Đau đầu kinh niên là một hiện tượng đau đầu kéo dài từ 15 ngày trở lên, xuất hiện thường xuyên và duy trì ít nhất 3 tháng. Theo phân loại thì có 4 dạng đau đầu kinh niên thường gặp là:
Chẩn đoán đau đầu kinh niên dạng đau nửa đầu thường thì bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu một nửa, loại đau cảm giác căng thẳng hoặc kết hợp cả hai trong ít nhất 15 ngày hoặc hơn 1 tháng, kéo dài ít nhất 3 tháng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng đã từng trải qua ít nhất 8 ngày với các triệu chứng như đau đầu theo nhịp đập, đau đầu trung bình đến nặng. Cơn đau đầu kinh niên dạng này dễ tăng cường bởi hoạt động thể chất, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Với dạng đau đầu kinh niên căng thẳng mãn tính, sẽ có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau sẽ tăng dần khi trải qua tình trạng căng thẳng hoặc cảm giác thắt chặt mà không theo nhịp đập. Đau đầu dạng này không trở nên nặng hơn khi tham gia vào hoạt động thể thao. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, và thường xuyên có triệu chứng như buồn nôn.
Dạng đau đầu này kéo dài trong vài ngày. Cơn đau xuất hiện ở cả hai bên đầu và có cảm giác như đang bị nén hoặc thắt chặt, cơn đau không theo nhịp đập. Bệnh nhân thường trở nên nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, và có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn.
Đau xuất hiện chỉ ở một nửa đầu mà không thay đổi vị trí, duy trì suốt ngày mà không có khoảng thời gian nào không đau. Đau thường ở mức độ vừa phải, nhưng có thể trở nặng hơn vào một số thời điểm. Đau nhức nửa đầu liên tục thường đi kèm với đỏ mắt ở bên bị ảnh hưởng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, và có thể khiến sụp mí mắt.
Đối với bệnh lý đau đầu kinh niên, có nhiều nguyên nhân và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, cơn đau liên tục kéo dài suốt một tuần, người bệnh có thể sẽ phải cần đến việc sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm bớt những cơn đau âm ỉ. Đau có thể xuất hiện đột ngột và mang đến nhiều cảm giác khác nhau, có thể cơn đau cường độ âm ỉ hoặc đau nhói. Bệnh nhân bị đau đầu kinh niên có thể kèm theo triệu chứng như sốt, buồn nôn, co giật, khó nói, và dù đã thử nghiệm sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu, nhưng kết quả không đạt được.
Đa phần người bệnh thường chọn chữa đau đầu kinh niên bằng cách uống thuốc giảm đau.
Ngày nay, việc sử dụng thuốc tây trị đau đầu kinh niên ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, việc chữa đau đầu kinh niên thường hướng tới mục tiêu ngăn chặn cơn đau trước khi xuất hiện. Quan trọng nhất là người bệnh không nên tự ý tự mua thuốc chữa trị đau đầu kinh niên tại nhà.
Ngày nay, việc sử dụng các bài thuốc Đông Y, Y học cổ truyền cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa, các lương y đã có ghi chép về các bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên một cách cực kỳ chi tiết để sử dụng và lưu truyền đến ngày nay. Hãy tham khảo một số bài thuốc hiệu quả dưới đây.
Bài thuốc 1
Bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên vùng thái dương với các loại củ và thảo dược dễ dàng tìm kiếm và mua tại chợ hoặc các quầy thuốc Đông Y. Lấy 20g củ ráy dại, 15g sắn dây hoặc dây đỗ ván, 15g lá tía tô, 10g cúc hoa (hoặc 20g rau má), 15g rễ và cây cúc tần (hoặc diếp cá), và 10g hoa kinh giới. Trong trường hợp mồ hôi ra nhiều, thay thế lá tía tô bằng lá dâu; nếu nhức đầu đi kèm với chóng mặt, thêm 6g mần tưới (15 lá). Hãy sắc thuốc theo công thức trên và uống hỗn hợp này 2 lần trong một ngày.
Bài thuốc 2
Đây là bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên bằng cách xông hơi. Với các nguyên liệu dễ tìm và có thể tự thực hiện tại nhà. Nguyên liệu gồm 50g lá sả, 3 - 5 củ tỏi, 50g lá tía tô, 50g kinh giới, và 50g ngải cứu nấu với khoảng 4 - 5 lít nước, sau đó xông để kích thích ra mồ hôi. Bệnh nhân ngồi cạnh nồi nước xông, đồng thời trùm chăn kín. Trước khi xông, họ nên ăn cháo nóng; sau khi xông, cần lau người, thay quần áo sạch và ủ kín.
Bài thuốc 3
Thuốc đắp cũng là một trong số các dạng bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên vô cùng hiệu quả. Để chế biến thuốc đắp, sử dụng lá thầu dầu tía hoặc lá khoai nước, giã nát và đắp lên trán. Hoặc có thể sử dụng lá thanh táo, phối trộn với một lượng nước nhỏ, sau đó vò nát và đắp lên trán để kích thích quá trình ra mồ hôi, từ đó giảm nhẹ dần cơn đau đầu.
Bài thuốc 1
Dùng thuốc uống bao gồm 10g cúc hoa, 12g ngưu tất, 12g bạch chỉ, 12g câu đằng, 12g xuyên khung, 12g đương quy, 15g sinh địa, và 10g mạn kinh tử, sau đó sắc uống.
Nếu có triệu chứng đau nhói vùng tim, thêm vào 10g chỉ thực, 10g xương bồ, và 10g tinh tre để gia giảm. Trong trường hợp đau ở cơ và khớp, thêm 12g uy linh tiên. Đối với người béo phệ, bổ sung 12g trần bì và 12g bán hạ chế. Nếu gặp vấn đề mất ngủ, thì thêm vào 12g táo nhân sao đen.
Bài thuốc 2
Sử dụng 15g câu đằng, 10g mạch môn, 10g cúc hoa, 10g bạc hà (hoặc củ sả), 10g vỏ quýt, và 15g bán hạ chế để chế biến thành thuốc uống. Sử dụng trong thời gian 15 ngày.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do suy nhược thần kinh hưng phấn, và cũng có thể xuất phát từ rối loạn thần kinh thực vật và thần kinh chức năng. Hãy áp dụng bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên dưới đây nhé.
Bài thuốc 1
Bạn hãy sử dụng 15g tinh tre, 15g bán hạ chế, 15g vỏ quýt, 4g bạc hà (hoặc củ sả), 15g rau má hoặc hoa cúc, và 15g chỉ thực (vỏ quả chấp). Nếu gặp vấn đề mất ngủ, có thể thêm vào nhân hạt táo (sao đen) hoặc tâm sen, lá vông. Chế biến thành thuốc uống sử dụng khi còn ấm hoặc nóng.
Chữa đau đầu kinh niên bằng các bài thuốc dân gian là một trong phương pháp hiệu quả và được sử dụng lâu đời xưa nay. Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng đau đầu kinh niên, bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc này thì cần lưu ý một số vấn đề sau.
Trên đây là bài thuốc dân gian trị đau đầu kinh niên được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc này để điều trị đau đầu thì bạn nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ điều trị để được tư vấn đúng bài thuốc sử dụng.
29
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
29
Bài viết hữu ích?