiều phương pháp giúp cải thiệndấu hiệu sức khỏe yếu 

2. Làm thế nào để cải thiện sức đề kháng trong cơ thể?

Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể thực hiện một số phương pháp để cải thiện sức đề kháng như:

Giữ vệ sinh tốt: Là một trong những cách dễ dàng nhất để người có hệ miễn dịch yếu giữ được sức khoẻ. Rửa tay là 1 bước quan trọng trong thực hành giữ vệ sinh, các thời điểm rửa tay như sau:

  • Trước, trong và sau khi chuẩn bị bữa ăn;
  • Sau khi hắt hơi, ho;
  • Trước và sau khi điều trị vết cắt hoặc vết thương hở ngoài da;
  • Sau khi tiếp xúc với người ốm;
  • Sau khi sử dụng hoặc giúp trẻ tắm;
  • Sau khi thay tã;
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc thức ăn, chất thải động vật;
  • Sau khi chạm vào rác;
  • Rửa tay đúng cách làm giảm đáng kể bệnh tật đặc biệt là bệnh truyền nhiễm ở người có hệ miễn dịch yếu.

Giữ khoảng cách với người bệnh: Người có hệ miễn dịch yếu không nên ở quá gần người cảm lạnh hoặc đang mắc bệnh nhiễm trùng. Virus và các bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần. Chúng cũng có thể lây lan qua những giọt bắn từ việc ho hoặc hắt xì.

Khử trùng đồ vật trong nhà định kỳ: Vi trùng có khả năng gây bệnh có thể sống trên một số bề mặt và vật dụng trong nhà như tay nắm cửa và điều khiển từ xa. Vì vậy việc khử trùng các đồ vật thường xuyên sử dụng trong gia đình cũng giúp giảm thiếu việc tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn gây bệnh.

Tiêm vaccine đầy đủ: Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêm mới hoặc tiêm nhắc lại một số loại vaccine cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vắc-xin Covid-19 trong đại dịch hiện nay. Vaccine có thể giúp phòng ngừa hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh tất

Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến một người dễ mắc bệnh hơn. Những người có hệ miễn dịch yếu nên thực hiện các bước để kiểm soát căng thẳng như tập yoga, thiền định, massage,… để cải thiện sức khỏe

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có tác động tương tự đến hệ miễn dịch như khi cơ thể căng thẳng vì thiếu ngủ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất của các tế bào bạch cầu, một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Mỗi người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày.

Ăn uống cân bằng và lành mạnh: Sẽ giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể của một người. Các khuyến cáo luôn đề nghị một chế độ ăn nhiều rau, trái cây và đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Tập thể dục thường xuyên: Giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, ngoài việc tăng cường sức mạnh còn giúp giải phóng endorphin làm giảm mức độ căng thẳng. Tuy nhiên người có hệ miễn dịch yếu nên cẩn thận đường cố gắng quá sức vì có thể làm hệ miễn dịch suy yếu hơn.

Tóm lại, hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp gồm các tế bào máu và cơ quan khác nhau giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh ngoại lai. Nếu một người nhận thấy họ thường xuyên nhiễm trùng hoặc nhạy cảm với thời tiết, hay căng thẳng, gặp các vấn đề tiêu hoá và vết thương lâu lành thì có thể là biểu hiện của sức đề kháng yếu.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Có cách nào làm chậm lão hóa da ở nam giới không?

Có cách nào làm chậm lão hóa da ở nam giới không?

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

Chăm sóc da mặt nên ăn gì để làm chậm lão hóa?

Có phải Vitamin C tăng sức đề kháng không?

Có phải Vitamin C tăng sức đề kháng không?

Làm sao để tăng sự dẻo dai cho cơ thể?

Làm sao để tăng sự dẻo dai cho cơ thể?

Cách đẩy nhanh quá trình tái tạo da?

Cách đẩy nhanh quá trình tái tạo da?

15

Bài viết hữu ích?